MỤC LỤC
Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 2007 đã nhấn chìm toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu và ngành ngân hàng là một trong những ngành đã phải chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Cũng từ cuộc khủng hoảng trên, vai trò của thanh khoản được quan tâm đúng mực hơn khi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã chỉ ra một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng chính là thanh khoản – một vấn đề đã bị bỏ qua phần lớn trong quá khứ (BIS, 2008). Khả năng thanh khoản của ngân hàng là khả năng có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng cho nhu cầu tức thời về tiền như rút tiền gửi, giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết, trả chi phí hoạt động và các nhu cầu sử dụng tiền khác mà không phải chịu tổn thất quá lớn (BIS, 2008).
Ở Việt Nam, những năm trở lại đây mặc dù tình trạng thanh khoản của các NHTM đã bớt căng thẳng và ổn định hơn thể hiện ở mặt bằng lãi suất huy động không quá cao nhưng vẫn có những thời điểm tình hình thanh khoản bất ổn. Vì các lý do nờu trờn và hiểu rừ những đặc thự nhất định cũng như vai trũ quan trọng là cung cấp vốn và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của hệ thống ngân hàng nên tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” để nghiên cứu. Nhưng trong quá trình tổng hợp, do hạn chế về việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam, có các ngân hàng không trình bày đầy đủ chỉ tiêu ở một số giai đoạn.
Nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi, thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ, các khoản thu tín dụng, tiền từ việc bán tài sản kinh doanh, vay mượn từ thị trường tiền tệ. Những hoạt động tạo ra cầu thanh khoản bao gồm: khách hàng rút tiền gửi, khách hàng đề nghị vay vốn, thanh toán các khoản phải trả, chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, thanh toán cổ tức cho cổ đông (Nguyễn Bảo Huyền, 2016). Đánh giá tốt trạng thái thanh khoản cùng những quyết định đúng lúc của nhà quản trị giúp cho ngân hàng một mặt tận dụng tốt nguồn vốn nhàn rỗi để tìm kiếm lợi nhuận, mặt khác giúp nâng cao, giữ vững uy tín của ngân hàng và tránh được rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp (Vũ Thị Hồng, 2015). ❖ Hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền huy động được nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Các chỉ số đo lường khả năng thanh khoản sử dụng dữ liệu từ các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng như tổng tài sản, cho vay khách hàng, tiền gửi khách hàng, dư nợ cho vay để xác định xu hướng và khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Trong lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn và đệm thanh khoản (Inventory. theory of capital and liquidity buffer), Baltensperger (1980) cho rằng số lượng tài sản thanh khoản ngân hàng nắm giữ phản ánh chi phí cơ hội là lợi nhuận từ các khoản cho vay. Đa số các nghiên cứu trước đây của các tác giả nước ngoài như Lucchetta (2007), Delechat & cộng sự (2012) cũng cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Nhưng khác với các nghiên cứu trước là tác giả tập trung vào các ngân hàng ở cộng hòa Séc trong hai giai đoạn trước và trong khủng hoảng kinh tế thế giới 2001 – 2009 để thấy rừ được tầm ảnh hưởng của cỏc yếu tố nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng này.
Tương tự, nghiên cứu của Delechat & cộng sự (2012) cũng có sự đề cập đến các biến vĩ mô khi chỉ ra rằng có mối tương quan giữa thanh khoản và quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời, vốn hóa, phát triển tài chính và đô la hóa tiền gửi thông qua mô hình OLS, GMM kiểm định 96 ngân hàng khu vực Trung Mỹ giai đoạn 2006 – 2010. Cùng sử dụng chung phương pháp hồi quy OLS và khắc phục bằng kiểm định GMM, Moussa (2015) lại chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, lợi nhuận và tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối tương quan nghịch biến với khả năng thanh khoản. Khác với 3 nghiên cứu trước không có sự đề cập đến yếu tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng, nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) sử dụng mô hình hồi quy REM với dữ liệu 29 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018 có xét đến yếu tố vĩ mô là tăng trưởng kinh tế và kết quả cho thấy biến này có tác động ngược chiều với tỷ lệ thanh khoản, cùng kết quả là biến quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
Qua đó xác định các yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng bao gồm: Quy mô ngân hàng; Tỷ lệ vốn chủ sở hữu; Khả năng sinh lời; Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; Tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ tiền gửi; Tỷ lệ cho vay; Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ thất nghiệp.
Khả năng sinh lời (ROE) được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân, phản ảnh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Những khoản nợ xấu khó thu hồi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và làm giảm thu nhập của ngân hàng do không thu được gốc và lãi từ người đi vay nhưng vẫn phải trả lãi tiền gửi cho người gửi tiền. Trong thời kỳ kinh tế bất ổn, ngân hàng sẽ hạn chế rủi ro hoạt động bằng cách cho vay ít đi và khách hàng sẽ có xu hướng tiết kiệm thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng (Moussa, 2015).
Theo Aspachs và cộng sự (2005), ngược lại trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các cơ hội cho vay không nhiều và rủi ro tín dụng tăng nên các ngân hàng hạn chế cho vay và nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản. Do đó các tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng hạn chế cấp tín dụng trong thời gian này dẫn đến số lượng tài sản thanh khoản ngân hàng nắm giữ tăng khi lạm phát tăng (Fola, 2015). Tỷ lệ thất nghiệp tăng khiến nhu cầu đi vay giảm, các ngân hàng hạn chế cho vay vì khách hàng không đủ điều kiện được vay và rủi ro khách hàng không trả được nợ cao.
Thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, giúp hạn chế được các khuyết tật của mô hình, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn. Trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao (lớn hơn hoặc bằng 0.8), đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến khiến ước lượng không hiệu quả và kết quả không đáng tin cậy. Có ba mô hình hồi quy dữ liệu bảng cơ bản là mô hình bình phương bé nhất dữ liệu gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model/ FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model/ REM).
Thành phần của wit bao gồm thành phần tác động ngẫu nhiên £i (random effect) thể hiện đặc trưng của từng đơn vị chéo và vitlà hạng nhiễu không tương quan lẫn nhau giữa các biến. Nếu mô hình tồn tại một trong hai hoặc cả hai khuyết tật phương sai thay đổi và tự tương quan thì tiến hành khắc phục mô hình nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp GLS để ước lượng lại mô hình được chọn. Bước 1: Tác giả sẽ tiến hành lược khảo lý thuyết nền liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng thanh khoản của các NHTM để làm cơ sở xác định các biến và xây dựng mô hình.
Để bảo đảm kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tác giả tiến hành các kiểm định có liên quan như kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi.