Ảnh hưởng của quản trị công ty đối với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

Trong chương này, nhóm nghiên cứu trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, dữ liệu, phương pháp, các đóng góp - điểm mới và kết cấu của đề tài. Ngoài ra, trong chương này cũng thực hiện lược khảo các nghiên cứu trước để phân tích về mối quan hệ giữa QTCT và HQHĐ của các doanh nghiệp F&B.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Mô hình nghiên cứu tổng quát

Xây dựng các biến trong mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Do đó, nghiên cứu sử dụng ba chỉ tiêu để đại diện cho HQHĐ của các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam gồm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on assets – ROA), tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) và chỉ số Tobin’Q. Trong đó, chỉ tiêu ROA được tính bằng tỷ suất lợi nhuận hoạt động (EBIT) trên tổng tài sản của doanh nghiệp (Detthamrong & ctg., 2017), đo lường việc sử dụng một đồng tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tạo ra được trung bình bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho toàn bộ các bên liên quan. McQueen (2013) cho rằng, các nữ giám đốc thường có điểm số cao hơn so với các đồng nghiệp nam, bởi họ thường đưa ra các quyết định công bằng và nhất quán hơn, điều này giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Bên cạnh các biến thể hiện đặc điểm đặc trưng về HĐQT của công ty, hoạt động QTCT còn được thể hiện một qua một số đặc điểm của ủy ban kiểm soát nội bộ như quy mô của ủy ban kiểm soát nội bộ, biến này được Detthamrong & ctg. Trong thực tế, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có nhiều cơ hội để đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời cao, và đồng thời các doanh nghiệp này thường nhận được nhiều ưu đãi nhờ quy mô, điều này làm gia tăng HQHĐ của doanh nghiệp. Một mặt, sử dụng mức nợ cao làm giảm chi phí đại diện tiềm ẩn, điều đó có nghĩa là các nhà quản lý có ít tiền mặt hơn sau khi thanh toán nợ nên đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến HQHĐ doanh nghiệp (Michael C Jensen & Meckling, 2019).

Bảng 3.1 trình bày các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 3.1 trình bày các biến trong mô hình nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG

Sau khi lựa chọn được mô hình ước lượng phù hợp, nghiên cứu tiến hành kiểm tra các khuyết tật về hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan của mô hình nghiên cứu bằng các kiểm định Breusch Pagan và Wald. Trong trường hợp mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Feasible Generalized Least Squares – FGLS) để khắc phục các khuyết tật này. Do vậy, để phân tích tác động của QTCT đến HQHĐ của các doanh nghiệp F&B, nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu của 27 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này công bố đầy đủ các dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 (chi tiết tại bảng 3.2).

Sở dĩ nghiên cứu lựa chọn giai đoạn từ 2010-2020 vì đây là khoảng thời gian đủ dài để có thể xem xét tổng quát tình hình hoạt động nói chung của doanh nghiệp, đồng thời đây là giai đoạn mà nghiên cứu có thể thu thập đủ các dữ liệu mà nghiên cứu cần. Để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, nghiên cứu tiến hành thu thập thông qua qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của doanh nghiệp được niêm yết công khai trên website cũng như các trang tài chính khác. Dựa trên mô hình đề xuất tại chương 3, chương 4 sẽ phân tích các nội dung sau (i) Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu; (ii) ước lượng kết quả của các mô hình nghiên cứu về tác động của QTCT đến HQHĐ của các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam và (iii) phân tích kết quả của các mô hình nghiên cứu.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Với mô hình biến phụ thuộc ROA, ROE và Tobin’Q kiểm định Hausman đưa ra kết quả p-value lần lượt là 0,0287; 0,0015 và 0,4812 cho thấy các ước lượng phù hợp của các mô hình biến phụ thuộc là ROA và ROE là ước lượng FEM, trong khi ước lượng phù hợp của mô hình biến phụ thuộc TOBIN’Q là ước lượng REM. Thực tế, với các doanh nghiệp F&B, việc bổ nhiệm các thành viên độc lập trong HĐQT giúp cho họ gia tăng được công tác giám sát hiệu quả đối với ban điều hành và duy trì mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông, từ đó giúp các doanh nghiệp F&B gia tăng HQHĐ. Kết quả này nghĩa là, khi doanh nghiệp có chủ tịch HĐQT đồng thời là giám đốc điều hành sẽ làm cho tỷ lệ ROA và ROE gia tăng, điều này tương đối phù hợp với lý thuyết người đại diện và một số nghiên cứu trước đây như Vo và Nguyen hay Guluma (2021).

Tuy nhiên, về góc độ thị trường, việc kiêm nhiệm lại không đưa ra kết quả tích cực với chỉ tiêu Tobin’Q, kết quả này được giải thích là do không còn sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát khiến mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp giảm, không kích thích được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, hoặc các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài ra, uy tín của công ty kiểm toán cũng tác động tích cực đến tỷ suất ROA ở mức nghĩa 5% cho thấy việc lựa chọn công ty kiểm toán có danh tiếng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp F&B nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ quá trình minh bạch thông tin. Phát hiện này khá phù hợp tại Việt Nam, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 lây lan mạnh tại Việt Nam, để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa doanh nghiệp, điều này khiến HQHĐ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp F&B nói riêng bị suy giảm.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.1. Thống kê mô tả

TểM TẮT KẾT QUẢ NGHIấN CỨU

Liên quan đến biến DUMMY đại diện cho đại dịch COVID-19 có tác động ngược chiều đến ROA với mức ý nghĩa 5% và tác động đến các chỉ tiêu còn lại nhưng hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên nữ, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT có tác động cùng chiều; trong khi quy mô ban kiểm soát tác động ngược chiều và tỷ lệ sở hữu cổ phần có quan hệ phi tuyến với HQHĐ của các doanh nghiệp F&B. Trong đó, quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều; đòn bẩy tài chính và đại dịch COVID-19 tác động ngược chiều và số năm thành lập không ảnh hưởng đến HQHĐ của các doanh nghiệp F&B.

Điều này làm cho mối quan hệ giữa QTCT và HQHĐ doanh nghiệp được nhiều học giả trong nước và trên thế giới quan tâm, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu này vẫn còn nhiều khác biệt và có sự tranh luận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố trong QTCT bao gồm quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT, danh tiếng của công ty kiểm toán có tác động tích cực đến HQHĐ của các doanh nghiệp F&B trong khi quy mô của ủy ban kiểm soát nội bộ có tác động ngược chiều đến HQHĐ của các doanh nghiệp này. Liên quan đến kết quả nghiên cứu, ngoài các biến độc lập chính thể hiện đặc điểm của hoạt động QTCT, nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng về mối quan hệ giữa các biến kiểm soát và HQHĐ của các doanh nghiệp F&B.

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Với kết quả này, các doanh nghiệp cần xem xét về quy mô của ủy ban kiểm soát nội bộ để một mặt đảm bảo công tác kiểm soát, mặt khác đảm bảo HQHĐ của các DN. Đồng thời với khuyến nghị này, các doanh nghiệp cũng nên xem xét về mô hình quản trị của ủy ban kiểm soát theo chiều hướng gia tăng tính độc lập đồng thời đề cao tính minh bạch và công khai thông tin của ban kiểm soát nhằm phát huy vai trò tối đa của ban này trong hoạt động doanh nghiệp. Năm là, kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đủ lớn, sẽ kích thích HQHĐ cho các doanh nghiệp F&B niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cụ thể, các công ty cần gia tăng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để các nhà đầu tư này có thể cơ hội tham gia trực tiếp điều hành công ty, giúp năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh của công ty được cải thiện và giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận với những tiến bộ và máy móc hiện đại trên thế giới, vươn tầm ra thị trường quốc tế cũng như tăng khả năng huy động vốn. Ngoài ra, liên quan đến kết quả đối với các biến kiểm soát, các doanh nghiệp F&B nên có lộ trình để gia tăng quy mô vốn, đặc biệt là vốn chủ sở hữu để giảm bớt tỷ lệ nợ của các công ty này. Đồng thời để đảm bảo HQHĐ trong suốt, các doanh nghiệp cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 do Bộ y tế đề xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng.