MỤC LỤC
+ Nguyên nhân xơ gan: Biến định tính (có,không): Nghiện rượu, viêm gan virus B, viêm gan virus C, viêm gan virus B + rượu, viêm gan virus C + rượu, nguyên nhân khác. + Lâm sàng: Biến định tính (có,không): Thiếu máu; Mệt mỏi; Vàng da,vàng củng mạc mắt; Phù; Chán ăn; Sao mạch; Cổ trướng; Xuất huyết dưới da; Xuất huyết tiêu hóa; Gan to; Lách to; Tuần hoàn bàng hệ. Biến định lượng: Huyết học gồm bạch cầu, hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit, tiểu cầu, HbsAg, Anti-HCV, tỷ lệ Prothrombin.
- Mối liên quan giữa mức độ giãn TMTQ với tuần hoàn bàng hệ, cổ trướng, kích thước lách, số lượng tiểu cầu, XHTH, thang điểm Child – Pugh và một số chỉ số đánh giá chức năng gan (PT, Albumin, Bilirubin TP). - Thiếu máu : Khám da xanh; niêm mạc mắt, môi, dái tai, lòng bàn tay nhợt; tóc khô dễ gãy rụng, móng khô có khía, chia làm 2 mức có và không. - Vàng da, vàng mắt: Quan sát màu sắc da, củng mạc mắt dưới ánh sáng tự nhiên thấy màu vàng (định tính) chia làm 2 mức có và không.
* Siêu âm ổ bụng : Chuẩn bị bệnh nhân: buổi sáng trước khi siêu âm nhịn ăn tối thiểu 8h, siêu âm được thực hiện bởi các bác sĩ khoa thăm dò chức năng. * Nội soi thực quản – dạ dày: Bệnh nhân phải nhịn ăn tối thiểu 6h trước khi nội soi, được giải thích, động viên để hợp tác với thầy thuốc. Các bác sỹ khoa thăm dò chức năng và các bác sĩ khoa nội Tiêu hóa sử dụng máy nội soi ống mềm và các phụ kiện nội soi tiến hành.
Đối với các biến định lượng, chúng tôi xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn 95%CI của giá trị để giúp cho bác sỹ lâm sàng có các thông số so sánh. Các test thống kê được áp dụng để kiểm định sự khác biệt với các biến định tính bằng kiểm định χ 2 (chisquare), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi χ 2 >. - Tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh nội soi niêm mạc thực quản với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh xơ gan.
Mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch thực quản với THBH và cổ trướng Giãn. Mối liên quan giữa mức độ giãn TMTQ với sự xuất hiện của xuất huyết tiêu hóa. Nhận xét: Tỷ lệ có xuất huyết tiêu hóa của nhóm giãn TMTQ độ II – III cao hơn giãn TMTQ độ I.
Mối liên quan giữa mức độ giãn tĩnh mạch thực quản với số lượng tiểu cầu. Nhận xét: Tỷ lệ PLT giảm ở nhóm giãn TMTQ độ II – III cao hơn giãn độ I. Mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch thực quản với mức độ xơ gan (Child – Pugh).
Nhận xét: Tỷ lệ nhóm bệnh nhân xơ gan Child – Pugh C có giãn TMTQ lớn hơn nhóm xơ gan Child – Pugh A và B. Mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch thực quản với một số chỉ số đánh giá chức năng gan. Nhận xét: Tỷ lệ Albumin giảm và PT giảm gặp chủ yếu ở nhóm bệnh nhân có giãn TMTQ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Chisquare, p < 0.05).
Tỷ lệ Bilirubin TP tăng và Bilirubin TP bình thường ở hai nhóm có và không có giãn TMTQ không có sự khác biệt (Chisquare, p > 0,05).
Ta thấy nguyên nhân xơ gan do rượu tăng lên và nguyên nhân xơ gan do virus viêm gan B và viêm gan C cũng giảm xuống, do những năm gần đây các thông tin về viêm gan virus đã tăng lên nhiều qua các kênh truyền thông mạng xã hội, sách báo, người dân có hiểu biết về mức độ nguy hiểm và đường lây nên có ý thức phòng tránh tốt, chủ động tiêm vaccine đồng thời các phương pháp điều trị cũng hiệu quả hơn. Qua nghiên cứu chúng tôi còn nhận thấy các bệnh nhân chủ yếu sống ở vùng nông thôn 56,1%, đồng thời có 34,1% đối tượng nghiên cứu là nông dân và 48,8% là các nghề nghiệp tự do khác nên thói quen uống rượu nhiều khó kiểm soát, uống rượu từ độ tuổi rất sớm và lâu ngày dẫn đến tình trạng nghiện rượu. Báng bụng: Số bệnh nhân khám thực thể phát hiện báng chiếm 51,2%, tuy nhiên có nhiều trường hợp báng lượng ít trên lâm sàng chưa phát hiện được, do đó dựa vào siêu âm tỉ lệ này ở đối tượng nghiên cứu là 61%, cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Lý với 52,1% [14].
Bên cạnh đó, giảm tiểu cầu là một biểu hiện của hội chứng tăng ALTMC trên lâm sàng và chính nó báo hiệu tình trạng này ngay cả khi bệnh nhõn chưa cú biểu hiện xơ gan rừ ràng, do đú khuyến cỏo cho rằng nên nội soi tiêu hóa trên sớm cho các bệnh nhân xơ gan có số lượng tiểu cầu < 150 K/àL [32]. Điều này được giải thích do nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại bệnh viện tuyến trung ương, đồng thời các bệnh nhân đã điều trị tại viện nhiều lần, sau khi ra viện khó kiểm soát chế độ thuốc và sinh hoạt, chỉ khi bệnh diễn biến nặng mới tái khám nên đa số đối tượng ở trong tình trạng nặng. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lý lại cho thấy có mối liên quan giữa mức độ giãn TMTQ với tuần hoàn bàng hệ, sự khác nhau này là do biểu hiện bệnh trên lâm sàng của mỗi bệnh nhân là khác nhau, các triệu chứng khác có thể là bụng báng, lách to, xuất huyết tiêu hóa, giãn tĩnh mạch trực tràng,….
Trong bệnh cảnh xơ gan, cơ chế gây báng có thể là giãn tĩnh mạch do nitric oxide gây ra và áp suất keo thấp do giảm albumin máu cộng với tăng áp lực tĩnh mạch cửa, kết quả này cũng phù hợp khi nghiên cứu cho thấy có 22 bệnh nhân giảm albumin máu và 20 bệnh nhân xuất hiện dịch ổ bụng lượng nhiều trên siêu âm. Nghiên cứu của các tác giả Trần Văn Huy, Phạm Khánh Hồng, Trần Thị Lý lại cho rằng có mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch thực quản với xuất huyết tiêu hóa [11][10][14], sự khác nhau này có thể do bệnh nhân ở nghiên cứu của chúng tôi tuân thủ phương pháp điều trị nội khoa tại nhà nhằm kiểm soát biến chứng xuất huyết do giãn TMTQ của xơ gan hoặc một số bệnh nhân sau các đợt dịch Covid – 19 không đến khám và điều trị định kì tại bệnh viện được với nhiều lý do nên hiện tại họ vừa bước sang giang đoạn nặng của bệnh, triệu chứng xuất huyết vẫn chưa xảy ra. Có nhiều nghiên cứu về các xét nghiệm không xâm lấn nhằm dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng các biện pháp như số lượng tiểu cầu, đo kích thước lách, kích thước gan phải … Trong nghiên cứu của tôi cũng nhận thấy tiểu cầu giảm (< 150 K/àL) ở 88,9% bệnh nhõn gión TMTQ độ II-III, có mối liên quan giữa tiểu cầu giảm và mức độ giãn TMTQ với p < 0,05 (bảng 3.11).
Đối chiếu với một số nghiên cứu trong nước ta thấy: nghiên cứu của tác giả Trần Phạm Chí đưa ra kết luận không có sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm so sánh về mức độ cổ trướng, phân độ giãn tĩnh mạch thực quản, số lượng tiểu cầu [5]; nghiên cứu của tác giả Trần Văn Huy và Hồ Anh Hiến kết luận giãn tĩnh mạch thực quản có mối liên quan với báng, xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản, số lượng tiểu cầu, đường kính lách [11]; nghiên cứu của tác giả Phạm Khánh Hồng kết luận vỡ các búi giãn gây xuất huyết có liên quan đến độ lớn của búi giãn [10]; tác giả Trần Thị Lý cho rằng có mối liên quan giữa mức độ giãn TMTQ với tuần hoàn bàng hệ, cổ trướng, kích thước lách, tình trạng XHTH, số lượng tiểu cầu [14]; tác giả Đoàn Hiếu Trung cũng cho rằng số lượng tiểu cầu có liên quan với độ giãn TMTQ [21]. Như vậy, đối chiếu với mỗi nghiên cứu chúng tôi thấy có những nét tương đồng cũng có những sự khác biệt với nhau, sự khác nhau này là nguyên nhân khách quan về đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu, các triệu chứng của bệnh không phải sẽ xuất hiện hoàn toàn trên tất cả bệnh nhân vì mỗi đối tượng sẽ có một tình trạng bệnh khác nhau và một số bệnh nhân đã trải qua thời gian điều trị bệnh nên triệu chứng cũng thuyên giảm. Nghiên cứu của Trần Thị Lý cũng đưa ra có mối liên quan giữa mức độ giãn TMTQ với mức độ xơ gan theo thang điểm Child – Pugh, tỷ lệ Prothrombin và albumin [14] và của Đoàn Hiếu Trung cho thấy nồng độ albumin huyết thanh, mức độ xơ gan gheo Child – Pugh có liên quan với độ giãn TMTQ [21].