MỤC LỤC
Chứng từ phản ánh tình hình nhập kho về số lượng, chất lượng, giá trị là “ Phiếu nhập kho” do phòng vật tư lập, gồm 3 liên: 1 liên do thủ kho giữ để làm căn cứ ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng tài vụ làm căn cứ ghi sổ; 1 liên lưu ở phòng vật tư, 1 liên được cán bộ thu mua chuyển cho kế toán thanh toán cùng. Kế toán chi tiết NVL là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán với nhiệm vụ phản ánh chính xác, đầy đủ sự biến động của vật liệu làm cơ sở ghi sổ kế toán.Kế toán chi tiết NVL tại công ty được thủ kho và phòng kế toán thống nhất sử dụng phương pháp thẻ song song.
NVL nhập kho bằng giá ghi trên hóa đơn. Trường hợp công ty phải vận chuyển thì:. Giá thực tế NVL nhập kho = Giá hóa đơn + Chi phí vận chuyển bốc dỡ. * Đối với vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến:. Trị giá vốn Giá vốn thực tế Số tiền phải trả Các chi phí vận thực tế NVL = NVL xuất đi gia + cho bên nhận + chuyển,bốc dỡ nhập kho công,chế biến gia công khi nhận. * Đối với NVL tự gia công chế biến: Kế toán vật tư tiến hành đánh giá theo giá thực tế, bao gồm: Chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí SXC dựa trên bảng tổng hợp quyết toán vật tư gia công. GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2 : Giao cho khách hàng. STT Tên hóa đơn,dich vụ Đơn vị tính. Số lượng Đơn giá Thành tiền. 1 Cước vận chuyển gỗ từ Nghệ An vào Đà Nẵng. BTC ) PHIẾU NHẬP KHO. - Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Hai trăm ba mươi triệu, một trăm năm sáu nghìn, hai trăm năm bảy đồng chẵn./. Khi xuất kho nguyên vật liệu thuộc lô hàng nào thì tính theo giá nhập của lô đó.
Khi có nhu cầu sản xuất thì các phân xưởng viết giấy đề nghị xuất vật tư sản xuất chuyển lên Giám đốc ký duyệt, Phòng kế toán dựa vào quyết định xét duyệt xuất vật tư lập Phiếu xuất kho, sau đó chuyển xuống cho Thủ kho tiến hàng xuất nguyên vật liệu.
Kế toán mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu. Sau khi nhận được phiếu nhập kho, Xuất kho của thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành kiểm tra nhập, xuất, tồn sau đó tập hợp phiếu nhập, phiếu xuất, phân loại phiếu nhập theo nguồn nhập còn phiếu xuất theo từng lý do xuất và tiến hành hạch toán. Sau đó kế toán vào sổ chi tiết nhập, xuất vật tư, bảng tổng hợp hợp nhập, xuất, tồn.
Cuối kỳ kế toán tổng hợp số liệu và tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tương ứng.
Kế toán tổng hợp có chức năng phản ánh số hiện có, tình hình biến động toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo chỉ tiêu giá trị mà kế toán NVL chưa đảm bảo được yêu cầu này. Qua đó, ta thấy kế toán tổng hợp là khâu quan trọng trong quá trình hạch toán NVL bởi nó đóng vai trò cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là công việc cần thiết quan trọng bởi vì qua đây kế toán mới có thể phản ánh được giá trị của vật liệu nhập vào, từ đú cú thể nắm rừ được sự luõn chuyển của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị.
Do khối lượng và giá trị NVL nhập mua là rất lớn nên với hình thức thanh toán sau đem lại nhiều thuận lợi và công ty có thể chiếm dụng vốn của nhà cung cấp trong một thời gian. Mặt khác, trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, giá trị vật liệu xuất dùng được xác định là một trong những yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó, kế toán tổng hợp xuất vật liệu phải phản ánh, tính toán kịp thời, phân bổ chính xác giữa giá trị thực tế vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng.
Khi nhận được phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành kiểm tra, so sánh giữa chứng từ xuất với giấy đề nghị xuất, tập hợp theo từng hợp đồng, tính giá trị xuất kho theo phương pháp thực tế đích doanh và sau đó kế toán tiến hành định khoản.
Bên cạnh đó, việc hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song là phù hợp với công ty, phù hợp với trình độ của kế toán viên cũng như thủ kho, giỳp cho việc theo dừi, đối chiếu giữa thủ kho với phũng kế toỏn được nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời NVL cho sản xuất đúng tiến độ, đúng kế hoạch. - Về khâu dự trữ bảo quản: công ty luôn đảm bảo NVL dự trữ ở mức hợp lý nhằm đáp ứng cho sản xuất liên tục mà không gây ứ đọng vốn, công ty thường nhập vật liệu và xuất kho theo phương pháp đường thẳng vì thế mà số lượng NVL tồn kho luôn ở mức hợp lý, đặc biệt công ty có hệ thống kho bãi rộng rãi, thuận tiện cho việc nhập xuất NVL. Việc đối chiếu kiểm tra số lượng vật tư xuất vào các phân xưởng sản xuất còn chưa được thực hiện: khi nhận được vật liệu để tiến hành sản xuất các phân xưởng còn nhận được 1 liên của Phiếu xuất kho để lưu giữ nhưng đến cuối tháng các phân xưởng đã không nhận được số liệu của phòng kế toán về lượng vật liệu đã xuât vào phân xưởng mình trong tháng.
Theo như quy định của Bộ Tài Chính ban hành về hệ thống tài khoản và với từng phần ngành kế toán nói riêng, để phản ánh tình hình vật tư hàng hóa đã mua (công ty đã trả tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán) nhưng vì lý do nào đó mà cuối tháng chưa nhập kho, kế toán sẽ tiến hành hạch toán vào tài khoản 151. Song hiện nay, ở công ty kế toán vật tư không sử dụng tài khoản này trong khi thường xuyên có một khối lượng lớn vật liệu mua từ nước ngoài phải chờ thủ tục hải quan, chờ thủ tục nhập kho..điều đó cũng đồng nghĩa với việc một số lượng lớn tài sản của công ty không được phản ánh vào sổ sách trong một thời gian, cho dù đó là tạm thời nhưng cũng sẽ gây ra sự thiếu chính xác về số lượng, về thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Giá NVL trên thị trường thường xuyên biến động thất thường, chi phí NVL lớn nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá trị vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm sản xuất, vì vậy công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá NVL để bù đắp chi phí NVL tăng đột ngột gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ.
Thực tế ở Công ty TNHH S.B.B sản phẩm của Công ty là đồ gỗ Ván sàn, nội thất do yếu tố về thị trường tiêu dùng trong nước, giá thành NVL đầu vào không ổn định nên giá cả thị trường lên xuống thất thường vì thế việc cần phải trích lập dự phòng là hết sức quan trọng và phù hợp với thực tế khách quan. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực trong việc đẩy mạnh vòng quay của vốn lưu động, sử dụng hợp lý tài sản lưu động nhất là sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đó chính là cơ sở để thực hiện mục đích nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy cho Doanh nghiệp. Muốn thực hiện được điều đó các Doanh nghiệp SX kinh doanh phải không ngừng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng, đây là một việc làm có ý nghĩa quan trọng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong quản lý SX kinh doanh của Doanh nghiệp.