MỤC LỤC
Theo lý thuyết chi phí đại diện, một người không nên cùng một lúc nắm giữ cả 2 vị trí là CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị, bởi vì điều này sẽ làm giảm hiệu quả quản trị của Hội đồng quản trị, và tạo ra mâu thuẫn giữa ban điều hành v à Hội đồng quản trị. Trái ngược với trường phái ủng hộ lý thuyết chi phí cơ hội, trường phái ủng hộ lý thuyết nguồn lực phụ thuộc (resource dependency theory) lại tranh luận rằng: sự kiêm nhiệm chức danh CEO có thể làm tăng thành quả hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì điều này làm tăng sự tự do trong q uá trình ra quyết định của CEO (Hambrick và Finklenstien, 1987).
Barsky và Marchant (2000) thì cho rằng việc đánh giá các doanh nghiệp chỉ dựa trên các chỉ số suất sinh lời hay EPS để báo cáo với nhà đầu tư hay để quản trị doanh nghiệp là một thiếu sót, bởi vì các chỉ số này chỉ phản ánh được một phần hoạt động của doanh nghiệp. Ho và Williams (2003) trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc Hội đồng quản trị và thành quả hoạt động của doanh nghiệp tại các thị trường Anh Quốc, Thụy Điển, Nam Phi đã sử dụng đại lượng hiệu quả Giá trị t ăng thêm (Value Added Efficiency) đại diện cho biến thành quả hoạt động của các công ty, để phản ánh nguồn lực trí tuệ.
Ưu điểm của các thước đo này là dễ dàng tính toán, tuy nhiên, chúng cũng có một số nhược điểm đáng kể sau: (i) không tính đến các rủi ro mà công ty phải đối mặt (ii) sử dụng dữ liệu trong quá khứ nên không mang tính dự báo cho tiềm năng của công ty trong tương lai (iii) chỉ đơn thuần kết hợp các số liệu ghi sổ mà chưa tín h đến giá trị thị trường của công ty (iv) trong một số trường hợp, do nhà quản lý bị áp lực thành tích nên có xu hướng chỉ quan tâm để tăng các chỉ số này trong ngắn hạn mà ít quan tâm đến việc phát triển trong dài hạn. Hiệu quả đến từ nguồn lực tri thức (inlellectual) nhưng xét ở khía cạnh con người (human capital, nhấn mạnh kiến thức, kỹ năng, tinh thần, khả năng của mỗi cá nhân để đem tới những giải pháp tối ưu. HC = tổng chi phí lương của doanh nghiệp. Các chỉ số Định nghĩa Công thức tính cho khách hàng).
Tiếp theo, tác giả lược qua một số lập luận cho thấy khả năng tác động của các biến thuộc về cấu trúc của Hội đồng Quản trị lên thành quả hoạt động của Doanh nghiệp, kỳ vọng về chiều hướng tác động của các biến, đồng thời giải thích lý do tại sao chọn các biến kiểm soát như trên. Như đã trình bày tại phần lý thuyết khung, liên quan đến lý thuyết về chi phí đại diện (agency theory), do sự tách bạch trong việc sử hữu cổ phần và công tác quản trị, các nhà quản lý có khuynh hướng ra các quyết định nhắm đến lợi ích riêng của mình mà không đặt lợi ích của cổ đông lên đầu (Jensen và Meckling, 1976). Tuy nhiên, theo Morck và các cộng sự (1998), một tỷ lệ sở hữu cổ phần quá cao của các thành viên Hội đồng Quản trị cũng có thể làm sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp yếu đi, lý do là với tỷ lệ sở hữu quá cao như vậy, họ có thể lờ đi hoặc không quan tâm lắm đến lợi ích của các cổ đông khác.
Các biến kiểm soát bao gồm: suất sinh lợi trên tài sản ROA, đòn bẩy tài chính LEV, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt DIV, chi phí nghiên cứu và phát triển RD, quy mô công ty FRMSIZE được lựa chọn dựa để đưa vào mô hình là các biến được kiểm định bởi các nghiên cứu khác về tác động của đặc điểm doanh nghiệp lên thành quả hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như là nghiên cứu của Vafeas và Theodorou (1998), do đó, cần phải đưa vào mô hình đ ể kiểm soát.
