MỤC LỤC
Phát triển xuất khẩu là sự tăng lên của xuất khẩu trong nước ra thị trường quốc tế trên tất cả các phương diện: quy mô xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu và tính bền vững của xuất khẩu nhằm tối đa hóa tiêu thụ sản phẩm và lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu. Đối với hàng hóa có nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, nếu thuế nhập khẩu nguyên vật liệu quá cao sẽ làm chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành hàng hóa xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa, giảm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu và như vậy, làm giảm lượng xuất khẩu và ngược lại.Công cụ phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu, những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, trợ cấp xuất khẩu cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động xuất khẩu. Nghiên cứu của đề tài sử dụng chủ yếu là các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu( trong đó dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích bằng cách phát phiếu điều tra phỏng vấn tới Tổng công ty Thương Mại Hà Nội. Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập và phân tích từ: các tài liệu, báo cáo của đơn vị thực tập, từ sách báo, tạp chí và từ Internet).
Phương pháp này được sử dụng trong phần 3.3 chương 3 để tìm hiểu những đánh giá từ góc độ vi mô của doanh nghiệp về những chính sách của Nhà nước có phù hợp, có tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu không và dự báo gì về triển vọng nguồn nguyên liệu nhằm xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời tìm hiểu những nhân tố môi trường nào tác động trực tiếp đến nguồn nguyên liệu với phát triển xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản, sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng được với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản không. Ngoài hai phương pháp thu thập truyền thống là phỏng vấn và điều tra số liệu đề tài còn sử dụng phương pháp thu thập từ những tài liệu, những báo cáo của Bộ Thương Mại, những nghị quyết của Chính phủ, báo cáo của Vụ kế hoạch, từ những đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thu thập qua các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập được đầy đủ số liệu cho ở mục 3.3 và 3.4.
Tuy nhiên, có một thực trạng không thể xét đến, trong những năm qua mặc dù giá trị xuất khẩu liên tục được gia tăng con số đó vẫn còn quá nhỏ, chỉ chiếm 1,72% tổng giá trị nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường Nhật Bản và chiếm tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2005 – 2010 là 13.12 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước ta. Sau đó là các mặt hàng gốm sứ, mây tre đan cũng đang ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản chủ yếu như đĩa, chậu, ghế với công nghệ xử lý nguyên liệu làm cho màu sắc bóng đẹp, không mốc mọt, cùng với sự tăng cường phối hợp các nhiên liệu khác như kim loại màu để tăng cường phối hợp các nhiên liệu khác như kim loại màu để tăng được vẻ đẹp và tính hiện đại của sản phẩm. Đối với một sản phẩm thủ công mỹ nghệ, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố : thứ nhất, sản phẩm được làm bằng chất liệu gì, thứ hai, nhà sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm và thứ ba là quan trọng nhất được người Nhật Bản đặc biệt quan tâm là họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có “hồn”, thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động và mang nét độc đáo riêng.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm được thị hiếu, nắm được được xu hướng biến đổi nhu cầu của thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi mẫu mã, công nghệ sao cho sản phẩm luôn mới mẻ, làm tăng sức mua, thúc đầy phát triển những sản phẩm mới thay thế hoặc hoàn thiện những sản phẩm cũ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn nữa của khách hàng. - Phần II: là những thông tin điều tra, phỏng vấn như: sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu TCMN, những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu TCMN sang Nhật Bản, dự báo về triển vọng nguồn nguyên liệu, đồng thời đưa ra hướng đi nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu TCMN trong thời gian tới. Thứ hai, Nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Các nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là do chất lượng sản phẩm chưa cao, còn nghèo nàn về mẫu mã và kiểu dáng, quy mô sản xuất của các làng nghề còn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết nên dẫn tới việc không đáp ứng nhanh và kịp thời các đơn hàng với số lượng lớn.
Bước sang năm 2010, chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với nhiều khó khăn đã và đang phải đương đầu, tuy nhiên Tổng công ty vẫn quyết tâm đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu là 2.62 triệu USD sang thị trường Nhật Bản. Hàng TCMN của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn tập trung lớn vào các mặt hàng gỗ mỹ nghệ, gốm sứ và tiếp đến là hàng mây tre đan…Và hiện nay hàng gỗ mỹ nghệ là hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài các nhóm hàng chính như gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren, sơn mài công ty vẫn xuất khẩu các mặt hàng khác như hàng gia dụng, hàng bách hóa song đây là các mặt hàng đặc biệt đòi hỏi rất công phu, nguyên vật liệu rất đắt, cần sự khéo léo sáng tạo và độc đáo, hàng hóa được coi là sản phẩm của nghệ thuật và khách hàng cũng là đối tượng am hiều nghệ thuật.
Bên cạnh những thành công trên hàng thủ công mỹ nghệ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt là những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành mặc dù có tăng trưởng cao nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công khác còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Theo nghị quyết của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế và xác định nhiệm vụ: “ chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh của nước ta, ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ…đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nếu sợ thất thu thuế thì nên có chế độ cho phép đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu mua nguyên liệu nộp thuế thay người bán, để doanh nghiệp yên tâm thu mua nguyên liệu tập trung sản xuất tránh để doanh nghiệp vừa làm vừa sợ bị xuất toán chi phí giá thành nguyên liệu, ảnh hưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở nước ta hiện nay, do sự nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung giữa các cơ sở sản xuất dẫn đến tình trạng không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cho nên không thể đáp ứng được các đơn hàng lớn của nước ngoài, bạn hàng phải tìm đến các đối tác khu vực nước khác mạnh hơn về quy mô, vốn, công nghệ và năng lực tổ chức sản xuất. Cần có chính sách ưu đãi tạo điều kiện dễ dàng về thủ tục, khuyến khích phát triển và tổ chức các làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghê tại các nơi có điều kiện phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ: cụ thể là ở nông thôn và vùng ven đô thị để tận dụng nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.