Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng chuyển đổi số: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Từ nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng chuyển đổi số, đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng chuyển đổi số nhằm nâng cao kết quả dạy học ở trường trung học cơ sở hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành điều tra cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng chuyển đổi số. Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Tiến hành tọa đàm, trao đổi với một số cán bộ, giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Hoằng Hoá về thực trạng công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trong những năm qua và phương hướng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng chuyển đổi số trong những năm tiếp theo.

Cấu trúc luận văn

Một số khái niệm cơ bản 1. Khái niệm quản lý

Việc ứng dụng CNTT vào l nh vực GD, từng bước chuyển đổi số các hoạt động GD đã được Nhà nước định hướng trong quyết định số 749/QĐ- TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về CĐS quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; Số liệu hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên dạy học và học học tập theo các hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS theo hướng CĐS là việc sử dụng công cụ máy tính, ineternet hỗ trợ cho hoạt động tìm kiếm thông tin, thu thập dữ liệu, xử lý và lưu trữ dữ liệu bằng các phương pháp, hình thức hiện đại giúp quá trình dạy học của GV trong các trường THCS dần chuyển mình theo hướng chuyển đổi số qua đó giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy với kết quả cao nhờ sự chính xác và xử lý tốt của hệ thống dữ liệu đồng bộ từ công nghệ và mày tính.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở theo hướng chuyển đổi số

Để tiếp tục thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học một cách thuận lợi, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch mua sắm thêm thiết bị phục vụ hoạt động chuyển đổi số, dự toán số lượng thiết bị cần trang bị cho các phòng học còn thiếu máy móc, mua sắm thêm máy tính, máy chiếu, nâng cấp mạng internet và các phần mềm hỗ trợ..ngoài ra, Hiệu trưởng dự toán cả phần kinh phí lắp đặt sao cho phù hợp với điều kiện ngân sách nhà trường,. Ví dụ môn toán các GV có thể sử dụng Phần mềm hình học Geometer’s Sketchpad, phần mềm soạn thảo công thức MathType…; Môn Hóa các GV có thể sử dụng Phần mềm ACD/ChemSketch là phần mềm hỗ trợ vẽ công thức, phương trình và tính toán cân bằng hóa học, hphần mềm Chemlab thiết kế thí nghiệm hoá học, CS ChemDraw…; Môn ngoại ngữ có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ phát âm chính xác và trực tiếp truy cập vào các trang website tạo ra bài đọc hiểu với giọng người bản xứ (ví dụ website: www.spokentext.Net); Đối với môn khoa học xã hội thì hướng GV thu thập tư liệu ở các thanh tìm kiếm thông dụng như www.google.com.vn hay www.giaoan.violet.vn hay www.truonghocketnoi.edu.vn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở theo hướng chuyển đổi số

Gần đây nhất nhà nước còn tiếp tục phê duyệt đề án Số 117/QĐ-TTg, ngày 25/01/2017 về Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đã tạo thêm cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ sở đào tạo THCS thực hiện quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học đáp ứng xu hướng đổi mới GD và chuyển đổi số trong tương lai,. Trong chương 1, luận văn hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ứng dựng CNTT trong dạy học ở các trường THCS theo hướng chuyển đổi số, đưa ra khái niệm sử dụng chung cho đề tài, trình bày các nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng chuyển đổi số hiện nay các trường THCS đang thực hiện là: Ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng (thiết kế bài giảng điện tử); Ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp; Ứng dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá HS; Ứng dụng CNTT vào lưu trữ sản phẩm dạy học.

Tổ chức khảo sát 1. Mục tiêu khảo sát

Trong công tác chuyên môn, các thây cô luôn nỗ lực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ bản thân, tích cực tham gia các lớp tập huấn, đặc biệt là các lớp đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng hiện đại ứng dụng CNTT vào giảng dạy đáp ứng xu hướng chuyển đổi số trong tương lai. Nhiều GV đã chuyển hẳn từ phương pháp dạy học truyền thống viết phấn bảng sang sử dụng máy chiếu công nghệ để dạy học, thiết kế bài giảng trên các ứng dụng công nghệ, quản lý, đánh giá HS trên hệ thống thông tin hiện đại và cho biết hiệu quả tốt hơn khi dạy học theo phương pháp truyền thống.

Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng chuyển đổi số

Tuy nhiên vấn đề ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng chuyển đổi số vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, minh chứng là còn rất nhiều đánh giá của GV và CBQL về việc nhiều GV chưa bao giờ sử dụng công nghệ vào hoạt động kiểm tra đánh giá, vẫn theo hình thức đánh giá truyền thống là chấm điểm bằng tay, sử dụng hình thức kiểm tra tự luận và phát cho HS trong quá trình học tập trong các buổi kiểm tra thường xuyên, điều này làm cho việc kiểm tra đánh giá không bao quát được các nội dung dạy học như sử dụng hệ thống ngân hàng câu hỏi được quy ước, đồng thời các GV có thể tùy theo tâm trạng mà chấm điểm, không tạo được sự công bằng. Do bài giảng ứng dụng CNTT không chỉ sử dụng 1 năm mà có thể sử dụng trong nhiều năm, cho các khóa học tiếp theo và chỉ cần sử dụng nền thiết kế cũ để update thêm nội dung mới theo chướng trình GDPT mới nên các GV luôn chủ động thực hiện thao tác lưu trữ sản phẩm của mình để có thể thuận tiện sử dụng cho giai đoạn sau, chỉ có 3,2% đánh giá ở mức độ CBG do các GV này tự tin đã đưa thông tin lên trang website mở của nhà trường và khi cần sẽ download từ hệ thống thông tin đó xuống để sử dụng và không cần lưu ở thiết bị cá nhân, nhiều thầy cô cho biết chính lưu ở thiết bị cá nhân mới dễ bị mất, bị viruts làm mất nội dung, chỉ có lưu trữ trên đám mây công nghệ số thì tài liệu mới v nh viễn được lưu trữ.

