Nghiên cứu và xây dựng mô hình định nghĩa từ đồng nghĩa trong từ điển đồng nghĩa tiếng Việt phục vụ dạy và học

MỤC LỤC

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 1. Ý nghĩa lí luận

- Mô hình định nghĩa kiểu mới mà luận án đưa ra có thể được ứng dụng vào thực tế biên soạn các từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, tạo nên một loại từ điển đồng nghĩa hiện đại, chứa đựng những thông tin, tri thức đầy đủ, chính xác, giúp cho người sử dụng nắm bắt tốt hơn về vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt áp dụng mô hình định nghĩa kiểu mới này có tác dụng hướng tới người sử dụng, giúp đỡ và bổ sung cho việc dạy, học tiếng Việt trong nhà trường hay những người dạy, học tiếng Việt như một ngoại ngữ, cũng như phục vụ thiết thực cho những người quan tâm đến việc sử dụng tiếng Việt nói chung.

Cơ cấu của luận án

Dẫn nhập

Trong chương này, chúng tôi tập trung vào hai nhiệm vụ chính: tổng quan về các mô hình định nghĩa trong từ điển đồng nghĩa đã có trên thế giới và ở Việt Nam; nêu những vấn đề lí thuyết có liên quan đến luận án để xác định và xây dựng khung lí thuyết cho các nghiên cứu của luận án. Đây chính là những cơ sở cần thiết để chúng tôi tiếp tục triển khai nội dung nghiên cứu ở những chương tiếp theo của luận án.

XOẮN

Cơ sở lí thuyết 1. Nghĩa của từ

Các từ đồng nghĩa là những từ đối lập nhau chỉ theo những đặc trưng ngữ nghĩa mà trong những ngữ cảnh nhất định trở thành không cơ bản (điều đó quy định khả năng thay thế lẫn nhau của các từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh này). Do số lượng các yếu tố ngữ nghĩa trùng nhau ở các từ khác nhau là không như nhau nên có thể thấy mức độ đồng nghĩa đối với các từ khác nhau là khác nhau. Một số từ cực kì gần gũi về mặt ý nghĩa được gọi là những từ cùng nghĩa. Trường hợp đặc biệt của từ cùng nghĩa là các từ đồng nghĩa tuyệt đối. Trường hợp các từ đồng nghĩa khác có mức độ giống nhau về ý nghĩa kém hơn trường hợp trên thì đó là những từ gần nghĩa.)” [59, tr.98]. + “Chân dung từ điển học” (các trình bày mang tính tích hợp Từ điển học) về các từ. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên lí về tính tích hợp của các miêu tả ngôn ngữ, cùng với khái niệm “chân dung từ điển học” – những nguyên lí và khái niệm giữ vai trò chủ đạo trong mô hình định nghĩa từ điển đồng nghĩa kiểu mới mà chúng tôi giới thiệu và nghiên cứu. Nguyên lí về tính tích hợp của các miêu tả ngôn ngữ. Theo tác giả Lý Toàn Thắng thì nguyên lí này lần đầu tiên được nói đến ở Nga từ khá lâu trong bài báo nổi tiếng của viện sĩ L.V. Щерба) (“Về ba bình diện của các hiện tượng ngôn ngữ và về thực nghiệm trong ngôn ngữ học” in năm 1931), cụ thể là trích đoạn sau: “Từ điển và ngữ pháp được biên soạn tốt phải bao quát được mọi tri thức về ngôn ngữ đã cho.

Đối tượng và phương thức khảo sát 1. Đối tượng khảo sát

Cụ thể, chúng tôi chọn ba dãy đồng nghĩa thực từ: tính từ, danh từ, động từ giống nhau cùng xuất hiện ở các cuốn từ điển, và ưu tiên cho những dãy đồng nghĩa có số lượng nhiều, bởi số lượng từ có trong dãy càng nhiều thì càng đòi hỏi sự tinh tế trong việc xử lí và nhận diện nghĩa từ của người biên soạn từ điển. Lí do chúng tôi lựa chọn như trên là bởi vì: (i) Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là các đơn vị đồng nghĩa từ vựng (thực từ); (ii) Trong các cuốn từ điển đồng nghĩa, các đơn vị đồng nghĩa chủ yếu là các thực từ (hư từ chiếm số lượng rất ít), trong thực từ thì các từ loại danh từ, động từ, tính từ lại chiếm vị trí chủ đạo. Trên cơ sở “Các thế đối lập ngữ nghĩa phổ biến của các đơn vị trong dãy đồng nghĩa” của tác giả Nguyễn Đức Tồn (mục 1.3.2.5. trong chương 1), luận án sẽ đối chiếu các từ trong dãy đồng nghĩa, để từ lời định nghĩa tìm ra sự giống và khác nhau giữa các từ đồng nghĩa.

Lời định nghĩa trong mô hình định nghĩa truyền thống ở từ điển đồng nghĩa tiếng nước ngoài và tiếng Việt

Như từ coterie (bè) có dung lượng ý nghĩa lớn hơn từ chapelle (nhóm) vì theo tác giả từ chapelle (nhóm) là từ đồng nghĩa của từ coterie (bè), và chỉ thường dùng để nói về một nhóm văn học; từ gang (băng) có dung lượng ý nghĩa lớn hơn từ clique (bọn), bande (lũ) vì theo tác giả ngoài nghĩa như từ clique (bọn), bande (lũ), từ gang (băng) còn hàm chỉ những cá nhân đáng nghi ngờ và không một chút ngại ngùng, giống như mafia (hoặc MAFFIA), liên quan đến một hội kín; hay từ clique (bọn), bande (lũ) có dung lượng ý nghĩa rộng như nhau khi từ clique (bọn) là một từ mang nghĩa xấu rừ ràng, nú chỉ một bố những người tập hợp lại với nhau để õm mưu và thực hiện những hành vi ít tử tế, còn từ bande (lũ) (theo tác giả) là từ đồng nghĩa của từ clique (bọn) (và không có sự khu biệt gì thêm, nghĩa là giống nhau hoàn toàn). Về phương diện ý nghĩa lô gích – sự vật tính, tác giả đã nêu được từ coterie (bè) có ý nghĩa rộng hơn cả (vì đã được tác giả xác định là từ trung tâm), đồng thời cũng chỉ ra được một số từ trong dãy đồng nghĩa trên có dung lượng ý nghĩa lớn hơn hay bằng nhau khi so sánh (coterie (bè) lớn hơn chapelle (nhóm); gang (băng) lớn hơn bande (lũ), clique (bọn); bande (lũ) bằng clique (bọn)). Tác giả chỉ ra từ throng (đám đông) trong dãy đồng nghĩa trên chỉ sử dụng trong văn viết; các từ mob (đám đông hỗn tạp), crush (đám đông người chen lấn nhau), rabble (đám đông lộn xộn) thường mang ý nghĩa không đồng tình; riêng từ horde (đám người) thì chỉ đôi khi mang nghĩa không đồng tình, mà chưa chỉ ra được từ trung tính hay từ có khả năng kết hợp rộng nhất trong dãy là từ nào (vì không xác định từ trung tâm).

Nguyễn Văn Tu đã khẳng định phương pháp định nghĩa cho các dãy từ đồng nghĩa trong công trình của mình: “(…) chủ yếu chúng tôi dùng cách thứ hai (cách thứ hai theo cách gọi của tác giả, còn là phương pháp thứ nhất theo cách gọi trong luận án này của chúng tôi), (…) lấy từ trung tâm để cắt nghĩa những từ cùng nhóm rồi thêm những chỗ khác nhau về sắc thái tu từ học, về sắc thái ý nghĩa,… Nhưng trong thực tế, nếu chỉ máy móc theo phương pháp trên thì không phù hợp với mọi nhóm từ đồng nghĩa (…).” [115, tr. Thông qua việc phân tích dãy đồng nghĩa này, có thể rút ra một số điểm lưu ý như sau: Về phương diện phong cách – biểu cảm, đặc điểm kết hợp và đặc điểm cú pháp, phạm vi sử dụng của từ, trong dãy đồng nghĩa này tác giả đã vận dụng nhưng chưa triệt để, có từ là từ địa phương được tác giả chú (rinh), có từ cũng là từ địa phương nhưng tác giả lại không chú (khênh).

Tiểu kết

“tiếp thu” dường như có phần lạm dụng từ điển của Nguyễn Văn Tu (đồng nghĩa với việc tiếp thu cả những nhược điểm) khiến cho cuốn từ điển này không những không có một bước đột phá về chất lượng lời định nghĩa mà còn là một bước thụt lùi so với thời đại (vì cuốn từ điển của Nguyễn Văn Tu ra đời từ những năm 80 của thế kỉ trước). Qua phân tích, chúng tôi thấy rằng các cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng nước ngoài và tiếng Việt với mô hình định nghĩa truyền thống, trong đó thành phần lời định nghĩa chỉ sử dụng riêng biệt một phương pháp định nghĩa (mà không có sự kết hợp cả hai phương pháp định nghĩa) trong một cuốn từ điển. Như vậy, việc lựa chọn, ứng dụng phương pháp định nghĩa tối ưu nhất trong lời định nghĩa để có thể khu biệt nghĩa của các từ trong dãy đồng nghĩa ở một cuốn từ điển đồng nghĩa chính là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của mô hình định nghĩa mà tác giả áp dụng.

Dẫn nhập

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH NGHĨA KIỂU MỚI CHO TỪ ĐIỂN ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT.

Giới thiệu mô hình định nghĩa kiểu mới cho từ điển đồng nghĩa của tác giả Apresjan Ju.D

Vùng này là bản thân dãy đồng nghĩa, nghĩa là nhóm các từ mà trong ý nghĩa của chúng có một bộ phận chung đủ lớn. Nếu từ mà có nhiều nghĩa thì sẽ có chú thích bằng con số để chỉ ra nghĩa thứ mấy.