Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy

MỤC LỤC

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Nói chung môi trường tự nhiên không tác dụng trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc vào môi trường tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, dich vụ. Trong trường hợp có sự thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính các địa phương, sự sát nhập hay tách ra của các Bộ ngành trong nền kinh tế sẽ có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn trả tín dụng của khách hàng đối với ngân hàng. Sự thiếu thiện chí của khánh hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng TDNH như kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Tác động của rủi ro tín dụng

Khi đã mất lòng tin của đối tác kinh doanh cũng như của những người gửi tiền thì tất nhiên thị phần của Ngân hàng đó sẽ bị giảm, nguồn huy động cũng giảm và do đó Ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng khó khăn. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi những người gửi tiền tại Ngân hàng có xu hướng rút tiền ra, nếu trong trường hợp đó Ngân hàng không có những biện pháp để xử lý tốt thì rất có thể Ngân hàng sẽ bị phá sản và sẽ gây ảnh hưởng xấu lan ra trong toàn hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế. Rủi ro tín dụng xảy ra làm Ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi được vốn để tiếp tục cho vay, do đó rủi ro tín dụng làm giảm vòng quay sử dụng vốn của Ngân hàng, giảm khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY

Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

    Ghi chú : Chỉ mối quan hệ chỉ đạo. Chỉ mối quan hệ tác nghiệp. tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro là thực sự cần thiết và luôn được lãnh đạo Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy quan tâm. Để có thể hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy thì các giải pháp phải được tiến hành trên cả hai mặt đó là phòng ngừa và xử lý rủi ro. Sau một thời gian nghiên cứu vấn đề này tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Các giải pháp chia làm hai nhóm: nhóm giải pháp có tính chất phòng ngừa rủi ro và nhóm giải pháp xử lý những rủi ro đã xảy ra. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan cũng được thể hiện trên hai mặt đó là những rủi ro có thể xảy ra và những rủi ro đã xảy ra. Những rủi ro có thể xảy ra tuy là những rủi ro tiềm ẩn nhưng trong nhiều trường hợp do có tính lặp lại nên người ta có thể tìm ra được quy luật của nó và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý. Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy, để phòng ngừa rủi ro cần thực hiện một số giải pháp như sau:. 1.1Thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng trước khi cho vay:. Sàng lọc khách hàng là việc ngân hàng tìm hiểu và đánh giá khách hàng để lựa chọn ra những khách hàng có đủ điều kiện cho vay. Sàng lọc khách hàng là công việc quan trọng không thể thiếu để ngăn ngừa những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngân hàng đầy rủi ro như hiện nay thì sàng lọc khách hàng càng phải được chú trọng. Sàng lọc khách hàng được thực hiện qua hai hoạt động: Phân tích đánh giá khách hàng và Thẩm định tính khả thi của dự án. Phân tích đánh giá khách hàng:. Khách hàng là người sử dụng và quyết định hiệu quả của việc sử dụng. phân tích đánh giá khách hàng là một biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng trong quá trình xét duyệt. Khi đánh giá khách hàng là các tổ chức, đơn vị kinh doanh, cán bộ tín dụng phải chú ý một số nội dung chủ yếu như sau:. a)Tư cách pháp nhân của khách hàng:. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có được ký kết hợp đồng vay vốn hay không. Theo luật pháp quy định, một đơn vị có đủ tư cách pháp nhân thì phải có đủ các giấy tờ sau:. - Quyết định thành lập doanh nghiệp. - Giấy phép kinh doanh. - Quyết định tổ chức. Từ các giấy tờ trên, cán bộ tín dụng sẽ có những đánh giá bước đầu về khách hàng như thành lập được bao lâu, hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào… để có đối chiếu với những phạm vi ngành nghề mà ngân hàng không được phép cho vay. b)Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng:. Khi đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng thì cán bộ tín dụng cần phân tích doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh, đây là hai chỉ tiêu quan trọng nói lên tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Doanh thu là chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Doanh thu càng lớn, đơn vị đó càng có điều kiện tăng thu nhập và mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ ngân hàng càng cao. Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Kết quả sản xuất kinh doanh càng cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả, sử dụng vốn vay đạt được mục tiêu đặt ra. Với những đơn vị này thì khoản vốn ngân hàng cho vay có đủ điều kiện thu hồi đúng hạn cao. Tuy nhiên, khi phân tích doanh thu của đơn vị thì cán bộ tín dụng cần xem xột rừ nguyờn nhõn doanh thu tăng lờn là do đõu và phải cú sự đối chiếu doanh thu qua một số thời kỳ. Vì trong một số trường hợp, doanh thu tăng lên chưa chắc do tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị tốt. c)Tình hình tài chính của khách hàng. Qua phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở chương II cho thấy, số nợ quá hạn thông thường cũng như nợ khó đòi tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh.Số nợ khó đòi về cơ bản vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm, nên đã xảy ra tình huống số nợ này cứ tồn tại năm này qua năm khác gây ra những tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Khi đến hạn trả nợ, khách hàng không tự giác trả nợ và lãi cho Ngân hàng thì Ngân hàng tiến hành trích tiền gửi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy để thu nợ, thu lãi hoặc nhờ thu qua ngân hàng bạn nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy không đủ để thanh toán toàn bộ và khách hàng có tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác, hoặc yêu cầu người bảo lãnh vay vốn trả thay.

    Đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, có nợ đọng kéo dài mặc dù Ngân hàng đã tiến hành các biện pháp để giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng có thể yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành Phố, hội đồng quản trị Tổng công ty 91 lựa chọn và quyết định cổ phần hoá các doanh nghiệp này, ngoài ra có thể tiến hành cho thuê, bán, khoán các doanh nghiệp Nhà nước. Sự quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, bởi lẽ điều kiện hoạt động của các Ngân hàng thương mại không giống nhau, nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình.