Giải pháp phát triển bền vững Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC

Kết quả dự kiến đạt được

- Đánh giá thực trạng quá trình hình thành và phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Phân tích cơ hội, thách thức để đưa ra một số giải pháp tiếp tục phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn tiếp theo.

Kết cấu của luận văn

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

Quá trình hình thành, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn .1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được quy hoạch, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị. Về xây dựng nông thôn mới, hết năm 2018 bình quân toàn tỉnh đạt 9,7 tiêu chí/xã, có 48 xã đạt chuẩn, không còn xã dưới 5 tiêu chí, thành phố Lạng Sơn được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 68%, công nghiệp - xây dựng 29%, nông lâm nghiệp 13%; nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng phát triển khá.

Diện tích khoảng 394 km2, bao gồm: Thành phố Lạng Sơn; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và các xã Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần xã Bình Trung, huyện Cao Lộc; các xã Tân Thanh, Tân Mỹ, huyện Văn Lãng; một phần xã Vân An, huyện Chi Lăng và xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, cùng với sự phát triển của Khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để sau năm 2010 phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); giữ vai trò trọng yếu là đầu mối giao lưu quan trọng của tuyến hành lang kinh tế và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ. Khai thác có hiệu quả lợi thế của khu vực cửa khẩu biên giới; xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu trở thành khu thương mại, dịch vụ năng động có chính sách, cơ chế thuận lợi để thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các nước với thị trường Trung Quốc.

Thực trạng phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn

Lạng Sơn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 08/7/2010, Quy hoạch phát triển Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2027/QĐ-UBND ngày 25/12/2012; UBND tỉnh đã chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch các phân khu chức năng các phường, trung tâm các xã thuộc thành phố, khu vực nội thị thị trấn Đồng Đăng, khu vực trung tâm thị trấn Cao Lộc; Quy hoạch trục trung tâm Khu KTCK; Quy hoạch các khu chức năng khác như: khu đô thị mới, khu cụm công nghiệp, khu chế xuất 1, khu trung chuyển hàng hóa, khu phi thuế quan giai đoạn 1;. Đến nay, hầu hết các khu vực cửa khẩu, các khu chức năng trong Khu KTCK đã được lập quy hoạch chi tiết xây dựng, nhiều khu vực đã được điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp yêu cầu phát triển như: Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỷ lệ 1/500 (giai đoạn 1) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2289/QĐ-UBND ngày 30/11/2017; Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu tái định cư và dân cư được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 25/12/2018. Các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước qua địa bàn, bộ mặt cửa khẩu ngày càng khang trang, hiện đại; Nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đã góp phần thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào địa bàn các vùng biên giới 2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn Thứ nhất, về thương mại - xuất nhập khẩu.

+ Bộ đội Biên phòng cửa khẩu có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại cửa khẩu thực hiện thủ tục biên phòng và công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động XNC của người, phương tiện; phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; phối hợp kiểm tra, giám sát đảm bảo an ninh hàng hóa XNK và phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật. Các sở, ban, ngành phía Việt Nam thường xuyên Hội đàm, gặp gỡ với các cơ quan chức năng liên quan phía Quảng Tây, Trung Quốc để trao đổi tình hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới, công tác đấu nối giao thông đường bộ, công tác quản lý lao động phổ thông làm thuê, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý cửa khẩu, thúc đẩy xuất nhập khẩu qua địa bàn; thỏa thuận các nội dung hợp tác giữa hai bên liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thương mại, văn hóa, du lịch. Nhiều biện pháp được triển khai có hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động đến việc áp dụng các biện pháp hành chính và thực thi theo quy định của pháp luật; lập các trạm kiểm soát chốt ch n các tuyến đường tiểu ngạch, khảo sát các tuyến đường để lắp đặt các biển báo cấm phương tiện XNC, hàng hóa XNK ra, vào KKTCK; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn .1 Những kết quả đạt được

Thông qua phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, hoạt động du lịch tham quan, đi lại của dân cư, bao gồm cả các tỉnh vùng biên giới cũng như nhân dân hai nước ngày càng tăng lên, người dân đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơ chế thị trường, với giao lưu quốc tế và được thụ hưởng nhiều kết quả trực tiếp từ phát triển kinh tế tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Mặc dù KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được xác định về ranh giới địa lý hành chính, song một loạt vấn đề đang đặt ra chưa được trả lời: các ngành kinh tế cần được phát triển tại các KKTCK trong những năm trước mắt và tương lai khoảng 5-10 năm tới; trong đú, cần xỏc định rừ ngành nghề chủ đạo, ngành nghề bổ trợ; xu hướng vận động, biến đổi của cơ cấu các ngành nghề này; nguồn lực phát triển tại chỗ hay bên ngoài; quy mô khối lượng, chất lượng nguồn lực; sự phát triển và cơ cấu dân cư, lao động tại các KKTCK những năm tới; quy hoạch khu dân cư, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội tại các KKTCK… Một loạt vấn đề này hiện chưa được xác định trong chiến lược phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Tăng trưởng thương mại không ổn định, quy mô xuất khẩu, nhập khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; chất lượng hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu còn thấp, mang tính tự phát, tính thời vụ, mặt hàng manh mún, phụ thuộc nhiều vào thị trường phía bạn, luôn luôn bị động, chưa đảm bảo an toàn cho kinh doanh, đối tượng tham gia kinh doanh tự phát, thiếu trật tự.

Chưa có sự gắn kết giữa Doanh nghiệp - các KKTCK - các trung tâm kinh tế lớn của đất nước - các địa phương có thế mạnh ở phía sau (hậu phương) để tạo nguồn hàng chủ lực đủ sức cạnh tranh, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, làm cho các KKTCK chưa phát huy lợi thế, có sức cuốn hút các địa phương và các trung tâm kinh tế lớn của đất nước vào mối quan hệ giao lưu với các nước láng giềng. Đặc biệt, kể từ ngày 01/9/2016, khi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực, kéo theo một loạt chính sách ưu đãi hết hiệu lực làm giảm hẳn tính hấp dẫn đầu tư vào KKTCK này; đồng thời nảy sinh một loạt các vướng mắc gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh trong khu kinh tế cũng như công tác quản lý các hoạt động của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng bên trong KKTCK theo quy hoạch được đẩy mạnh, nhiều công trình thiết yếu đã được đầu tư như Khu kiểm hoá cửa khẩu, trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu, các trạm kiểm dịch, bãi đỗ xe, khu thương mại, các công trình hạ tầng công nghệ thông tin; mạng intranet/internet dùng chung, Sàn giao địch thương mại điện tử, cổng giao tiếp điện tử được hình thành và phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của các cấp, các ngành; cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi hẳn bộ mặt KKTCK, có tác dụng lan tỏa thúc đẩy các vùng lân cận cùng phát triển.