Như vậy, mẫu quan sát còn lại đáp ứng đầy đủ các điều kiện của bộ biến là 130 công ty. Các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được thu thập từ các website của các công ty, website www.cafef.vn www.vietstock.vn www.vcbs.com.vn, www.cophieu68.vn.
Nói cách khác, với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi thực thể đến các biến giải thích, qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng (không thay đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để có thể ước lượng những tác độ ng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Cũng theo Raheja (2005), liên quan đến việc cấu trúc của Hội đồng Quản trị có chịu ảnh hưởng của thành quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp, nếu cấu trúc của Hội đồng Quản trị có chịu ảnh hưởng của các đặc điểm của doanh nghiệp, và các đặc điểm của doanh nghiệp (như suất sinh lời, quy mô, mức sử dụng đòn bẩy tài chính, tỷ lệ chi trả cổ tức.) cũng chịu tác động từ thành quả hoạt động trong quá khứ, thì cấu trúc của hội đồng quản trị cũng gián tiếp chịu tác động từ thành quả hoạt động trong quá khứ. Để giải quyết vấn đề đó, tác giả sẽ thực hiện hồi quy dữ liệu với phương pháp moments tổng quát GMM, với giả thiết rằng mối quan hệ giữa cấu trúc Hội đồng Quản trị và thành quả hoạt động của doanh nghiệp là mối quan hệ qua lại, đồng thời cấu trúc Hội đồng quản trị có chịu tác động của kết quả hoạt động trong quá khứ, và thành quả hoạt động ở thời điểm hiện tại cũng chịu tác động của thành quả hoạt động trong quá khứ.
Thứ ba, không giống như của OLS và FEM cổ điển, nếu trên thực tế, các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc trong quá khứ, thì GMM có thể sử dụng các biến thể hiện đặc điểm của doanh nghiệp trong quá khứ làm bộ biến công cụ (Instrument Variables) rất hữu hiệu để kiểm soát vấn đề mô hình đồng thời (simultaneity) và để kiểm soát hiện tượng tự tương quan của các biến giải thích với phần dư.
Biến VAIC là chỉ số đo lường giá trị của doanh nghiệp theo lý thuyết giá trị tăng thêm của các nguồn lực trí tuệ con người, cách tính toán được nêu cụ thể tại Bảng 1 luận văn này. Thông tin mô tả bao gồm giá trị trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất/nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, độ nghiêng, độ dốc của toàn bộ các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu. - Giá trị trung bình của VAIC là 13.8747; Trung bình, tỷ mỗi doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 26,07% thành viên HĐQT là thành viên độc lập; Giá trị trung bình của tỷ lệ nắm giữ cổ phần công ty thuộc sở hữu cá nhân của tất cả các thành viên HĐQT là 10,87%;.
Biến VAIC là chỉ số đo lường giá trị của doanh nghiệp theo lý thuyết giá trị tăng thêm của các nguồn lực trí tuệ con người, cách tính toán được nêu cụ thể tại Bảng 1 luận văn này.
Tương đồng với kết quả của mô hình REM với biến phụ thuộc là VAIC và với nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) và của Bhagat và Black (1999), các phương pháp theo mô hình REM và FEM đều cho kết quả tác động nghịch chiều của biến tỷ lệ thành viên độc lập OUTDIR lên giá trị của Tobin’s Q. Như đã có nêu ở phần lý luận, theo quan điểm của Quản trị học, việc CEO kiêm nhiệm chức danh Hội đồng Quản trị sẽ có 2 lợi ích chính là (i) giảm khả năng CEO lợi dụng chức quyền của mình để đưa ra các quyết định không hướng tới quyền lợi của cổ đông và (ii) giảm thiểu việc các thành viên của Hội đồng Quản trị có quyền biểu quyết lớn sẽ lơ là lợi ích của các cổ đông nhỏ khác trong việc ra quyết định. Đối với biến Quy mô của Hội đồng Quản trị BRDSIZE, mô hình REM cho mức ý nghĩa 10% với tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc, mang ý nghĩa: Cứ mỗi 01 thành viên Hội đồng quản trị được tăng lên thì chỉ số Tobin’s Q tăng 0.0269 điểm, tức là tăng khả năng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp.
Như tại phần lý thuyết tác giả có đề cập, các mô hình trên có khả năng bị chệch và không vững là do đã không đề cập đến mối quan hệ qua lại giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà mới chỉ qu an tâm tác động một chiều, tức là đã không giải quyết được vấn đề nội sinh của mô hình.