MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các mô hình quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Hạ Hòa. Luận văn đề xuất các mô hình quản lý khai thác phù hợp, hiệu quả và bền vững với quy mô, loại hình công trình, điều kiện dân sinh kinh tế, tập quán của từng khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Vận dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và huyện , các cán bộ xã cơ sở, đặc biệt là người dân sinh sống trực tiếp trên địa bàn đang khảo sát. Ngoài ra, luận văn còn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các cơ quản quản lý có liên quan đến công tác quản lý như : Các phòng ban huyện Hạ Hòa, các phòng ban thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ và các đơn vị làm chủ đầu tư, cán bộ làm công tác liên quan đến quản lý các công trình trên địa bàn huyện,các nhà thầu đang và đã thi công công trình trên địa bàn huyện….
Cơ sở thực tế: Luận văn sử dụng các thông tin số liệu, tài tiệu thực tế về các công trình cấp nước đang thực hiện và đã bàn giao đi vào hoạt động, giai đoạn gần đây trên địa bàn huyện Hạ Hòa.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý cấp nước trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra các kết quả đạt được và các tồn tại hạn chế cần khắc phục và tháo gỡ. Đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao công tác quản lý các công trình cấp nước sắp thực hiện trong thời gian tới và các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nội dung của luận văn
Nguồn nước dưới đất tại một số địa bàn miền Bắc, miền Trung và mới đây là ĐBSCL cũng đang bị ô nhiễm Asen (thạch tín) một cách trầm trọng. Chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, nói cách khác là nước vượt hàm lượng tiêu chuẩn cho phép có thể dẫn đến những tác hại trước mắt cũng như lâu dài. Nếu như một số chất hoà tan vượt quá tiêu chuẩn có thể dẫn đến tử vong như Asen, thì một số chất không gây ngộ độc hay tử vong ngay mà có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tiếp theo đó là Mangan hay Magiê. Lượng Amôniăc hay Sulphua vượt quá quy định sẽ gây mùi khó chịu và là môi trường tốt cho vi khuẩn E.Coli gây bệnh. Lượng sắt vượt quá quy định không chỉ làm hỏng quần áo khi giặt giũ mà còn làm hỏng các thiết bị liên quan, gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho người dân.. Tại khu vực nông thôn tại Việt Nam, do tác động của đô thị hóa và phát triển làng nghề nên vấn đề ô nhiễm môi trường và nguồn nước mặt ngày càng tăng cao, đem lại nhiều rủi ro cho sức khỏe của người dân và cộng đồng nông thôn. Việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học gây tác động xấu tới nguồn nước mặt và nước ngầm tầng nông, ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn. Vì vậy, việc cung cấp nước sạch thông qua các hệ thống cấp nước tập trung với chất lượng nước đảm bảo đóng vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo sức khoẻ cho các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và môi trường sạch sẽ. Các hệ thống cấp nước tập trung. nông thôn được xây dựng cũng góp phần cải thiện bộ mặt hạ tầng nông thôn, đóng góp vào công cuộc phát triển nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn ở Việt Nam. 1.1.2 Nội dung công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 1.1.2.1 Các chủ thể trong công tác quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn là quản lý các chủ thể liên quan đến việc cấp nước, nó bao gồm tất cả các lĩnh vực từ khi bắt đầu thực hiện dự ỏn đến khi cụng trỡnh đi vào khai thỏc vận hành. Thụng qua cỏc chủ thể để làm rừ được “quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn là làm những gì ?”