Nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị - Huế: Đặc điểm, hình thức và giá trị

MỤC LỤC

Câu hỏi nghiên cứu

Tuy nhiờn, để làm rừ diện mạo và sự đúng gúp dưới gúc độ nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị, luận án nghiên cứu ở một số công trình lăng tẩm thời Nguyễn khác ở Huế dưới góc nhìn liên hệ, so sánh. Luận án tập trung nghiên cứu nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị, tuy nhiên khi phân tích những vấn đề liên quan, NCS mở rộng phạm vi thời gian về trước và sau để đưa ra những nhận định, đánh giá về các giá trị nghệ thuật, yếu tố tạo hình trang trí ở lăng Thiệu Trị.

Giả thuyết nghiên cứu

Nét đặc sắc và nổi bật của nghệ thuật trang trí dân gian ở lăng Thiệu Trị đã thể hiện sự tiếp biến và tương tác qua lại giữa các yếu tố văn hóa trực tiếp liên quan như thế nào?.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận

Xuất phát từ việc nhận diện đối tượng nghiên cứu từ góc độ tổng thể là một hiện tượng văn hóa nghệ thuật, NCS đã lựa chọn và vận dụng cách tiếp cận liên ngành - cách tiếp cận đang là xu thế của khoa học xã hội và nhân văn trong thời gian gần đây để nhìn nhận hiện tượng, lý giải các vấn đề nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Theo hướng tiếp cận liên ngành, các giá trị nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị, với tư cách là “cái tổng thể” - tức là một hệ thống phức tạp hợp thành từ nhiều thành phần (chất liệu, đề tài, ý nghĩa..), ở đó có những thuộc tính của cái tổng thể và có cả thuộc tính của các thành phần.

Những đóng góp mới của luận án

Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh..trong việc thu thập những cứ liệu cụ thể nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận án. Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án ở nhiều hình thức khác nhau: các tài liệu đã xuất bản thành sách, các bài đăng trên báo, tạp chí, các tài liệu còn ở dạng bản thảo đánh máy, tư liệu thư tịch gồm chính sử, hương ước, sắc phong.

Kết cấu của luận án

Khái quát về mỹ thuật thời Nguyễn, lăng Thiệu Trị và một số công trình liên quan

Bửu thành được xây dựng bằng gạch vữa có chiều cao 3,6m và rộng 80m, cổng ra vào được xây dựng bằng đá Thanh với vòm cung cao, thoáng rộng được trang trí đường diềm hoa văn cánh phụng biến thể từ hoa văn cánh sen, trên cùng là mây tụ với vòng tròn biểu tượng mặt trăng theo kiểu cái khánh… Hình tượng rồng năm móng cũng xuất hiện tại lăng Hiếu Đông, kiểu thức này không có gì lạ bởi vì trước đó vua Gia Long xây lăng cho mẹ mình là lăng Thoại Thánh đã sử dụng hình tượng rồng năm móng. Tiếp đến là Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân là nơi thờ vua Minh Mạng, được xây dựng theo lối trùng thiềm điệp ốc, đình Minh Lâu, qua hồ bán nguyệt là chiếc cầu Thông Minh Chính Trực, trước và sau cây cầu này là nghi môn bằng đồng được chạm trổ hình tượng rồng uốn lượn trong mây, cột bên trái đầu rồng hướng lên trời, cột phải đầu rồng nhìn xuống đất, tượng trưng cho âm dương, giao thoa trời đất, phía trên cột là những pa nô hình chữ nhật được các họa tiết bát bửu, hay hoa quả, xen kẻ là các ô chữ, ở đỉnh nghi môn là hai con rồng chầu bình hồ lô, toàn bộ được làm bằng chất liệu pháp lam.

Nhận diện nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị thông qua nội dung đề tài chủ đạo

Ngoài ra các chất liệu trang trí trong mỹ thuật thời Nguyễn đều có thể thấy được rồng trên các ô hộc, pháp lam trên nghi môn bằng đá trước hồ Nhuận Trạch, hay rồng khảm sành sứ cách điệu theo lối chữ triện vuông góc ở trên bình phong, rồng với chất liệu nề họa và nề đắp nổi tại đầu hồi nhà bia, điện Biểu Đức và các công trình khác, chất liệu bằng đồng - gang ở lư hương khu tẩm điện, hoa lá hóa rồng bằng chất liệu gỗ chạm hoa văn dây hóa rồng trên cổng Tam quan, ngoài ra còn có nhiều hình tượng rồng. Thông qua những công trình nghiên cứu, các học giả đã khẳng định rằng mỹ thuật Nguyễn mang phong cách riêng với nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc, trong đó, nghệ thuật trang trí đã phát triển mạnh mẽ, có quy mô đồ sộ về chất liệu, đề tài, ý nghĩa biểu tượng.., trong đó các biểu tượng tứ thời mang nhiều kiểu thức sinh động, ý nghĩa tượng trưng khác nhau, với những biểu tượng riêng độc đáo của nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn là một trong những giá trị nghệ thuật tiêu biểu.

Nhận diện nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị từ hình thức thể hiện bố cục “Nhất thi, nhất họa”, “Nhất tự, nhất họa”

Có thể nói, giá trị nghệ thuật của các biểu tượng tứ thời chính là những giá trị tạo hình gắn liền với thẩm mỹ nghệ thuật cung đình cộng với những nguyên tắc chung trong trang trí kiến trúc cung đình thời Nguyễn qua những biểu tượng tiêu biểu, có ý nghĩa thẩm mỹ - nhân văn sâu sắc và mang trong đó những ý nghĩa giáo dục phẩm chất, lối sống, ứng xử văn hóa… vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Phía nội thất có bốn mặt được trang trí theo lối chia ô bao quanh toàn bộ nhà bia, được chia thành hai tầng liên ba khác nhau gồm một liên ba ở dưới được trang trí hình tượng bát bửu và một liên ba ở trên, ngay giữa trung tâm nhà bia được trang trí theo lối “Nhất tự, nhất họa”, ô một chữ và một ô tranh, Tại đây, mỗi mặt được chia thành năm ô hộc, phân chia thành bốn hướng, mỗi hướng gồm hai ô chữ và ba ô hình được bài trí liền mạch đan xen nhau.

Hình thức biểu đạt nghệ thuật trang trí qua các chất liệu ở lăng Thiệu Trị

Trang trí kiến trúc của lăng được các nghệ nhân sáng tạo biến hóa, cách điệu hóa, bố cục hài hòa chặt chẽ với những ô hộc hay góc cạnh qua nhiều kiểu thức hoa văn hay chất liệu trang trí khác nhau như: chạm khắc gỗ, khảm sành sứ, pháp lam, chạm khắc đá, nề họa, nề đắp nổi, sơn son thếp vàng… rừ nhất là qua những cõu thơ, hoa văn được chạm nổi một cách tinh tế theo lối bố cục “Nhất thi, nhất họa”, “Nhất tự, nhất họa”, các đề tài tứ thời, bát bửu, các hoa văn trang trí độc lập khác được trang trí trải dài trên toàn bộ hệ thống công trình và mật độ dày đặc ở lăng Thiệu Trị. Nề họa mang rừ tớnh hội họa vỡ phải sử dụng phương phỏp diễn tả, sự kết hợp cả bố cục và màu sắc được phân chia các mảng to, nhỏ; chính, phụ làm tăng thêm giá trị biểu cảnh của màu sắc trong hình vẽ như phong cảnh, tứ thời, bát tiên, tam đa, các con vật, hoa lá… Trang trí nề họa trên kiến trúc cung đình thời Nguyễn cũng xuất hiện khá nhiều ở một số công trình tiêu biểu như Hiển Lâm Các, Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường… Ở các lăng như Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức… trên bình phong, cổng tam quan, các công trình chính, phụ đều được trang trí chất liệu nề họa.

Đặc điểm nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị qua yếu tố dân gian và sự đặc sắc các kiểu thức “hóa”

Tuy nhiên, khi đưa yếu tố dân gian vào trang trí, các nghệ nhân vẫn không vượt quá xa những thiết chế của mỹ thuật thời Nguyễn, khi mà việc sử dụng nhiều chất liệu dân gian để trang trí trên các công trình trở nên phổ biến, thay thế dần những chất liệu “quý tộc” như pháp lam, sơn son thếp vàng, vàng, bạc, đồng… Điều này góp phần minh chứng rằng, trang trí thời Nguyễn không dừng lại trong khuôn mẫu quy định nghiêm ngặt của triều đại phong kiến, đâu đó đã chấp nhận sự tồn tại của chất liệu dân gian trong trang trí mà lịch sử đã để lại trên các công trình kiến trúc vô cùng phong phú và đặc sắc, thể hiện qua tính dân gian trong họa tiết và thủ pháp trang trí, trong chất liệu,. Những biểu tượng hóa phần lớn được sử dụng phổ biến và thường xuyên trên nhiều công trình kiến trúc, từng giai đoạn, từng thời mà các nghệ nhân thể hiện mang dấu ấn riêng qua những mô típ trang trí, luôn gắn liền với tổng thể công trình, vì thế cái đẹp đầy đủ của mô típ đó có mối tương quan trong tổng thể, cụ thể phải kể đến nhiều nhất là hình tượng rồng “hóa”, hoa sen hóa rùa, sóng nước, hoa lá, chim và một số đề tài tứ thời, bát bửu… Những mô típ đó được trang trí trên các bộ phận kiến trúc như gỗ ở các vì kèo, vài giả thủ, trến, trần thừa lưu, các ô cửa sổ, các bộ cửa…; các mô típ được khắc trên chất liệu đồng như: vạc đồng, cửu đỉnh, súng thần công, nghi môn bằng đồng qua một số biểu tượng hóa như hoa lá, con vật… Ngoài ra còn có các chất liệu.

Giá trị nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị qua sự dung hợp của các yếu tố tạo hình

Dựa vào niên đại của các bia ký cũng như những phân tích cụ thể các công trình kiến trúc đền tháp, H.Parmentier đã phân chia nghệ thuật Champa trải qua các thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất (từ thế kỉ VII đến hết thế kỉ X) gồm: nghệ thuật nguyên thủy (thế kỉ VII đến IX), nghệ thuật hình khối (từ đầu thế kỉ VIII đến đầu nửa sau thế kỉ IX) và nghệ thuật hỗn hợp (từ phần thứ hai nửa sau thế kỉ IX đến hết thế kỉ X); Thời kỳ thứ hai bắt đầu từ thế kỉ XI đến kết thúc nghệ thuật cổ Champa (thế kỉ XVI) gồm nghệ thuật cổ điển và nghệ thuật biến loại nối tiếp nghệ thuật nguyên thủy của thời kỳ trước. Những giá trị nghệ thuật tạo hình đặc sắc bên cạnh khối hình còn được bổ trợ cả màu sắc và chất liệu trang trí như: gạch phủ men màu vàng, màu xanh, nề họa, gỗ được phủ dầu sơn với nhiều hoa văn, men pháp lam được trang trí trên các bờ mái với những đám mây ngũ sắc với màu xanh chàm rất phổ biến và cùng các họa tiết như mặt trời, bình hồ lô, bát bửu… Qua đó có thể thấy màu sắc đóng một vai trò to lớn, làm nên những giá trị không chỉ trong chức năng thẩm mỹ mà luôn được kết hợp như một thuộc tính không tách rời, để tạo nên một nghệ thuật độc đáo còn hiện hữu cho đến ngày nay.

Một số nhận định, đánh giá rút ra từ kết quả nghiên cứu luận án Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án

Nghệ thuật trang trí bát bửu ở nhà bia bao hàm những hình thức tồn tại của một hình tượng trang trí tạo hình đạt “chuẩn” thẩm mỹ và mang ý nghĩa nhất định, thể hiện qua các họa tiết như lá ngãi, bầu thái cực, phất trần, hay ngư cổ… tất cả đều nhằm biểu hiện một hình ảnh chứa đựng các ý nghĩa tượng trưng nhất định, có những cấu trúc trang trí đã trở thành những biểu tượng văn hóa - thẩm mỹ mang đậm tính triết lý không chỉ Nho giáo mà cả về Đạo giáo, Phật giáo trong nghệ thuật trang trí. Từ đặc thù của nghệ thuật trang trí tại lăng Thiệu Trị, có thể rút ra những bài học bổ ích đối với việc lưu giữ, phát huy giá trị nghệ thuật và hiệu quả thẩm mỹ hội tụ trong các di sản văn hóa Huế, đồng thời những giá trị đó cũn thể hiện rừ tớnh thực tiễn khi cú khả năng ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu trong bối cảnh bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật hiện nay.