Hoàn thiện Cơ chế Cho thuê Tài chính Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp

MỤC LỤC

Các phương thức cho thuê tài chính

Tuy nhiên, vì hợp đồng ký giữa bên cho thuê và bên thuê thứ nhất vẫn còn hiệu lực nên bên thuê thứ nhất vẫn có nghĩa vụ trả tiền thuê và phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra đối với tài sản. Đối với phương thức này, số tiền thuê thường không thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm giao kết hợp đồng và khi chuyển giao quyền sở hữu, bên thuê chỉ phải thanh toán theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của tài sản tại thời điểm chuyển giao.

Lợi ích của hoạt động cho thuê tài chính .1 Lợi ích đối với nền kinh tế

Thông qua nghiệp vụ bán và tái thuê, các doanh nghiệp có thể chuyển nguồn tài sản cố định thành tài sản lưu động hay chuyển dịch vốn đầu tư cho các dự án kinh doanh khác có hiệu quả cao hơn trong khi vẫn duy trì được hoạt động đầu tư hiện hành vì tài sản vẫn được tiếp tục sử dụng. Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) khi chào bán sản phẩm của mình trên thị trường đều mong muốn bên mua sẽ trả đủ tiền để nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) có vốn lưu động, tạo cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả các chủ thể muốn mua thiết bị đều có đủ khả năng về tài chính hoặc trong trường hợp có doanh nghiệp đủ khả năng về tài chính nhưng họ không muốn đầu tư một số tiền này để làm vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh).

Hạn chế của việc thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính

- Thông qua cho thuê tài chính, các nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) có thể bán thiết bị cũ, nhập thiết bị mới hay nhận được lời khuyên nên áp dụng trình độ công nghệ ở mức nào cho phù hợp với doanh nghiệp, thị trường và môi trường kinh tế vĩ mô.

CƠ CHẾ CHO THUÊ TÀI CHÍNH .1 Định nghĩa

    Ngay trong điều 1 của Luật kinh doanh cho thuê Hàn Quốc, mục đích hỗ trợ đối với hoạt động cho thuờ đó được quy định rừ: “Mục đớch của đạo luật này là ủng hộ việc đầu tư vào thiết bị của các công ty công nghiệp nhằm giúp đỡ phát triển nền kinh tế quốc dân thông qua việc hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của công nghiệp cho thuê và bằng cách điều chỉnh hợp lý hoạt động của nó”. Sử dụng cho thuê tài chính hay hình thức khác thì quyền lợi pháp lý của doanh nghiệp vẫn vậy, trong khi cho thuê tài chính lại có nhiều ưu điểm hơn các hình thức tài trợ thông thường, như: tỷ lệ tài trợ cao, không yêu cầu tài sản thế chấp (luật của Hàn Quốc không cho phép các công ty cho thuê yêu cầu thế chấp, trừ trường hợp tình trạng tài chính của doanh nghiệp đi thuê quá xấu, và ngay cả trong trường hợp đó, mức thế chấp đối với mỗi giao dịch cũng bị khống chế không vượt quá 5% chi phí mua thiết bị cho thuê), ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt trong thanh toán tiền thuê,..nên cũng dễ hiểu làm sao cho thuê tài chính lại được ưa thích hơn.

    TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM .1 Tình hình hoạt động của các công ty CTTC và thị trường CTTC tại

    Những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho thuê tài chính Việt Nam

    Thứ hai, mạng lưới hoạt động của các công ty cho thuê tài chính mới chỉ có mặt tại một vài trung tâm kinh tế lớn, chưa trải rộng trong cả nước cũng như chưa có sự phối hợp với các ngân hàng thương mại để có thể quảng bá hoặc bán trọn gói sản phẩm. Thứ năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam phần lớn còn yếu kém về năng lực sản xuất, trình độ quản lý, tính khả thi của dự án thiếu thuyết phục (do đa số là doanh nghiệp hộ gia đỡnh, tỡnh hỡnh tài chớnh khụng rừ ràng, doanh nghiệp mới thành lập..).

    THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM .1 Qúa trình hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam

    Một số tồn tại hạn chế của cơ chế cho thuê tài chính

    Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp quyền, lợi ích của chủ sở hữu tài sản cho thuê tài chính vẫn chưa được bảo vệ thỏa đỏng, chưa rừ ràng, vớ dụ như: tài sản cho thuờ tài chớnh bị ỏp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc bị tịch thu do bên thuê tài chính vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật hình sự hoặc khái niệm “bên thứ ba” có bao gồm cơ quan công quyền không, vì nếu xác định “bên thứ ba” bao gồm cả cơ quan công quyền thì thứ tự thanh toán giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân phải được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về mặt lợi ích. Nếu quy định này được áp dụng trong trường hợp tổng số tiền thuờ thấp hơn giỏ trị của tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng thỡ rừ ràng, phỏp luật chỉ bảo đảm cho khả năng thu hồi tiền thuê của bên cho thuê chứ không bảo đảm khả năng thu hồi nguồn vốn cấp tín dụng, không phù hợp với nguyên tắc cấp tín dụng và do đó, không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của bên cho thuê. Trong khi đó, theo Quyết định 731/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 15/6/2004 ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính thì đối với hoạt động cho thuê vận hành, nghĩa vụ thuế (có liên quan đến nghĩa vụ trích khấu hao tài sản cố định) của công ty cho thuê tài chính được thực hiện theo quy định của Bộ tài chính.

    Cần nhận thức rằng đây là ngành kinh doanh có nhiều triển vọng, kênh dẫn vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ thiếu điều kiện vay vốn ngân hàng (Nhà nước đang ủng hộ mạnh cho các doanh nghiệp loại này, thời gian qua doanh nghiệp loại này được thành lập rất nhiều theo Luật doanh nghiệp), mang lại lợi ích thiết thực đối với nền kinh tế nói chung.

    ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

    Một biện pháp lâu dài để quản lý dễ dàng hơn cho thuê tài chính ở Việt Nam có thể đưa ra là các cơ quan chức năng nên nghiên cứu ban hành “Luật cho thuê tài chính” hay “Luật khuyến khích công nghiệp cho thuê tài chính” (theo kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp cho thuê tài chính phát triển).Tạo được một văn bản pháp quy cụ thể và chi tiết sẽ khiến các doanh nghiệp không bị lúng túng trong vấn đề pháp lý của hoạt động cho thuê tài chính, cũng thuận lợi hơn cho cơ quan chức năng khi xử lý vi phạm, không phải dẫn chiếu đến văn bản này hay văn bản khác. Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đối với các công ty cho thuê tài chính nhà nước, sự giúp đỡ hỗ trợ của Ngân hàng mà công ty đó trực thuộc là hết sức quan trọng, cụ thể như có những hỗ trợ về vốn cả ngoại tệ và nội tệ; Các bộ phận chức năng như Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng quản lý tín dụng, Phòng thanh toán nhập khẩu có những hỗ trợ về mặt nghiệp vụ, có ưu đãi về biểu phí, mức ký quỹ.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VIỆT NAM

    Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có chức năng trong việc ban hành những quy định liên quan đến hoạt động CTTC

    Theo tôi, nên chăng cần thiết phải sửa đổi Điều 73 Luật các tổ chức tín dụng theo hướng loại trừ bất động sản trong danh mục đối với hoạt động cho thuê tài chính, như vậy mới góp phần làm cho thị trường cho thuê tài chính phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, để tạo ra khả năng đầu tư tốt hơn cho nền kinh tế, có lợi cho các doanh nghiệp trong kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làm được điều này, các ngân hàng và nhất là các NHTMCP sẽ tiếp cận được nhiều hơn số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng sẽ đa dạng hoá hơn đối tượng cho vay, ngành cho vay, phân tán được những rủi ro tín dụng tại các NHTMQD, riêng NHTMCP có điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng thông qua thẩm định dự án đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định tình hình thị trường, giải quyết vốn đầu ra hiệu quả, linh hoạt hơn trong việc cấp tín dụng mà vẫn đảm bảo an toàn vốn; ngược lại các doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn khi tiếp cận sự nguồn vốn từ ngân hàng mà không cần phải có tài sản bảo đảm.

    Một số giải pháp cho các Công ty CTTC Việt Nam

    Hơn nữa, Chính phủ và các bộ chủ quản nên có những văn bản, thông tư hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng bản sao công chứng đăng ký sở hữu để việc lưu hành phương tiện thuê tài chính được lưu hành thuận lợi hơn. Ngoài ra, để hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính thì về phía các công ty cho thuê tài chính và các doanh nghiệp đi thuê cũng cần có những giải pháp thích hợp thì mục đích của việc hoàn thiện mới có hiệu quả.