Quy định về sử dụng hợp lý của quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Hoa Kỳ và một số nước

MỤC LỤC

Quy định của pháp luật một số nước về vấn đề sử dụng hợp lý

Khi Quốc hội Hoa Kỳ giới thiệu quy chế Sử dụng hợp lý vào năm 1976, Quốc hội đã nêu trong báo cáo của mình rằng học thuyết sử dụng hợp lý “đã được nêu lên như là một sự bảo vệ trong vô số hành động bản quyền trong nhiều năm, và có rất nhiều trường hợp các vụ án công nhận sự tồn tại của học thuyết và áp dụng nó.”21 Học thuyết này áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ trong quan điểm của Thẩm phán Story trong vụ Folsom kiện Marsh khi ông cho rằng khi quyết định về vấn đề có sử dụng hợp lý hay không, chúng ta cần phải luôn nhìn vào bản chất và mục đích của đối tượng được sử dụng, số lượng và giá trị của phần được sử dụng, và mức độ của việc sử dụng có thể ảnh hưởng đến việc bán hàng và giảm lợi nhuận, hay có làm thay đổi những mục đích của tác phẩm gốc hay không22. Ví dụ như trong vụ án Tạp chí The Nation đã xuất bản một trích đoạn, tổng cộng chỉ có khoản 300-400 từ được trích dẫn nguyên văn từ cuốn hồi ký (có độ dài như một cuốn sách) sắp được ra mắt của Gerald Ford, Toà án tối cao đã tuyên bố rằng yếu tố thứ ba được cân nhắc để chống lại sự sử dụng hợp lý, bởi những trích đoạn này bao gồm cuộc thảo luận của Ford về sự tha thứ của ông danh cho Nixon và những đoạn quan trọng khác mà toà án cho rằng đó là “trái tim” của tác phẩm.29. Monge và vợ (hai nhân vật nổi tiếng trong giới âm nhạc) đã đệ đơn kiện tạp chí Maya về việc vi phạm bản quyền khi tạp chí này đã xuất bản các bức ảnh chưa được công bố của cặp đôi về đám cưới bí mật của họ và Toà án phúc thẩm đã bác bỏ phán quyết rút gọn của Toà sơ thẩm cho rằng hành vi của Maya cấu thành sự sử dụng hợp lý theo điều 107 Luật Bản quyền Hoa Kỳ.

Toà đã nhận định rằng: bài báo của Maya có yếu tố đưa tin (phù hợp với fair use); sự sử dụng các bức ảnh của Maya - sao chép toàn bộ nhưng có kèm theo những lời bình luận rải rác – cùng lắm chỉ tạo ra sự biến đổi rất nhỏ, do đó không biến đổi những bức ảnh thành một tác phẩm mới (không thoả mãn yếu tố biến đổi); sự sử dụng của Maya về bản chất rừ ràng cú tớnh chất thương mại. Một số các hành vi sử dụng quyền tác giả được coi là sử dụng hợp lý (nhằm mục đích giao dục) có thể được kể đến như: ghi chương trình truyền hình hoặc chương trình phát sóng vô tuyến cho mục đích giáo dục phi thương mại trong một cơ sở giáo dục; tạo bản sao bằng cách sử dụng máy photocopy hoặc thiết bị tương tự thay mặt cho cơ sở giáo dục vì mục đích hướng dẫn phi thương mại, với điều kiện là không có các quy định về cấp phép tại chỗ; sao chép các phần của tác phẩm để minh hoạ cho luận điểm của mình,….

Quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng hợp lý quyền tác giả

Sự hình thành và phát triển của quy định về sử dụng hợp lý quyền tác giả trong pháp luật Việt Nam

Một trong những điều kiện cho việc gia nhập thành công WTO đó là phải có một hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hoàn chỉnh, và phải đáp ứng được các quy định rất cao và tương đối toàn diện về sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định TRIPs45, bởi tất cả các quốc gia thành viên của WTO đều phải thi hành các điều khoản và chấp nhận cách đối xử được quy định trong Hiệp định này.46 Từ thời điểm đó, pháp luật về sở hữu trí tuệ đã có một bước tiến quan trọng đó là việc ban hành Bộ luật dân sự 1995, dành phần VI quy định về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, trong đó có các quy định về giới hạn quyền tác giả như sau: “Cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến, nếu tác phẩm không bị cấm sao chụp và việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh và không làm ảnh hưởng. Thực chất quy định này là để phù hợp với Điều 13 (Hạn chế và ngoại lệ) của Hiệp định TRIPs: “Các Thành viên phải giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với các độc quyền trong những trường hợp đặc biệt nhất định, không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường một tác phẩm và không làm tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người nắm quyền.”. Năm 2004, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Berne48 và tại Khoản 2 Điều 9 (Các ngoại lệ có thể có) có quy định: “Luật pháp quốc gia thành viên Liên hiệp, trong một vài trường hợp đặc biệt, có quyền cho phép sao in những tác phẩm nói trên, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây ảnh hưởng bất hợp lý đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả.” Một năm sau.

Quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc sử dụng hợp lý quyền tác giả và bình luận

    Đối với hành vi trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình, hành vi này để được coi là sử dụng hợp lý thì phải đáp ứng các điều kiện: Một là phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình; hai là phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn (Điều 23 Nghị định 22/2018/NĐ-CP). Trong bản án số 127/2007/DSPT ngày 14-6-2007 giải quyết tranh chấp về vấn đề trích dẫn tác phẩm giữa ông Đào Thái Tôn và ông Nguyễn Hoàn Tôn, Toà án phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã nhận định: “Và tuy là “in toàn văn” nhưng thực chất ông Tôn trích dẫn, bởi ông Tôn đã xen vào các đoạn trong các bài viết của ông Tuân những lời bình chú của mình, mục đích là để người đọc dễ đối chiếu và nhận ra những sai sót trong các bài của ông Tuân”. Hành vi sử dụng hợp lý quyền thông tin đến tác phẩm bao gồm các hành vi: (1) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; (2) ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; (3) chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; (4) tổ chức phát sóng sử dụng các tác phẩm đã công bố để phát sóng có trả/không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

    Tại Điều 25.2 và 26.2 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã đưa ra các điều kiện cho các hành vi được liệt kê ở Điều 25.1 và 26.1 để được coi là một sự sử dụng hợp lý tác phẩm (hay còn gọi là sử dụng hạn chế hợp pháp tác phẩm): Là tác phẩm đã công bố; việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Ta có thể thấy, quy định này khá giống với với yếu tố thứ tư khi xem xét các hành vi sử dụng được giả định là hợp lý: “ảnh hưởng của sự sử dụng đối với thị trường tiềm năng và giá trị của các tác phẩm được bảo hộ bản quyền” trong pháp luật bản quyền Hoa Kỳ và yếu tố “việc sử dụng có làm ảnh hưởng đến thị trường tiềm năng của tác phẩm gốc hay không” trong pháp luật bản quyền Anh.

    Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ về quy định sử dụng hợp lý

      (1) Với mục đích nghiên cứu học thuật, giáo dục phi thương mại, các hành vi có thể bao gồm: sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, nhập các bản sao, trích dẫn tác phẩm để giảng dạy, trình diễn hoặc trình bày tác phẩm (bởi các giảng viên và học sinh trong các khoá học có các hoạt động giảng dạy trực tiếp tại các tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, tại các lớp học hoặc các nơi tương tự dành cho giảng dạy),v.v… Lưu ý rằng bất kỳ ai cũng được thực hiện hành vi này và việc sao chép không chỉ bào gồm hành vi photocopy, mà còn có các hành vi khác như ghi âm, ghi hình, chụp ảnh tác phẩm, ghi lại các chương trình truyền hình, phát sóng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh tại Việt Nam khi mà rất cần sự khuyến khích sáng tạo thì việc quy định sử dụng các tác phẩm chưa được công bố trong một số trường hợp vẫn được coi là sử dụng hợp lý thì vô tình có thể cản trở việc sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ mới của các tác giả, vì ngay cả khi tác phẩm của họ chưa được công bố thì người khác cũng có thể sử dụng, sao chép, trích dẫn, biểu diễn chúng. Với khả năng và cách nhìn nhận của mình, người viết tự nhận thấy nội dung đề tài khoá luận của mình còn một số hạn chế như: Phạm vi tìm hiểu các quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề sử dụng hợp lý còn chưa đủ rộng (chỉ dừng lại ở quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Anh) và mức độ tìm hiểu chưa thực sự sâu sắc; những bình luận về hạn chế trong các quy định pháp luật của Việt Nam còn đứng nhiều dưới góc độ lý luận mà chưa đưa ra được nhiều tình huống tranh chấp phát sinh trên thực tế để phân tích; các kiến nghị về sửa đổi quy định của pháp luật có nhiêu ưu điểm so với các quy định cũ tuy nhiên chưa đủ chi tiết.