MỤC LỤC
Tất cả người bệnh đã được chẩn đoán xác định Glaucoma đến tái khám hoặc cú hồ sơ theo dừi bệnh Glaucoma tại Khoa Mắt, Bệnh viện 30-4/BCA trong năm 2023.
Dựa vào danh sách người bệnh Glaucoma điều trị ngoại trú, chúng tôi chọn mẫu là tất cà người bệnh có trong danh sách gọi vào nghiên cứu. Điều dưỡng viên phỏng vấn tại phòng khám ngoại trú, lấy vào nghiên cứu các đối tượng đáp ứng được tiểu chuẩn lựa chọn và loại đi nhưng đối tượng có tiêu chuẩn loại trừ, lấy đủ số lượng mẫu nghiên cứu là 227 người bệnh. Trong trường hợp đối tượng đã được chọn bị loại khỏi nghiên cứu thì chọn trường hợp khác để thay thế cho đủ số lượng mẫu.
+ Nghiên cứu viên sử dụng phần mềm quản lý điện tử HIS sàng lọc toàn bộ người bệnh Glaucoma đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 30-4. + Nhân viên y tế liên hệ tư vấn, trao đổi và hỗ trợ người bệnh qua điện thoại và mạng xã hội. + Người bệnh được hẹn tái khám để làm bộ câu hỏi phỏng vấn tại Bệnh viện hoặc được gửi link Google form.
+ Nghiên cứu viên đối chiếu câu trả lời của người bệnh với dữ liệu trong phần mềm quản lý điện tử để xác định lại các câu trả lời thể hiện sự hiểu biết bệnh tật, tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ tái khám có chính xác hay không.
- Thời gian điều trị (trường hợp người bệnh quên, nhớ không chính xác) - Tuân thủ điều trị dựa theo liều thuốc, lịch tái khám, đếm giọt thuốc.
- Phỏng vấn người bệnh và đối chiếu lại sổ khám bệnh ngoại trú của người bệnh về thuốc và giai đoạn bệnh, khó khăn khi dùng thuốc uống và nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề tuân thủ điều trị liên quan đến phác đồ điều trị và tác dụng phụ của thuốc, vậy nên NCV tập trung xây dựng bộ câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong điều trị bệnh lý Glaucoma, các nhà phát triển dược phẩm tập trung phát triển các loại thuốc giảm tần số sử dụng trong ngày để tăng sự tuân thủ cho người bệnh, do đó NCV xây dựng công cụ thu thập thông tin chỉ chia ra 2 loại: đơn trị liệu – đa trị liệu; kèm theo đó là thông tin về số lần sử dụng thuốc nhỏ từ 1-3 lần.
- Thông tin về thuốc đang sử dụng, số lần dùng thuốc trong ngày, giai đoạn bệnh là thông tin được kết luận từ HSBA và sổ khám bệnh; thông tin mà người bệnh khai báo được dùng để đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về bệnh tật. NCV xây dựng các yếu tố nguy cơ tại mắt và thu thập 3 chỉ số sẵn sàng thực hiện can thiệp tại mắt để loại trừ/ giảm bớt yếu tố nguy cơ của người bệnh. Để tăng tính khách quan cho thông tin thu thập được, nhân viên y tế giải thích cho người bệnh mục đích nghiên cứu và cam kết người bệnh được đối xử công bằng không liên quan đến câu trả lời; đồng thời tránh hiện diện lúc người bệnh trả lời câu hỏi.
- Về kiến thức bệnh tật: gười bệnh được đánh giá là hiểu biết về bệnh tật khi trả lời đúng cả 4 câu hỏi: giai đoạn bệnh, thuốc đang dùng ( đơn trị liệu hay đa trị liệu), tần số sử dụng thuốc, tiền sử đã được can thiệp bệnh tật (4/4).
- Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi TPS (phụ lục 1) để đánh giá niềm tin của người bệnh vào bác sĩ điều trị. Bộ câu hỏi gồm 11 câu hỏi với điểm số từ 1 đến 5 dành cho mỗi câu, điểm số càng cao càng thể hiển người bệnh tin tưởng vào bác sĩ và ngược lại. Tổng điểm cho bộ câu hỏi là 60 không có sự phân biệt giữa các câu hỏi.
Tiêu chí đánh giá dựa vào điểm số niềm tin vào bác sĩ điều trị giữa nhóm tuân thủ điểu trị và nhóm không tuân thủ điều trị.
Nhận xét: Người bệnh Glaucoma có kiến thức về giai đoạn chiếm 80,6% và có 75,8% người bệnh có kiến thức về thuốc đang điều trị. Bạn có bao giờ giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc điều trị mà không báo với bác sĩ bởi vì bạn cảm thấy tệ hơn khi sử dụng thuốc?. Bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn để giải quyết các vần đề bệnh tật của tôi (chẩn đoán và điều trị hoặc chuyển tuyến phù hợp).
Liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng sinh sống với tuân thủ điều trị là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Kết quả nghiờn cứu cho thấy, những người khụng biết rừ giai đoạn điều trị hiện tại có khả năng tuân thủ điều trị thấp hơn 0,3 lần so với những người. - Tuy nhiên không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và thời gian phát hiện bệnh, thời gian điều trị bệnh, giai đoạn bệnh khi bắt đầu điều trị do bác sĩ chẩn đoán (p>0,05).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người dùng thuốc 2 lần một ngày có khả năng tuân thủ điều trị thấp hơn 0,31 lần so với những người dùng thuốc. - Liên quan giữa các yếu tố số lượng thuốc đang điều trị, số lần dùng thuốc trong ngày, khó khăn khi dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc với tuân thủ điều trị là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhận xét: Liên quan giữa các yếu tố tiền sử can thiệp tại mắt, phẫu thuật đục thủy tinh thể, laser YAG mống mắt, phẫu thuật cắt bè cùng mạc với tuân thủ điều trị là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Do đặc điểm bệnh viện của ngành, chúng tôi đưa các biến số về nghề nghiệp của ngành Công an vào biến nghiên cứu, , tuy nhiên tỷ lệ 16,3% người bệnh là công an, công an hưu trí thấp hơn so với dự đoán ban đầu của nhóm nghiên cứu khi thực hiện trên một bệnh viện hạng I đầu ngành của Bộ công an khu vực phía Nam. Bác sĩ điều trị cố gắng làm giảm số lần điều trị và số loại thuốc điều trị cho người bệnh nhằm tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị, tuy nhiên ngoài yếu tố tiến triển bệnh tật của từng cá nhân người bệnh, việc sử dụng liệu trình đơn trị liệu hay đa trị liệu, số lần nhỏ thuốc còn phụ thuộc vào loại thuốc trúng thầu vào Bệnh viện. Đây là giai đoạn bắt đầu đã có biến chứng tại mắt như giảm thị lực, thu hẹp thị trường, đau nhức mắt.., đây không phải con số lý tưởng trong mắt nhà điều trị, nhưng đối với nghiên cứu về sự tuân thủ nó có thể là một chỉ số quan trọng, thể hiện sự chuyển biến về thái độ quan tâm đến bệnh tật của người bệnh và niềm tin vào bác sĩ ở giai đoạn bệnh này.
Những kết quả này cho thấy rằng người bệnh Glaucoma điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 30-4 có một mức độ kiến thức khá cao về bệnh tật và điều trị của họ, và họ cũng thể hiện sự niềm tin đối với bác sĩ điều trị của mình, với điểm số trung bình ổn định và cao, đặc biệt là đối với câu hỏi về niềm tin vào bác sĩ điều trị chung. Tuy nhiên, một nghiên cứu có giá trị ở Nam California của JPJ 71% trong tổng số 17.943 người bệnh được theo dừi liờn tục đủ 5 năm thể hiện cú mối liờn quan giữa tuổi tác, giới tính với sự tuân thủ điều trị, cụ thể kết quả của nghiên cứu cho thấy càng cao tuổi càng có xu hướng tuân thủ điều trị hơn, và nữ giới tuân thủ điều trị hơn nam giới [33]. So sánh với nghiên cứu ở Hungary của Gábor Holló và cộng sự, tập trung vào các yếu tố liên quan như tính cách, trầm cảm, kinh tế- xã hội…đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh glaucoma chỉ dùng prostaglandin ( đơn trị liệu 1 lần/ngày), nghiên cứu đạt được tỷ lệ tuân thủ điều trị rất cao là 77%, và các yếu tố liên quan , các rào cản khác được đặt ra trong nghiên cứu không ảnh hưởng đến sự tuân thủ này, ta có thể thấy dùng liều đơn trị liệu đạt được kết quả tuân thủ điều trị tối ưu [27].
Các nghiên cứu tương tự tại Mỹ (2015) [47], hoặc tại Úc năm 2019 với 29 yếu tố liên quan đến việc tuân thủ dùng thuốc, tại đây các nhà nghiên cứu chỉ xác định được 4 yếu tố rừ ràng cú sự liờn quan đến tuõn thủ điều trị của người bệnh và các khó khăn trong việc nhỏ thuốc, ghi nhớ lịch dùng thuốc (nhiều lần, nhiều loại thuốc) là nổi bật trong số đó [35].