MỤC LỤC
Phạm vi bảo hiểm thân tàu thường liên quan đến các rủi ro chính như chìm đắm, mắc cạn, đâm va, cháy nổ (Đâm va ở đây được giới hạn trong phạm vi: Đâm va giữa tàu với tàu, tàu với công trình kiến trúc được xây dựng trên biển, trên cảng…đâm va giữa tàu với các vật thể nổi, vật thể di động…) Phạm vi bảo hiểm thân tàu còn bao gồm tàu mất tích do mọi lý do, tàu hư hại do lỗi lầm của thuỷ thủ đoàn, do cướp biển…. • Miễn đền chung áp dụng cho các tổn thất khi xét bồi thường trừ tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận do 4 rủi ro chính gây ra (Theo ITC mức miễn đền là 15% số tiền bảo hiểm cho tổn thất thực tế, không cộng các tổn thất riêng, chung, chi phí tố tụng chi phí cứu nạn chi phí đề phòng hạn chế 1 vụ tai nạn để đạt mức miễn đền).
Đặc biệt, năm 2004 và 2005, BHDK VN đã có bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài như đồng bảo hiểm cho dự án xây lắp giàn khai thác của nhà đầu thầu KNOC tại Hàn Quốc, đồng bảo hiểm cho các mỏ PM3 CAA ở khu vực khai thác chung PM3 thuộc vùng chồng lấn giữa Malaysia – Việt Nam, bảo hiểm cho 03 giến khoan thăm dò ở Algeria, bảo hiểm đóng giàn khoan 90m nước của nhà thầu Keppel Fels ở Singapore. - Tiếp tục phát triển dịch vụ ngoài ngành, BHDK đã tích cực quan hệ với các tổng Công ty lớn như TCT điện lực Việt Nam, TCT than Việt Nam, TCT bưu chính viễn thông, Bộ giao thông vận tải, triển khai được nhiều dịch vụ bảo hiểm cho các dự án xây dựng lắp đặt như các dự án thuỷ điện Huội Quảng - Bản Chát, thuỷ điện Đồng Nai, thuỷ điện Sơn La, …, dự án Trung tâm hội nghị Quốc Gia, dự án Trục Cáp quang biển Bắc Nam, dự án cầu cần thơ, dự án xây dựng Quốc lộ 2, xây dựng nút giao thông Ngã Tư Sở, …. - PVI đã làm tốt công tác giám định và bồi thường cụ thể là các vụ tổn thất lớn đã được giải quyết nhanh chóng và thoả đáng như bồi thường cháy máy phát điện Aman 300.000 USD; Hàng hoá của Vietsoveptro 1,7 triệu USD; tổn thất đường ống dầu Ruby B 3,3 triệu USD; tổn thất máy chính tàu Sao Mai 617.000 USD; bồi thường cho Vietranschart 800.000 USD…Tổng số vụ bồi thường đã trả là 5.984 vụ với tổng số tiền bồi thường trên 10 triệu USD.
- Hiện nay, công ty đã thực hiện được kế hoạch dòng tiền một cách bài bản khoa học theo đúng quy trình ISO về quản lý đầu tư tài chính, sử dụng có hiệu quả đồng tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong Công ty, nhờ vậy tiền lãi thu được từ các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Công ty (ngoài các khoản cố định như quỹ dự phòng nghiệp vụ, vốn kinh doanh…) đạt được rất đáng kể. Năm 2006 Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên PVI đã nỗ lực phát huy và xây dựng văn hoá Công ty trên nguyên tắc đoàn kết để phát huy sức mạnh tổng thể của cả đơn vị, khuyến khích việc chia sẻ các giá trị, đặc biệt là giá trị tinh thần, kinh nghiệm sáng tạo và kiến thức của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, xây dựng quan điểm và thái độ làm việc của mỗi cán bộ theo các định hướng hội nhập, phát triển theo hướng vào chất lượng dịch vụ và khách hàng, đưa văn hoá Công ty vào mỗi sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho thị trường để tạo nên sự khác biệt ưu thế cho dịch vụ bảo hiểm của PVI.
Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua đóng tàu mới trong nước hoặc từ nước ngoài. Với đội tàu biển Việt Nam hiện nay và khả năng đóng tàu mới cũng như sữa chữa và đóng tàu, nếu như chúng ta bảo hiểm với mức phí hợp lý, tính toán đến nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn cả là mức độ rủi ro mà các nhà bảo hiểm phải gánh chịu thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm này chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều so với những gì đã diễn ra trong những năm vừa qua. Trước tình hình trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc cần bắt tay với nhau nhiều hơn để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi kết quả kinh doanh nghiệp vụ này đã quá xấu trong nhiều năm, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Công ty BHDK cũng như Phòng Bảo hiểm hàng hải đã tích cực bám sát khách hàng và đã dành được dịch vụ bảo hiểm thân tàu cho các tàu Vinafco, Cửu Long Gas, Phong Lan, và đặc biệt là tàu FPSO của PTSC.Kết quả này đạt được là do sự nỗ lực của các cán bộ khai thác đã khai thác triệt để các khách hàng lớn trong ngành như PTSC, VSP, PVTrans…đồng thời mở rộng khai thác khách hàng tiềm năng ngoài ngành. Khi nhận được thông báo tổn thất của khách hàng, cán bộ giải quyết khiếu nại kiểm tra các thông tin (thời hạn bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, mức khấu trừ, khách hàng đã thanh toán phí bảo hiểm hay chưa…), trong trường hợp ước tính tổn thất vượt mức quy định tự giám định hoặc tổn thất phức tạp, nguyờn nhõn chưa rừ ràng, xem xột trỡnh Giỏm đốc phê duyệt việc chỉ định công ty Giám định độc lập. Còn tại tổng công ty BHDK Việt Nam trong những năm gần đây các vụ tổn thất lớn đã được giải quyết dứt điểm như: giải quyết bồi thường vụ chìm tàu Mimosa với số tiền 2 triệu USD, vụ FPSO Ba Vì- monobuoy (6,8 tỉ đồng), cháy mũi khoang tàu Ba Vì (5,6) tỉ đồng, hỏng trụ giàn khoan tàu Phong Lan…Ngoài ra BHDK cũng đã giải quyết nhanh chóng thoả đáng, đúng luật một số vụ tổn thất lớn của khách hàng ngoài ngành như: Tàu Long Xuyên mắc cạn tại Pohang Hàn Quốc (10,4 tỉ), bồi thường chìm tàu Bạch Đằng Giang (10 tỉ đồng), sự cố máy chính tàu Apollo Pacific tại Singapore (3 tỉ đồng), bồi thường tổn thất tàu Long An của Vitranschatr (2,4 tỉ đồng), Sự cố tàu An giang 06 mắc cạn tại cảng Đà Nẵng,….
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 - Việc phối hợp xử lý công việc giữa các phòng ban và các chi nhánh trong công ty ngày càng chặt chẽ. - Thị trường bảo hiểm Việt nam nói chung và thị trường bảo hiểm thân tàu nói riêng tiếp tục có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm, kể cả sự cạnh tranh không lành mạnh, giành giật khách hàng truyền thống của nhau bằng mọi cách, làm mất ổn định hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ tới việc tái tục các Hợp đồng tái bảo hiểm cố định. - Ngành dầu khí trong các năm qua đã xảy ra một số vụ việc tiêu cực làm giảm không khí hào hứng, ảnh hưởng không nhỏ đến không khí làm việc chung của ngành Dầu khí và Công ty BHDK.
- Việc đào tạo, phát triển cán bộ, công tác quản lý chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh doanh, tạo sức ép công việc rất lớn lên toàn thể CBNV. - Tiếp tục thâm nhập vào các khu chế xuất, khu công nghiệp đóng tren địa bàn như KCN Nội Bài, Quang Minh, Sóc Sơn, Đài Tư,…và mở rộng ra các địa bàn lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,…. - Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới ĐL, TĐL thông qua các showroom, gara, cây xăng, ĐL điện thoại, Điểm rửa xe,…để phát triển BH xe cơ giới, xe gắn máy.
- Hoàn thiện khâu tổ chức khai thác, phân công địa bàn tránh tình trạng chồng chéo, cạnh tranh nội bộ; có cơ chế thích hợp nhằm tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh khu vực trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tránh sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống. Hướng dẫn, thúc đẩy các chủ tàu tuân thủ tốt các quy định đề phòng hạn chế tổn thất, làm cho họ thấy rừ tầm quan trọng của cụng tỏc này cũng như vai trò của họ trong công tác này, vì chủ tàu là người trực tiếp thực hiện việc đề phòng, hạn chế tổn thất. Ngoài ra công ty có thể cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo khảo sát ở nước ngoài trong thời gian ngắn để nâng cao kiến thức tích luỹ kinh nghiệm hoặc có thể mời các chuyên gia của các tổ chức bảo hiểm lớn có uy tín sang Việt Nam giảng dạy, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũng như tổ chức các cuộc hội thảo về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu.