Những yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá của người đi làm tại tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá ở người đi làm để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm số lượng người hút thuốc lá.

Câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá của những người đi làm

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Kết cấu của đề tài nghiên cứu Luận văn được chia ra thành 5 phần

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Mô hình hành vi của người tiêu dùng

    Cũn núi đến sự biến đổi văn hóa, đó là sự hình thành những tư tưởng mới, quan niệm mới, chuẩn mực mới trong lối sống và phong cách sống, thay thế những gì không còn phù hợp với sự biến đổi của môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, … mà nền văn hóa phải vận động trong đó; đó là kết quả của sự giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa với nhau. Một doanh nghiệp mới có thể tham gia thị trường bằng cách vận dụng những sự thôi thúc mà các đổi thủ cạnh tranh đã sử dụng và tạo ra những kiểu dáng tương tự, bởi vì người mua có khuynh hướng chuyển lòng trung thành sang những nhãn hiệu tương tự hơn là sang những nhãn hiệu khác hẳn (khái quát hoá).

    Các nghiên cứu liên quan

      Bằng việc sử dụng một mẫu gồm những người Việt Nam hút thuốc và không hút thuốc (từ các bộ số liệu điều tra mức sống dân cư sẵn có), Laxminarayan và Deolalikar đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc bỏ hoặc bắt đầu hút thuốc lá và thuốc lào từ năm 1993 đến 1998 và những thay đổi về giá của hai sản phẩm thuốc lá này. Laxminarayan và Deolalikar cũng khảo sát ảnh hưởng có thể có do những thay đổi về giá có thể dẫn tới sự thay thế giữa các sản phẩm thuốc lá và phát hiện rằng những thay đổi về giá thuốc lá có mối liên hệ tỷ lệ thuận và đáng kể với quyết định chuyển từ hút thuốc lá sang hút thuốc lào.

      Thực trạng kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam .1 Thuế

      • Thực trạng kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam

        Tại Việt Nam, vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền và giáo dục đã được nhấn mạnh trong các chính sách Quốc gia, trong đó có Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về tăng cường kiểm soát thuốc lá và Quyết định số 1315/2009/QĐ-TTg về việc thực hiện khung ước về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam. Các yếu tố tác động tới hành vi mua như yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội gồm nhóm người tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị xã hội; yếu tố cá nhân bao gồm tuổi tác, chu kỳ sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống; nhóm yếu tố về tâm lý bao gồm lý thuyết về động cơ, lý thuyết về nhận thức, trình độ, niềm tin và thái độ.

        Bảng 2.1: Bảng thuế suất thuốc lá của Việt Nam từ năm 1990 đến nay Thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT)
        Bảng 2.1: Bảng thuế suất thuốc lá của Việt Nam từ năm 1990 đến nay Thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT)

        PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Khung phân tích

          Để đánh giá mức độ tham gia hút thuốc từ đối tượng khảo sát, tác giả dựa vào mô hình của Elisabeth Sadoulet (1995), mô hình này giải thích tình trạng hút thuốc (biến giả) bằng cách sử dụng tất cả thông tin cá nhân và giá thuốc lá. Với Dsmoker: biến giả mô tả hành vi hút thuốc (0: không hút thuốc; 1: có hút thuốc) Xi là các biến bao gồm giới tính, tuổi, nghề nghiệp, bằng cấp, khu vực, tổng số người trong hộ, dân tộc, tình trạng hôn nhân. Riêng về giá, tác giả dùng giá thuốc lá được tính bằng trung bình của giá thuốc Warhorse và Whitehorse cũng như giá riêng của từng loại ở mỗi phường, xã được khảo sát.

          Để đánh giá các yếu tố tác động đến cường độ hút ở người hút thuốc lá, tác giả dựa vào mô hình của Ramu Ramanathan (2002) và sử dụng hàm logarit của số lượng điếu thuốc lá. - Nghề nghiệp: lãnh đạo, nhà chuyên môn bậc cao và trung, nhân viên trợ lý văn phòng, nhân viên dịch vụ bán hàng, lao động có kỹ năng, lao động giản đơn, quân đội, lao động thủ công, thợ lắp ráp và vận hành máy móc. Ban đầu, tác giả dựa vào các nghiên cứu liên quan và một số câu hỏi khảo sát của GATS năm 2010, sau đó khảo sát thử 50 người ở 50 hộ gia đình để đánh giá và hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với mục đích nghiên cứu cùng với kết hợp ý kiến của chuyên gia.

          KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm của mẫu quan sát

          Toàn bộ mẫu

          Riêng về nghề nghiệp, chiếm nhiều nhất là nhóm lao động thủ công và lao động giản (55,7%), còn thấp nhất là nhóm nhân viên trợ lý văn phòng, nhân viên dịch vụ và bán hàng, lãnh đạo, nhà chuyên môn bậc cao (21,7%). Dựa vào bảng 4.2, các ngành yêu cầu vận dụng trí óc nhiều như lãnh đạo cơ quan nhà nước, nhà chuyên môn bậc cao và trung thường có bằng cấp cao hơn sơn với các ngành nghề còn lại. Còn các ngành nghề ít sử dụng kiến thức và trí óc nhiều thì chủ yếu có bằng cấp từ THCS trở xuống.

          Thu nhập trung bình của của đối tượng khảo sát là 3261,3 ngàn đồng/tháng, trong đó thu nhập thấp nhất là 800 ngàn đồng/tháng và cao nhất là 10400 ngàn đồng/thỏng. Nhìn vào biểu đồ, mức thu nhập chiếm nhiều nhất trong khoảng 800 đến 4000 ngàn đồng/tháng, còn khoảng 6000 ngàn đồng/tháng trở lên chiếm ít nhất. Nhóm người lao động giản đơn có tỉ lệ hút thuốc là 70,4%, nhóm người lao động có kỹ năng trong nông lâm ngư nghiệp chiếm 72%.

          Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa bằng cấp và nghề nghiệp
          Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa bằng cấp và nghề nghiệp

          Đối với người hút thuốc

          Về nghề nghiệp, chiếm nhiều nhất tổng số người hút thuốc trong khảo sát là nhóm nghề lao động thủ công và lao động giản đơn. Cụ thể, hút dưới 7 điếu/ngày, nhóm nghề lao động giản đơn chiếm nhiều nhất với 20,5%, nhóm nghề lao động có kỹ năng trong nông lâm ngư nghiệp chiếm 11,4%, tiếp đến là nhóm nghề lao động thủ công và nghề nghiệp liên quan khác (8,7%). Nhìn về tổng thể, số người hút thuốc lá Warhorse và Bastos chiếm nhiều nhất với 51% và 49%, đây là thuốc lá gói 20 điếu giá thấp và trung bình lần lượt 7 ngàn đồng và 10 ngàn đồng, tiếp đến là thuốc Whitehorse chiếm 40%, đây là loại thuốc giá cao (giá trung bình là 20 ngàn đồng/gói).

          Với số người hút thuốc dưới 7 điếu/ngày thường mua thuốc lá nhãn hiệu Warhorse (33%), trong khi đó số lượng hút từ 15 điếu/ngày thì sự chọn mua chiếm tới 70%. Về mức thu nhập, người có mức thu nhập thấp thường chọn các nhãn hiệu Warhorse và Bastos và sự chọn mua 2 nhãn hiệu này giảm dần khi mức thu nhập tăng lên. Về mức chi tiêu cho thuốc lá hàng tháng, những người chi dưới 100 ngàn/tháng thì nhãn hiệu thuốc lá Bastos, Whitehorse, Warhorse được chọn nhiều nhất, chiếm lần lượt là 48%, 46%, 39%, sản phẩm thuốc lá Dinhill ít được chọn hơn (5%).

          Bảng 4.9 Thực trạng sử dụng các nhãn hiệu thuốc lá
          Bảng 4.9 Thực trạng sử dụng các nhãn hiệu thuốc lá

          Tác động của truyền thông, kiến thức và nhận thức của đối tượng khảo sát về tác hại của thuốc lá

          Tại thành thị, số người biết tới tác hại của thuốc lá qua kênh này chiếm 90% trong toàn bộ số người khảo sát, với người đang hút thuốc là 86%, người không hút thuốc là 95%. Về bằng cấp, tỉ lệ dự định bỏ hút thuốc lá cũng có sự khác biệt, nhóm có bằng Tiểu học trở xuống thấy cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá là 81% và dự định bỏ thuốc là 46,6%. Về bệnh ung thư phổi, những người dưới 30 tuổi tin rằng hút thuốc gây ra bệnh này chiếm cao nhất với tỉ lệ là 87% của tổng thể và 90% với những người đang hút thuốc lá.

          Về cấm hút thuốc tại các cơ sở y tế, những người có bằng cấp Tiểu học trở xuống biết về quy định này chiếm thấp nhất với 77%, chiếm cao nhất là nhóm có bằng cấp từ Cao đẳng trở lên với 100% so với tổng thể, riêng khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lần lượt là 95% và 83%. Về quy định tại trường học, nhóm tuổi dưới 30 hiểu biết quy định này nhiều hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại, thành thị nhiều hơn so với nông thôn (lần lượt là 89% và 73%), nhóm người có bằng Tiểu học trở xuống biết cấm hút thuốc lá tại trường học là 64%, trong khi nhóm người có bằng Cao đẳng trở lên chiếm 95%. Về quy định cấm hút thuốc tại các khu vui chơi và chăm sóc trẻ em, sự chênh lệch không quá nhiều các các nhóm tuổi và khu vực, khi xét về bằng cấp và nghề nghiệp có sự chênh lệch đáng kể.

          Bảng 4.12 Tỉ lệ phần trăm những người hút thuốc lá thấy cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá và nghĩ tới việc bỏ hút thuốc
          Bảng 4.12 Tỉ lệ phần trăm những người hút thuốc lá thấy cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá và nghĩ tới việc bỏ hút thuốc

          Kết quả mô hình

            Biến Lao động có kỹ năng và vận hành máy móc, Lao động giản đơn, Lao động thủ công và công việc liên quan khác, tuổi, hôn nhân, giới tính có ý nghĩa ở mức 5%, biến THCS, dân tộc có ý nghĩa ở mức 10%. Tính về trung bình, nhóm người lao động thủ công và công việc liên quan khác có khả năng hút thuốc cao hơn 21,83% so với nhóm người làm việc trong khối văn phòng. Nhìn vào kiểm định, những người có bằng THCS có tác động đến mô hình với ý nghĩa 10%, còn những người có bằng THPT, Cao đẳng trở lên không có tác động đến mô hình.

            Đồng thời, dựa vào tác động biên, tính về mặt trung bình thì nhóm người có bằng THCS có khả năng hút thuốc cao hơn 10,71% so với những người có bằng Tiểu học trở xuống. Ngoài ra, để so sánh sự tham gia hút thuốc ở từng nhóm tuổi, tác giả chạy mô hình hồi quy và tác động biên của mô hình ban đầu nhưng biến tuổi được phân ra thành các nhóm. Biến Nhân viên khối văn phòng có ý nghĩa ở mức 10%, còn biến Lao động có kỹ năng và vận hành máy móc và dân tộc có ý nghĩa ở 5%, còn biến Lao động giản đơn có ý nghĩa ở mức 1%.

            Bảng 4.17 Kết quả mơ hình tham gia hút thuốc với giá thuốc lá trung bình Giá trung bình Tác động
            Bảng 4.17 Kết quả mơ hình tham gia hút thuốc với giá thuốc lá trung bình Giá trung bình Tác động