Bảng 2.2. Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng của  GV các trường THCS huyện Hoằng Hóa theo hướng chuyển đổi số  TT
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng của GV các trường THCS huyện Hoằng Hóa theo hướng chuyển đổi số TT

Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng chuyển đổi số

    Nội dung được đánh giá cao nhất trong 7 nội dung lập kế hoạch đưa ra khảo sát là: Xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí dành cho việc ứng dụng CNTT và mua sắm CSVC đáp ứng chuyển đổi số đạt 2,87 điểm, việc đưa CNTT vào dạy học và định hướng theo chuyển đổi số cần nguồn lực lớn, trong khi đó ngân sách dành cho nhà trường chưa thực sự đảm bảo để đổi mới dạy học theo định hướng đó, thực tế cho thấy nguồn Ngân sách khi về đến các trường có 80% trong tổng ngân sách là thực hiện chi cho lượng thưởng của các bộ nhà trường, chi thường xuyên chỉ còn lại khoảng 20% vì vậy Hiệu trưởng các trường đều rất quan tâm đến nguồn kinh phí cho ứng dụng CNTT vào dạy học, mua sắm thêm thiết bị để nhà trường thuận lợi thực hiện chuyển đổi số. Tổ tin học các trường THCS huyện Hoàng Hóa hội tụ những cán bộ GV có đầy đủ năng lực về tin học, chuyên trách giảng dạy môn tin học và phù trách mảng công nghệ số trong nhà trường nên hiểu biết sâu về hệ thống thông tin, trước yêu cầu của đổi mới GD, các GV trong tổ tin học là những người tiên phong trong đổi mới dạy học, ứng dụng CNTT vào dạy học theo đúng chuyên môn vì vậy có nhiều kiến thức về các phần mềm GD, đánh giá được những ưu nhược điểm của một số phần mềm nên đã nhiệt tình tư vấn cho Nhà trường, cho các GV những ứng dụng phù hợp (các GV trong nhà trường đa phần tập trung nghiên cứu sâu về chuyên môn nên vấn đề sử dụng phần mềm nào và sử dụng như thế nào cần có sự hỗ trợ từ phía các GV tổ tin học).

    Bảng 2.8. Đánh giá mức độ tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong dạy  học tại các trường THCS huyện Hoằng Hóa theo hướng chuyển đổi số  TT  Công tác tổ chức
    Bảng 2.8. Đánh giá mức độ tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS huyện Hoằng Hóa theo hướng chuyển đổi số TT Công tác tổ chức

    Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS theo hướng chuyển đổi số

    Hai yếu tố được đánh giá ảnh hưởng thấp nhất là: Năng lực quản lý của CBQL các trường THCS và Năng lực học tập của HS theo hướng chuyển đổi số đạt 2,88 điểm, tuy ở mức độ khá nhưng tỷ lệ đánh giá ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng còn khá nhiều. Một số GV cho rằng năng lực của HS không ảnh hưởng đến việc dạy học theo hướng CNTT, các hoạt động ứng dụng này chủ yếu là thao tác của GV, tuy nhiên theo đánh giá của tác giả, nếu HS thông thạo công nghệ, có kỹ năng học tập tốt, sẵn sàng tiếp cận các hình thức GD mới sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn cho công tác ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng chuyển đổi số của các GV trong nhà trường.

    Mối quan hệ của các biện pháp

    Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng chuyển đổi số tại các trường THCS huyện Hoằng Hóa là biện pháp không thể tách rời của công tác quản lý, giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học theo hướng chuyển đổi số, đưa hoạt động ứng dụng CNTT đi đúng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, đảm bảo cho nội dung dạy học luôn được triển khai đúng kế hoạch và có hiệu quả cao. Tóm lại, các biện pháp có vai trò hỗ trợ nhau, vận dụng tốt 6 biện pháp này sẽ giúp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa theo hướng chuyển đổi số hiệu quả hơn, giúp nâng cao chất lượng GD nhà trường đáp ứng xu hướng đổi mới GD hiện nay.

    Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 1. Mục đích khảo nghiệm

    Nhiều chuyên gia đánh giá ở mức độ không cần thiết (có 5/52 đánh giá không cần thiết và 6/52 đánh giá ít cần thiết) Các chuyên gia cho rằng trên thực tiễn 100% GV trong các trường THCS đã đáp ứng trình độ tin học cơ bản, biết các phần mềm cơ bản ứng dụng vào thiết kế bài giảng điện tử nên việc tìm tỏi học hỏi, chủ động cập nhật thêm các kiến thức tin học để đáp ứng nhu cầu dạy học là nhiệm vụ của GV, vì vậy cần ưu tiên cho các biện pháp khác cho giai đoạn tới đây để hoạt động ứng dụng CNTT theo hướng chuyển đổi số đạt hiệu quả cao. Biện pháp đánh giá tính khả thi thấp nhất là: Biện pháp 3: Chỉ đạo các tổ chuyên môn, các GV thực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT theo hướng chuyển đổi số đạt 2,85 điểm, tuy ở mức độ khá nhưng còn nhiều đánh giá ở mức độ ít khả thi và không khả thi do nhiều ý kiến cho rằng việc thiết kế giáo án dạy học là dựa vào tư duy và năng lực CNTT của mỗi GV, khó áp đặt theo một quy trình cụ thể mà chỉ cần các GV làm cách nào đó truyền tải tốt nội dung bài học đến với HS là được.

    Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp   TT  Nội dung
    Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp TT Nội dung