MỤC LỤC
Hiện nay, xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN. Theo Lê Quân (2017), quan hệ sở hữu vốn đan xen nhau giữa các ngân hàng dẫn tới khó khăn trong việc quản lý nợ xấu, các ngân hàng đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động vốn (phát triền theo chiều rộng) dẫn tới tình trạng cạnh tranh quyết liệt trong tín dụng, các ngân hàng nâng cao tiện ích sản phẩm dịch vụ, phát triển hệ thống ngân hàng điện tử, nhưng vẫn chưa quản lý hiệu quả các công tác quản lý làm dẫn tới việc phát triển quy mô chưa thực sự hiệu quả, làm tốn kém những chi phí không cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích và đo lường những yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của hệ thống Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTMCP) Việt Nam để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao khả năng sinh lời của hệ thống NHTMCP là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
Thấy được tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn đề tài: “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM”, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng qua dữ liệu thu thập giai đoạn 2008-2019. Luận văn chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 đến 2019 vì trong giai đoạn này các ngân hàng đều có những biến động lớn về chính sách lãi suất, tín dụng cũng như những bước đột phá mới trong lĩnh vực kinh doanh có điều. Từ khoảng thời gian Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát vào năm 2008 – 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cụ thể là khủng hoảng tài chính tại Mỹ, dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp, doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm đòn bẩy nợ, thị trường chứng.
Đây là khoản thời gian vừa khó khăn vừa thách thức, nên khi nghiên cứu khoảng thời gian này sẽ nhìn thấy được nhiều bài học cho việc kinh doanh ngành ngân hàng (Số liệu tổng hợp từ BCTC của NHNN giai đoạn 2008 – 2019). Luận văn sử sụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh dữ liệu từ các báo cáo của ngân hàng, lập bảng biểu và biểu đồ để so sánh sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và các NHTMCP Việt Nam.
Từ tính cấp thiết của đề tài với những mục tiêu đặt ra, tác giả sẽ dựa vào số liệu thu thập được trong thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng phương pháp phân tích và các mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTMCP trong khoảng thời gian nghiên cứu. Thông qua đó, bài luận văn đưa ra các giải pháp cho NHTMCP tham khảo.
Tính tới thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTMCP, có thể nói đến: Hệ thống phân tích CAMELS được xây dựng ở Mỹ năm 1980 bởi Ủy ban giám sát thanh toán quốc tế với một trong những mục tiêu là đánh giá KNSL của NH. Quy mô tài sản càng lớn thì NH đạt được KNSL cao hơn do lợi thế về quy mô (sự cao hơn về số lượng sản phẩm, đa dạng hình thức cho vay hơn những NH nhỏ giúp NH có thể giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và dễ dàng huy động tiền gửi với chi phí thấp từ khách hàng) quy mô như vậy gọi là quy mô kinh tế. Tuy nhiên khi vượt qua khỏi quy mô kinh tế thì quy mô lúc này sẽ ảnh hưởng bất lợi cho KNSL của NH vì nếu không có hiệu quả trong quản trị nguồn nhân lực sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh, quan liêu và phát sinh thêm nhiều chi phí khác liên quan đến quản trị dẫn tới tốn kém nhiều chi phí (Andereas Dietrich, 2011).
Tuy nhiên một sự gia tăng tiền gửi có thể sữ không làm gia tăng KNSL, vì NH cần phải chuyển đổi các khoản tiền gửi này thành tài sản sinh lời khi đó sẽ làm giảm chất lượng tín dụng nếu ngân hàng đẩy vốn đi quá nhanh, đồng thời với tốc độ tiền gửi gia tăng sẽ thu hút thêm nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn tới giảm lợi nhuận của các NH đang tham gia vào thị trường. Bơi vì, tăng trưởng trong kinh tế của một nước là tín hiệu cho thấy nhu cầu vay của khách hàng gia tăng, với một sự gia tăng hoạt động cho vay ngân hàng sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại mong đợi một mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng và KNSL (Obamuyi, T, M. (2012) chia NH ra làm ba loại: Ngân hàng quốc doanh, ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài với các yếu tố ảnh hưởng: Hệ số an toàn vốn (CAR), chất lượng tài sản (ASQ), tỷ lệ thanh khoản (LQR), hiệu quả quản lý (EFF), quy mô ngân hàng (LSIZE), lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng GDP (GRT) và một biến giả thể hiện khủng hoảng kinh tế trong đó khủng hoảng quốc gia năm 2001 và khủng hoảng toàn cầu năm 2008.
Trong đó tập trung xác định và chỉ ra hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTMCP trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm: (i) Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô thể hiện ảnh hưởng của môi trường và biến động kinh tế vĩ mô tới lợi nhuận ngân hàng và (ii) Nhóm yếu tố vi mô thể hiện ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động, đặc điểm và hiệu quả quản trị tới khả năng sinh lời của các NHTMCP. Hướng tiếp cận theo không gian và thời gian khác nhau, thêm vào đó, cơ sở dữ liệu và cách thức đo lường các biến nghiên cứu có thể thu thập được (sau khi điều chỉnh một vài tiêu chí để phù hợp với thị trường Việt Nam) tác giả cũng mong muốn trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây để kiểm định lại tính phù hợp theo hướng tiếp cận đánh giá và xác định lại yếu tố tác động đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2019.