. Cụ thể các chủ thể trong công tác quản lý bao gồm:. + Nguồn nước: Đây là một trong những chủ thể quan trọng do nó quyết định vị trí và tính khả thi của việc xây dựng công trình, công tác quản lý nhằm đảm bảo về chất lượng và lưu lượng nguồn nước trong toàn bộ quá trình. + Các công trình đầu mối, trạm cấp nước, hệ thống ống dẫn: Công tác quản lý cần bắt đầu từ khâu quản lý dự án sau đó khi hoàn thiện mới tiếp tục đến khâu quản lý vận hành; nhiệm vụ là để đảm bảo nước sinh hoạt cấp cho người dân sử dụng sau khi đã được xử lý đầy đủ các quy trình, nước cấp ra phải đạt lưu lượng đúng như thiết kế và phải là nước sạch. + Duy tu, sửa chữa thường xuyên công trình: Công tác bảo hành cho công trình cũng rất quan trọng, ngoài việc làm tăng tuổi thọ, tính bền vững cho công trình; nó còn mang lại nhiều hiệu quả tích cực: Thứ nhất là kích thích việc sử dụng nguồn nước máy trong các hộ gia đình, góp phần nâng cao sức khỏe người dân, ngoài ra chi phí bán nước tăng lên kéo theo hiệu quả về kinh tế. Thứ hai là đảm bảo cung cấp nước được thường xuyên, không bị gián đoạn. Hệ thống đường ống duy tu thường xuyên sẽ không bị rò rỉ gây lãng phí nước, tránh được ngập úng và sạt lở đất.. + Con người: Là chủ thế bắt buộc của tất cả hoạt động xuyên suốt toàn bộ quá trình. Quản lý tốt nguồn nhân lực là mấu chốt quyết định dẫn đến việc công trình cấp nước hoạt động có hiệu quả hay không. Theo quy định tại Thông tư 54/2013/TT-BTC về việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô công trình, công nghệ cấp - xử lý nước, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW sẽ quyết định giao công trình cho đơn vị quản lý khai thác sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:i)đơn vị sự nghiệp công lập;. ii)doanh nghiệp; iii) UBND xã và Hợp tác xã. Theo quy định, việc phân cấp quản lý khai thác công trình phải đảm bảo đơn vị được phân cấp phải thuộc một trong các loại hình nêu trên và phải đảm bảo có đủ năng lực quản lý, vận hành và khai thác công trình. Sau khi đã phân giao quản lý, đơn vị quản lý khai thác sử dụng công trình sẽ có các quyền lợi sau:. - Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác công trình;. - Được tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch cấp nước trên địa bàn; đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng và khai thác công trình;. - Chủ động thực hiện các biện pháp quản lý, bảo trì theo quy định của pháp luật nhằm vận hành, khai thác công trình theo thiết kế;. - Thu tiền nước theo giá tiêu thụ nước sạch khu vực nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;. - Được UBND cấp tỉnh cấp bù số tiền chênh lệch giữa giá thành nước sạch và giá tiêu thụ nước sạch cung cấp cho khu vực nông thôn theo quy định tại Thông tư 54/2013/TT-BTC;. - Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, vận hành và khai thác công trình;. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh các quyền lợi nêu trên, đơn vị được phân giao quản lý khai thác sử dụng các công trình cấp nước nông thôn sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:. - Chịu trách nhiệm việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình theo quy định;. - Bảo đảm cung cấp nước cho khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ theo quy định;. - Thực hiện báo cáo, hạch toán, khấu hao, bảo trì công trình theo đúng quy định và pháp luật có liên quan;. - Bồi thường khi gây thiệt hại cho khách hàng sử dụng nước theo quy định của pháp luật;. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMTNT, trong lĩnh vực cấp nước nông thôn Việt Nam, từ trước tới nay có 7 loại mô hình quản lý khai thác và sử dụng công trình bao gồm: i) Mô hình cộng đồng quản lý; ii) Mô hình tư nhân quản lý;. Mô hình Hợp tác xã quản lý; iv) Mô hình doanh nghiệp tư nhân quản lý; v) Mô hình Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT quản lý; vi) Mô hình UBND xã quản lý; và vii) Mô hình Ban quản lý. + Nội dung của kế hoạch cần chỉ rừ danh mục những cụng việc dự kiến, nguồn lực (nhõn lực, vật lực, tài lực) và phải thể hiện rừ cỏc mục tiờu, nhiệm vụ, biện phỏp và tiến độ cụ thể đối với từng việc;. + Các công việc về quản lý, khai thác công trình cấp nước phải được sắp xếp có hệ thống, có trọng tâm, trọng điểm và phải đảm bảo tính khả thi. - Mức độ lãnh đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch: Vai trò người lãnh đạo là xác định và định hướng chiến lược dài hạn cùng với nhân viên của mình phấn đấu đạt tới mục tiêu đã đề ra. Người lãnh đạo là người xây dựng nên chương trình và đề ra nhiệm vụ để cùng với nhân viên của mình thực hiện theo một cách xác định. Trong công tác quản lý, khai thác hệ thống cấp nước nông thôn, người lãnh đạo đơn vị sẽ là người chỉ đạo xõy dựng kế hoạch và đồng thời là người theo dừi, giỏm sỏt việc triển khai kế hoạch, đảm bảo sao cho kế hoạch đặt ra được thực hiện đúng mục tiêu và đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, cần tạo điệu kiện phát triển sự sáng tạo thông qua các ý tưởng đóng góp, tham mưu của nhân viên để tổng hợp, trắt lọc bổ sung hoàn thiện tối ưu kế hoạch. Tùy theo mức độ đạt được của kế hoạch, có thể đánh giá mức độ và hiệu quả của công tác quản lý của lãnh đạo. - Mức độ kiểm soát các quá trình: Theo bộ môn Quản trị học, kiểm soát là “quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra”. Kiểm soát có vai trò rất quan trọng đối với một đơn vị/tổ chức quản lý, bao gồm: i) bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu, ii) phát hiện kịp. thời những vấn đề sai lệch, những khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu, và iii) kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết để đạt được mục tiêu.
Thông qua Quyết định số 3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt văn kiện chương trình “mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn ngân hàng thế giới, mặc dù có được nguồn viện trợ kinh phí lớn từ Ngân hàng thế giới (WB) kết hợp với nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn sự nghiệp thì việc chủ động thu hút, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp và vốn trong dân cũng góp phần nâng cao công tác triển khai các dự án mới cũng như quản lý có hiệu quả các dự án đã đưa vào hoạt động. Tỡm hiểu đầy đủ, chớnh xỏc, rừ ràng về cơ sở phỏp lý của Nhà nước và học hỏi cỏc bài học kinh nghiệm phù hợp đúc rút trên phạm vi toàn quốc sẽ giúp tăng cường công tác đầu tư, quản lý vận hành, tăng cường tính bền vững các hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung, góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới hiện đang được Chính phủ triển khai và thúc đẩy trên phạm vi toàn quốc.
Đất feralit đỏ vàng trên nền phiến thạch sét 25.450 ha, bằng 2/3 diện tích đồi núi của huyện, thường ở độ cao 70m, độ dốc lớn, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp. - Hạ Hòa là một trong những huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Phú Thọ, với tổng diện tích là 341,5km2, nhưng phần lớn diện tích là đồi núi, vùng đồng bằng ven sông chỉ chiếm phần nhỏ nên dân số tại đây phân bố không đều, mật độ dân số trung bình là 317 người/ km2, chủ yếu là người dân nông thôn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tính đến.
