MỤC LỤC
Xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư; phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông công cộng, kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao, sản xuất công nghiệp Bưu chính Viễn thông, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước. Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (ETC) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) có chức năng quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, cải tạo, nâng cấp mạng và các hệ thống thiết bị thông tin Viễn thông điện lực phục vụ công tác điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh của ngành điện lực Việt Nam.
Hà Giang là một tỉnh miền núi đá cao hiểm trở, địa hình phức tạp, thường bị ảnh hưởng của lũ quét, giao thông đi lại khó khăn phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Đông Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phí Tây giáp tỉnh yên bái và Lào cai, phía Bắc giáp tỉnh Cao bằng. Chính vì những đặc điểm trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế hoạch hoá phát triển mạng lưới Viễn thông Bưu điện tỉnh Hà Giang.
Điều này ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá của các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông nói chung và Bưu điện Hà Giang nói riêng vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sống (tiền lương) chiếm tỷ trọng lớn, tư liệu lao động là những thiết bị thông tin dùng để truyền đưa tin tức phải đồng bộ, công nghệ đầu tư lớn và phải phù hợp với. Còn trong ngành Bưu chính Viễn thông do đặc tính hoạt động sản xuất và tiêu dùng thì quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với quá trình sản xuất hoặc quá trình tiêu thụ trùng với quá trình sản xuất như trong đàm thoại bắt đầu đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất cũng kết thúc.
Với mạng truyền dẫn của Bưu điện tỉnh Hà Giang hiện nay đã đáp ứng yêu cầu của giai đoạn, góp phần quan trọng trong việc số hoá của mạng lưới Viễn thông của toàn Tỉnh, Đã hoạt động rất hiệu quả trong quá trình phục vụ nhiệm vụ chính trị cũng như sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Giang trong suốt quá trình 1993 đến 2000, là bước đột phá trong công cuộc số hoá mạng lưới trên địa bàn Tỉnh, là bước đệm cho việc hiện đại hoá mạng lưới của những năm đầu của giai đoạn 2000-2005. - Mạng truyền dẫn vi ba từ trung tâm Tỉnh đến các Huyện và khu vực trên toàn Tỉnh phải qua nhiều trạm trung gian nên tổng chi phí để cho các trạm này hoạt động là rất lớn (có trạm hoạt động từ năm 1996 đến nay chưa có điện lưới mà chỉ chạy máy phát điện), tốc độ truyền dẫn và chất lượng của mạng cần phải đầu tư thiết bị mới với tổng số vốn đầu tư rất lớn mới đáp ứng được nhu cầu hiện nay của toàn xã hội. Đồng thời hiện nay nhu cầu phát triển các dịch vụ Viễn thông khác như Internet đòi hỏi tốc độ truyền dẫn cao, thông tin di động đòi hỏi chất lượng đường truyền và số lượng đường truyền mỗi trạm tối thiểu một luồng, với xu thế phát triển tỏng đài vệ tinh tại các huyện để giảm trạm chuyển mạch trung gian thì mỗi tổng đài cấp huyện và khu vực tối thiểu phải có hai luồng truyền dẫn.
Mạng viễn thông thế hệ mới (NEXT GENERATION NETWORK-NGN) có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động bắt nguồn từ sự tiến bộ của công nghệ thông tin và các ưu điểm của công nghệ chuyển mạch gói và công nghệ truyền dẫn quang băng rộng. Trước năm 1994 cơ sở vật chất kỹ thuật của Bưu điện Hà Giang còn lạc hậu cũ kỹ mạng lưới Viễn thông còn sử dụng Tổng đài tự thạch, mạng dây trần trải dài từ trung tâm Bưu điện tỉnh đến các huyện phía Bắc, phía Tây (540 km) với địa hình vùng núi đá cao, hiểm trở khoảng băng dài, mưa gió, lũ quét hàng năm làm ảnh hưởng đến đường dây, thông tin thường xuyên mất liên lạc và thời gian kéo dài thậm chí mất liên lạc cả ngày. Bưu điện tỉnh Hà Giang là một đơn vị được Tổng công ty tập trung đầu tư từ năm 1994 theo kế hoạch của Tổng công ty cho các dự án thuộc mạng thông tin Hà giang, mạng thông tin phía Bắc, mạng thông tin phía Tây, mạng thông tin 256 số huyện Bắc mê, mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Bắc Quang, Việt Lâm theo cấu hình mạng lưới viễn thông được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế về địa hình đồng bộ về thiết bị, công nghệ được Bưu điện tỉnh Hà Giang trình Tổng công ty phê duyệt.
Đề nghị Tổng công ty thay thế các thiết bị có dung lượng lớn hơn cho tuyến vi ba Ngô Khê - Chiến Phố (Hoàng Su Phì), cổng trời Quản Bạ - Tùng Sán (Đồng Văn) để khắc phục nghẽn mạch thông tin cho các huyện phía Tây, phía Bắc. - Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bưu điện văn hoá xã Nậm Ty - Bưu điện văn hoá xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì) dài 12km được rẽ trên tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì. - Xây dựng mới tuyến cáp quang đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bắc Quang - Bằng hành (huyện Bắc Quang) dài 30km cho tổng đài Bằng Hành để đảm bảo phát triển và phục vụ khu căn cứ cách mạng của Tỉnh.
Bưu điện tỉnh được dùng nguồn vốn phân cấp đầu tư của đơn vị để sử dụng cho việc đầu tư mua sắm thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển mạng lưới thuê bao cho các mạng ngoại vi trung tâm huyện, thị và các khu vực kinh tế trọng điểm.
Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiệm vụ khai thác các dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn Tỉnh chủ động trong công tác tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường trong môi trường mới, thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch Tổng công ty giao và làm tốt công tác xã hội đối với địa phương. Những năm tới tiếp tục mở rộng thị trường trong tỉnh, nắm bắt được nền kinh tế từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn trong Tỉnh để phát triển các dịch vụ Bưu chính Viễn thông theo đúng hướng đầu tư hiệu quả vào các vùng thị trường tiềm năng phát triển mạnh, chú trọng khai thác các thị trường tiềm ẩn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kinh doanh tiếp thị sát với tình hình thị trường. Trong thời gian tới về mạng lưới viễn thông kế hoạch phát triển giai đoạn 2004 - 2005 trình Tổng công ty đầu tư mở rộng cả về số lượng và chất lượng thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, cáp quang hoá đến cả khu vực, điểm Bưu điện văn hoá xã, tại một số điểm như: Lũng Phìn (Đồng Văn), Mậu Duệ (Yên Minh), Quyết Tiến (Quản Bạ), Minh Tân, Đạo Đức (Vị Xuyên), Km26, Nà Trì (Xín Mần), Nậm Dịch, Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), Bằng Hành (Bắc Quang), Minh Ngọc (Bắc Mê) và mở rộng tổng đài khu vực cho Yên Biên, Minh Khai (thị xã Hà Giang).
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam) quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B có mức vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên đối với các dự án thông tin, từ 35 tỷ đồng trở lên đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông, quyết định đầu tư các dự án nhóm B và nhóm C của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Tổng cục (nay là Bộ).