Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Bài học từ trường hợp Ngân hàng ACB

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢNTRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bài học kinh nghiệm về về rui ro thanh khoản của các ngân hàng tại Việt Nam

Thậm chí còn có kẻ gọi điện thoại trực tiếp đến nhiều khách hàng của ACB rằng ngân hàng này sắp phá sản.Tin đồn này tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ cho một số khách hàng có tham gia giao dịch tại ngân hàng ACB. Trong ngày NHNN tiếp tục hổ trợ cho ngân hàng ACB 450 tỷ đồng, ngân hàng Vietcombank TP HCM đã cho ngân hàng ACB vay 3,5 triệu USD, các ngân hàng Sài Gòn Thuong Tín, Đông Á, Eximbank, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại TP HCM cũng tích cực hỗ trợ cho ngân hàng ACB. Tiếp đó, chiều 22-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu NHNN không sớm có những biện pháp tiếp vốn và lãnh đạo ngân hàng không kịp thời phát ngôn cải chính trước cơ quan báo chí và truyền thông để trấn an tâm lý người dân thì ắc hẳn một khủng hoảng thanh khoản sẽ thật sự xảy ra và từ đó lan truyền trong hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng ACB năm 2012 có nguyên nhân sâu xa từ việc quản trị, giám sát hoạt động của ngân hàng không chặt chẽ và được kích nổ sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một doanh nhân được xếp vào nhóm giàu nhất Việt Nam, có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực ngân hàng - bị bắt tạm giam điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Chủ tịch bị khởi tố, tổng giám đốc bị khởi tố bắt giam, hàng loạt lãnh đạo lớn nhỏ dính vào lao lý… Thua lỗ, mất tiền, mất người và hình ảnh một ngân hàng tốt hàng đầu Việt Nam đã gần như bị xóa sạch.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TPHCM

    Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM ( HDBank ) do Đại hội đồng cổ đông đứng đầu được đại diện thông qua Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông; với Tổng giám đốc, Phòng Kiểm toán nội bộ và các Ủy ban: Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban tín dụng, Ủy ban nhân sự, Ủy ban công nghệ, Hội đồng đầu tư, Hội đồng sản phẩm, Alco, Văn phòng lãnh đạo trực thuộc Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc trực tiếp điều hành các Khối: Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối KHDN lớn và ĐCTC, Khối KHDN, Khối KHCN, Trung tâm dịch vụ khách hàng, Trung tâm thẻ, Phòng Marketing, Khối vận hạnh, Trung tâm công nghệ thông tin, Khối quản trị rủi ro, Ban pháp chế và Kiểm soát tuân thủ, Khối tài chính và kế hoạch ( CFO), Khối nhân sự. Nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá- nợ xấu, phòng xử lý nợ thường xuyờn phối hợp với cỏc đơn vị kinh doanh để nắm bắt theo dừi tỡnh hỡnh của khỏch hàng và hỗ trợ các đơn vị xuống làm việc trực tiếp với khác hàng để đánh giá khả năng trả nợ, tớnh rủi ro của cỏc khoản nợ, theo dừi tỡnh trạng tài sản đảm bảo…nhằm tìm biện pháp xử lý kịp thời đồng thời tiếp tục làm việc với tòa án, các cơ quan thi hành án để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ, nhất là đối với các khoản nợ xấu.

    Chuẩn mực vốn Basel III được đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong những năm 2007 - 2010 để bổ sung cho Basel II khắc phục những hạn chế, chủ yếu về quản lý thanh khoản, yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế, giới hạn tỷ lệ đòn bẩy vốn… với khuyến nghị lộ trình thực hiện vào năm 2015 - 2018 tùy theo điều kiện của từng quốc gia. Về tỷ lệ an toàn vốn, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel, thông tư yêu cầu các TCTD duy trì duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất, tỷ lệ này được điều chỉnh lên 9%, tăng 1% so với mức 8% của Quyết định 457. Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát Triển TP HCM ban hành Quyết định số 65/ QĐ-HĐQT ngày 29/7/2008 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản Tài sản và Nợ.Hội đồng là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc, có quyền quyết định các vấn đề phân bổ tài sản và Nợ trên bảng cân đối kế toán nhằm triển khai chiến lược kinh doanh chung của HDBank, phân bổ hạn mức rủi ro cụ thể và quyết định chính sách quản lý rủi ro thanh khoản.

    Sang năm 2015, với những khó khăn của nền kinh tế, mức tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng luôn ở mức thấp, và tình hình xử lý nợ xấu tại nhiều ngân hàng chưa thật sự hiệu quả, điều này cũng gây những khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng khi phải tìm đầu ra cho nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là trong việc cho vay trung dài hạn. Nguyên nhân là do các khoản tiền gửi đến hạn của khách hàng ở hai khoản kỳ hạn này quá lớn, chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn huy động ( tiền gửi của khách hàng đến hạn trong thời gian 1 tháng tới chiếm 35.48 %, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng chiếm 36.09% trong tổng nguồn vốn huy động) trong khi các khoản cho vay ở các kỳ hạn này chưa thể thu hồi về kịp để bù đắp cho các khoản đến hạn này. Nếu xét trong ngắn hạn thì khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong thời hạn dưới 1 tháng là 7,984 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 42.48 % tổng tài sản ở kỳ hạn trên, nhưng trong dài hạn thì khoản mục này rất thấp và không duy trì đối với khoản thời gian trên 1 năm.

    Trong thời gian qua nhằm đảm bảo tăng trưởng hiệu quả an toàn và bền vững, đồng thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, HDBank cũng đã từng bước thực hiện hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro NH như: Quy định tỷ lệ vốn tối thiểu, quy định về trích lập dự phòng cho rủi ro tín dụng…Tuy nhiên, NH chỉ mới dừng lại ở việc áp dụng Basel I, chưa áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro theo quy định của trụ cột 1 trong Basel II. Trong thời gian qua, HDBank đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao công tác quản trị rủi ro trong NH, có các phòng ban chuyên về chức năng quản trị rủi ro ngân hàng, nhưng chỉ tập trung ở rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,… chưa quan tâm nhiều đến rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Để phân tích thực trạng quản lý thanh khoản tại HDBank, ta sử dụng các chỉ số,nguồn vốn tự có và Hệ số CAR : tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = vốn tự có/tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổicủa ngân hàng so sánh với 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân và 2 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tại Việt Nam.

    Hiệp ước Basel II quy định tỷ lệ vốn an toàn vẫn là 8%, tuy nhiên trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Việt Nam, vì các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động là 20% tổng doanh thu, trong khi đó các khoản vay đối với các doanh nghiệp sẽ chịu mức rủi ro 100%. + Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) của ngân hàng có sự phối hợp với các phòng ban, phòng quản trị rủi ro, khối ngân quỹ- đầu tư tài chính, khối khách hàng doanh nghiệp, khối khách hàng cá nhân, khối giám sát hoạt động và các chi nhánh, phòng giao dich để thực hiện việc quản lý thanh khoản. Tuy nhiên, trong thời gian tới để phù hợp với quá trình phát triển của hệ thống tài chính và hội nhập khu vực, quốc tế, HDBank cần sớm có các chương trình áp dụng Basel II, hướng đến chuẩn mực Basel III để có thể quản lý rủi ro tốt hơn, đảm bảo sự hoạt động an toàn, ổn định của ngân hàng.

    Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBanknăm 2013 và 2014
    Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBanknăm 2013 và 2014

    NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT

    TRIỂN TPHCM