Việc báo cáo về hiệu quả quản lý khai thác, vận hành các công trình đã xây dựng chưa được thực hiện tốt, và mới chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ cấp trên (mang tính sự vụ) nhưng chất lượng báo cáo còn hạn chế. Như đã trình bày ở phần 1.2.1, theo thống kê, trong lĩnh vực cấp nước nông thôn của nước ta đã tồn tại 7 mô hình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn, bao gồm:. i) Mô hình cộng đồng, ii) Mô hình tư nhân, iii) Mô hình Hợp tác xã, iv) Mô hình doanh nghiệp tư nhân, v) Mô hình Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh, vi) Mô hình UBND xã, và vii) Mô hình Ban quản lý. Tính tới năm 2013, trước khi ra đời Thông tư 54/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. bàn tỉnh Phỳ Thọ cú nờu rừ cỏc cụng trỡnh cấp nước tập trung nụng thụn của tỉnh Phỳ Thọ sau khi xây dựng được phân giao cho 03 mô hình/đơn vị chính sau quản lý, vận hành công trình: i) Mô hình quản lý bởi cộng đồng, đơn vị công lập; ii) Mô hình quản lý bởi Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh (Doanh Nghiệp); iii) Mô hình quản lý bởi UBND xã và Hợp tác xã. Trong trường hợp thiếu đi sự quan tâm và vào cuộc của chính quyền xã và sự đôn đốc của cấp trên (UBND huyện và tỉnh) thì hiệu quả quản lý, vận hành công trình sẽ gặp khó khăn. Thứ hai, việc quản lý, vận hành trực tiếp các công trình được phân giao cho Tổ quản lý vận hành của thôn hoặc liên thôn. Thành viên các Tổ quản lý vận hành công trình chỉ dao động từ 2-5 người tùy theo quy mô công trình với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về quản lý vận hành công trình không nhiều. Do vậy, chất lượng và hiệu quả dịch vụ cấp nước từ các công trình cấp nước nhìn chung mới chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản. Thứ ba, việc cập nhật, báo cáo thông tin về hiện trạng và hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước còn rất lỏng lẻo và hiện tỉnh cũng chưa đưa ra chế tài cụ thể trong trường hợp báo cáo muộn hoặc không đầy đủ. Xét về góc độ quản lý Nhà nước, việc tổng hợp và cập nhật thông tin, dữ liệu về hoạt động và hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước đã xây dựng từ cấp xã còn chưa kịp thời và gặp nhiều khó khăn do không có cơ quan chuyên môn quản lý và vận hành các công trình đã được xây dựng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch để cải thiện hiệu quả công tác quản lý vận hành, bảo. dưỡng và tu bổ sửa chữa công trình cũng như kế hoạch nâng cấp sửa chữa các công trình đã xây dựng cũng còn đối mặt với nhiều thách thức. 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt. Theo phần 1.1.3 trong Chương 1, các tiêu chí được đề xuất để đánh giá kết quả công tác quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn được xác định bởi yếu tố lý thuyết và thực tế, trong đó yếu tố lý thuyết bao gồm các tiêu chí: i) Công tác tổ chức bộ máy,. ii) Mức độ hoàn thiện kế hoạch, iii) Mức độ lãnh đạo thưc hiện và hoàn thành kết hoạch;. iv) Mức độ kiểm soát các quá trình.
Việc tổng hợp ý kiến người sử dụng một cách có hệ thống hiện nay trên địa bàn huyện Hạ Hòa vẫn còn khó khăn, do gặp nhiều khó khăn về điều kiện di chuyển, nguồn lực kinh tế, nguồn nhân lực..Trong tương lai, khi số lượng đấu nối tăng lên, nhu cầu sử dụng của người dân cũng tăng dần, các công trình cấp nước được chuyển giao cho Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT tiếp quản sẽ cần cải thiện, phát triển chất lượng dịch vụ cung cấp, khi đó sẽ việc áp dụng các phương pháp tổng hợp ý kiến người dân sẽ dễ dàng hơn và khách quan hơn. Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Phú Thọ đã nghiên cứu xây dựng và ban hành nhiều văn bản, kế hoạch theo hướng dẫn của TW, thực hiện theo Quy hoạch cấp nước và VSMTNT đến năm 2020 của tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, trong đó có huyện Hạ Hòa… Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được hưởng dịnh vụ nước đạt tiêu chuẩn tăng lên, chất lượng cuộc sống, sức khỏe ngày càng được cải thiện.