Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích đình Yên Phú

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các khái niệm, thuật ngữ, các văn bản và nội dung về di tích, quản lý di tích. - Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động quản lý di tích đình Phú Yên.

Bố cục của luận văn

Văn bản của Đảng và nhà nước về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa

Qua đú xỏc định rừ quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cỏ nhõn và chủ sở hữu đối với DSVH, chỉ rừ những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh những người có công, xử phạt các hành vi vi phạm di tích; quy định trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo tồn DSVH. Thông tư này quy định nội dung, thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật, đồ thờ; thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích; tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương [64].

Những nội dung và khung phân tích quản lý di tích lịch sử - văn hóa Nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về DSVH

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ VHTT&DL để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về DSVH. Căn cứ vào những nội dung trên luận văn xác định khung phân tích bao gồm những vấn đề sau: Chủ thể trong công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Phú, nguồn lực tham gia quản lý, thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Phú, những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động quản lý, đó là những căn cứ để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Phú ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất 1. Tài chính

H – Thủ từ đình Yên Phú nói: Do điều kiện kinh tế, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp nên hệ thống cơ sở vật chất của di tích còn thiếu nhiều, trang thiết bị bàn ghế lâu ngày đã xuống cấp, hệ thống loa đài, âm thanh đã cũ, chưa có hệ thống đảm bảo an ninh, bình chữa cháy, nhà khác thì xuống cấp, đường vào di tích nhỏ, chưa có bãi đỗ xe…. Mặc dù di tích đã được đầu tư, tu bổ khang trang, tuy nhiên để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương, các cấp chính quyền cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến di tích như: tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí để đầu tư tu bổ, tôn tạo nhà khách, xây dựng thêm các công trình phụ trợ (nhà Thủ từ, lầu hóa vàng), các trang thiết bị trong di tích (âm thanh, camera an ninh, thiết bị phòng chống cháy nổ)…Chính quyền xã quan tâm đến quy hoạch lại hệ thống giao thông, đầu tư nâng cấp đường và lối vào di tích.

Hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Phú 1. Triển khai thực hiện và ban hành các văn bản quản lý

Quán triệt, giám sát, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương, của tỉnh về quản lí, tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cấp ủy, đơn vị; Giao Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các phòng: Nếp sống văn hóa và Gia đình, Quản lý Di sản văn hóa, Quản lý Văn hóa và các cơ quan đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại lễ hội, di tích; Kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; ngăn chặn việc tuyên truyền, quảng bá các hoạt động mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo đơn vị chuyên môn ban hành các văn bản về: Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; Tăng cường thực hiện các quy định về bảo vệ di tích, di vật khảo cổ trên địa bàn; Tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động lễ hội; Tăng cường hoạt động quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị và phòng chống thiên tai, cháy, nổ, trộm cắp tại các di tích trên địa bàn; Tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự, văn minh tại các khu di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; Tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao….

Đánh giá chung 1. Kết quả đạt được

Nguyên nhân của những hạn chế trên trước tiên là do nhận thức của một bộ phận nhân dân, một số chủ thể quản lý về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa còn chưa đầy đủ; nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất đầu tư cho di tích còn hạn chế; đội ngũ công chức cấp xã còn kiêm nhiệm nhiều và không có trình độ chuyên môn về quản lý di tích nên ảnh hưởng đến quá trình triển khai nhiệm vụ; sự tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường và xu thế hội nhập, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh dễ dẫn đến các nguy cơ về mai một, sai lệch bản sắc văn hóa, ảnh hưởng của thời. Trong nội dung chương 2, tác giả đã đi sâu đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Yên Phú trong bối cảnh chung ở tỉnh Ninh Bình, với những nội dung trọng tâm trong công tác quản lý di tích như: cơ chế phối hợp quản lý, nguồn lực tham gia quản lý di tích, việc ban hành và thực hiện các văn bản quản lý, công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, công tác tổ chức lễ hội, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý di tích.

Những yếu tố tác động đến quản lý di tích đình Yên Phú 1. Thuận lợi

Mặt khác, do phân cấp, phân quyền, căn cứ vào thực trạng bộ máy nhân sự cấp xã còn yếu và thiếu về số lượng, năng lực chuyên môn nên những nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao như xây dựng dự án, thẩm định các dự án bảo tồn, trùng tu di tích lịch sử văn hóa… chính quyền cấp xã còn chưa làm được. Trước thực trạng trên, những năm qua, ngành văn hóa đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa trong tỉnh bằng nhiều giải pháp như: Kiểm kê phân loại, xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích, trùng tu, tôn tạo và phục hồi di tích, khoanh vùng bảo vệ di tích, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật về Di sản Văn hoá.

Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích đình Yên Phú

Phát sinh những khó khăn mướng mắc về thẩm quyền, thủ tục phê duyệt tu bổ, tôn tạo di tích bằng nguồn vốn sự nghiệp, các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; các vướng mắc trong thực hiện Luật đầu tư công; Quy định về quản lý và sử dụng nguồn công đức; quy định về lập hồ sơ xếp hạng di tích…Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương rà soát, thống kê, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh về phân cấp thực hiện, cơ chế chính sách đối với người trông coi di tích, cơ chế chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Công tác tổ chức lễ hội tại các di tích cần được tổ chức theo đúng quy định và có nề nếp, các lễ hội diễn ra cần kết hợp hài hoà giữa phần lễ với phần hội tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, thể hiện sự tôn kính đối với các bậc tiền nhân và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân theo quy định của pháp luật, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau lễ hội.