MỤC LỤC
Tăng thu cho NSNN trên cơ sở quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý các nguồn thu theo luật NSNN và các luật có liên quan đến NSNN, tránh tình trạng trốn thuế, nợ thuế hàng năm và các khoản thu khác của NSNN.Đây là việc làm rất cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, số doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều cùng với đó là nhiều thủ đoạn làm ăn ngày càng tinh vi.Cần phải có chính sách hợp lý để đào tạo đội ngũ chuyên môn quản lý NSNN cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.Có thể thấy rằng từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ cao cấp thì tích luỹ cho NSNN ngày càng tăng nên vốn cho đầu tư các hoạt động đầu tư phát triển cũng ngày càng tăng: năm 1991 mới chỉ là 15% tăng lên 23% vào năm 1995, tiếp tục tăng lên 35% vào năm 2000, đến năm 2005 đã là 39% và con số này có thể tăng lên đến 45% vào năm 2010.Đối với các công trình hạ tầng giao thông đường bộ thì cần có. Để phát triển tối đa hệ thống hạ tầng GTĐB thì cần phải huy động tối ta các nguồn lực và có những chính sách đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này.Để thực hiện được mục tiêu đó thì đến năm 2003, quốc hội đã thông qua luật Ngân Sách Nhà Nước sửa đổi; với việc ra đời của luật này là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra một sự thay đổi lớn trong quản lý ngân sách của Việt Nam.Thực hiện phân cấp quản lý NSNN, phân bổ NSNN một cách công khai và tạo điều kiện chủ động cho các địa phương, các ngành có được tính chủ động trong việc bố trí và sử dụng NSNN.Đây là bước đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.Mỗi một năm mỗi ngành mỗi địa phương lại có những kế hoạch vốn của riêng mình để phát triển trình lên chính phủ, chính phủ sẽ cùng với bộ tài chính và bộ kế hoạch- đầu tư sẽ tiến hành cân đối ngân sách trên cơ sở các mục tiêu đã được đặt ra để phân bố sao cho hợp lý. Đầu tư vào ngành GTVT tăng cũng có nghĩa là đầu tư vào XDCB GTĐB cũng tăng theo đó: năm 2003 là 4289.3 tỷ đồng, đến năm 2007 là 7552.7 tỷ đồng (tăng 3263.4 tỷ đồng tương đương 76.08%).Có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tư vào ngành GTVT.Dựa vào kết quả trên có thể nhận thấy rằng giao thông đường bộ đã và đang là huyết mạch giao thông chính của nền kinh tế và của đất nước nên luôn được khuyến khích phát triển.Vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB tăng tương đối nhanh như vậy một phần xuất phát từ chính sách hội nhập giao lưu kinh tế của Việt Nam,giai đoạn 2003-2008 là giai đoạn Việt Nam thúc đẩy quá trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và Việt Nam được coi là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới nhờ một nền chính trị ổn định.
Nhỡn vào bảng tổng hợp cú thế thấy rừ tổng vốn đầu tư từ NSNN nhà nước ngày càng tăng chứng tỏ nhà nước đang đầu tư rất có hiệu quả.Năm 2003 là 59629 tỷ đồng và tăng đều qua các năm đến năm 2007 là 96829 tỷ đồng (bằng 37200 tỷ đồng tương đương 62.3%- tốc độ tăng này là tương đối nhanh).GDP cũng tăng đèu qua các năm, từ năm 2003 đến năm 2008 thì GDP đã tăng được 417360 tỷ đồng tương đương với 74%.Nhìn vào hiệu quả của nền kinh tế và của đầu tư từ NSNN chúng ta cũng có thể nhận thấy những đóng góp của ngành GTĐB,vốn NSNN đầu tư vào hạ tầng GTĐB chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi NSNN hàng năm cho đầu tư phát triển hàng năm, để có thể đầu tư như vậy thì nhà nước cũng đã nhận ra được hiệu quả từ các nguồn vốn này là rất lớn nên đã duy trì đều đặn hàng năm cho đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB. Với địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 97%) thì vùng đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.Đây là vùng có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, có trục tam giác phát triển là Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh do đó NSNN thường ưu tiên phát triên cho vùng này.Chính vì vậy đây là vùng có tốc độ phát triển hạ tầng GTĐB nhanh với các tuyến đường quốc lộ thông suốt giữa các tỉnh ngày càng được hoàn thiện xoay quanh thủ đô Hà Nội.Tuy đã được đầu tư rất lớn từ NSNN( thường chiếm trên 25% tổng số vốn đầu tư hàng năm từ NSNN) tuy nhiên nhu cầu vốn vẫn là rất lớn, vừa phải phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho thủ đô Hà Nội lại vừa phải phát triển hệ thống đường quốc lộ liên hoàn giữa các tỉnh. Nằm trải dài từ biên giới quốc gia ở phía tây tới vùng biển phía đông, tiếp giáp với Lào và Campuchia tuy nhiên đây là vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh cũng như là khu vực phát triển tương đối chậm do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên cần phải có sự đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ một cách thích đáng mới có thể tăng được tốc độ phát triển.Tỷ trọng vốn đầu tư cho 2 vùng này là tương đối thấp, vùng bắc trung bộ là chiếm tỷ trọng từ 3.3-9.2% trong khi đó vùng duyên hải miền trung từ 1.9-11.53%.Đây là một tỷ trọng rất nhỏ so với diện tích của 2 vùng này,hơn nữa tỷ trọng đầu tư vào 2 vùng này đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây (năm 2008 vùng duyên hải miền trung chỉ chiếm 1.9% tổng số vốn đầu tư).
Hiệu quả thứ hai được xem xét đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.Hiệu quả của đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB đã gián tiếp làm tăng tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.Nhờ có hạ tầng GTĐB tốt nên trong thời gian qua việc giao lưu buôn bán và đi lại giữa các vùng được dễ dàng, hàng hóa được sản xuất ra dễ dàng đến tay người tiêu dùng, đóng góp lớn vào GDP hàng năm.Nhờ có hạ tầng GTĐB phát triển mà ngành du lịch cũng phát triển, đây là ngành đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội, cũng nhờ nó mà trong thời gian qua các nguồn vốn trong nước và ngoài nước liên tục được đầu tư vào Việt. -Do tốc độ phát triển phương tiện vận tải của nước ta trong thời gian qua diễn ra với tốc độ quá nhanh, tình trạng chở quá tải nhiều xuất hiện nhiều nơi khiến cho các tuyến đường xuống cấp nhanh chóng.Theo cục đường bộ Việt Nam thì vốn đầu tư bố trí cho duy tu, sửa chữa, bảo trì hệ thống hạ tầng GTĐB của nước ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% trong khi đó tốc độ phát triển của các phương tiện vận tải vuợt quá khả năng chịu đựng của hạ tầng đường bộ,chỉ tính riêng giai đoạn 2003- 2006 trung bình mỗi năm lượng xe tải tăng gần 3.5 lần, các xe thường chở quá 2 lần năng lực vận tải cho phép, và thường chạy trên các tuyến đường yếu nên càng làm gia tăng tốc độ hư hỏng của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. Thứ ba, Công tác kiểm soát, thanh tra và thanh toán vốn đầu tư cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, tình trạng lãng phí, thất thoát vẫn còn xảy ra ở nhiều công trình và tương đối phổ biến.Mặc dù đã có những sự thay đổi về quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án trong việc quản lý sử dụng vốn đầu tư nhưng thực tế cho thấy nhiều chủ đầu tư và ban quản lý dự án vẫn không làm tròn trách nhiệm kiểm tra về chất lượng và tiến độ thi công công trinh: nhiều công trình phải lui lại hàng năm so với kế hoạch trong khi đó vẫn có những công trình mới xây dựng xong đã hỏng nặng gây ách tắc giao thông, gây lãng phí vốn đầu tư.Nhiều công trình công tác lập và thẩm định không bám sát với tình trạng thực tế nhất là tình hình thị trường nguyên vật liệu nên nhiều công trình khi tiến hành xây dựng vốn thực hiện đã vượt xa so với dự toán ban đầu, gây khó khăn cho công tác thanh toán vốn cũng như kế hoạch chung của cả nước.
Thứ tám,Trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn hiều hạn chế chưa ứng dụng một cách có hiệu quả trong quá trình thi công, sử dụng và quản lý các công trình hạ tầng GTĐB.Các công nghệ hiện đại nhất của Việt Nam nhưng so với thế giới đã lạc hậu vài chục năm khiến cho chất lượng các công trình khi được xây dựng là không cao, nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và gây thất thoát lãng phí trong đầu tư.Một phần của nguyên nhân trình độ khoa học công nghệ trong đầu tư vào phát triển hạ tầng GTĐB là không cao vì đội ngũ cán bộ của ta còn thiếu năng lực nên không thể ứng dụng được các công nghệ hiện đại đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.