MỤC LỤC
Tên gọi môn học của Chương trình Giáo dục công dân ở cấp Tiểu học, THCS và THPT là gì?. Môn Đạo đức bao gồm 04 mạch nội dung: giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục công dân và giáo dục kinh tế - pháp luật.
Trong môn Đạo đức, nội dung của giáo dục đạo đức là 05 phẩm chất chủ yếu.
Các chủ đề nào trong SGK Đạo đức 5 - Cánh diều đồng thời cũng là bài học.
Cấp tiểu học, thời lượng dành cho giáo dục đạo đức là nhiều nhất, thời lượng dành cho giáo dục pháp luật là ít nhất. Nội dung giáo dục kinh tế trong môn Đạo đức chỉ dạy về hoạt động tiêu dùng.
TÍNH MỞ: Tôn trọng sự trải nghiệm của HS và kinh nghiệm của GV trong tổ chức hoạt động dạy học.
Nội dung các bài học trong SGK Đạo đức 5 tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học. Các bài học trong sách thể hiện được yêu cầu về đổi mới đánh giá.
Chú trọng tổ chức, hướng dẫn hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình;. Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học;. Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường;.
Đánh giá thường xuyên là một hình thức đánh giá trong dạy học môn Đạo đức được thực hiện qua từng hoạt động, tiết học, bài học.
Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. ◻ Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để học sinh được thể hiện phẩm chất và năng lực. ◻ Đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và ở cộng đồng cần dựa trên phiếu nhận xét của giáo viên, học sinh, gia đình hoặc các tổ chức xã hội.
◻ Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống… gần gũi với học sinh. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
– Sử dụng kiến thức của học sinh để khơi gợi cảm xúc, tạo tâm tế để học sinh nhận ra được CMHV cần hình thành. – Sử dụng kinh nghiệm (kiến thức, kinh nghiệm) liên quan đến KNS của học sinh -> giúp HS nhận ra được KNS cần được trang bị để giải quyết các vấn đề thực tiễn. – Nêu, kể -> xác định xây dựng kiến thức, chuẩn mực hành vi; khám phá được các yêu cầu cần đạt, định hướng phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động.
Yêu cầu cần đạt. – Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. – Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí. Về năng lực chung. Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội, điều chỉnh hành vi. Về phẩm chất. Góp phần hình thành phẩm chất trách nhiệm. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. – Các video clip liên quan đến sử dụng tiền hợp lí. – Tranh, hình ảnh về sử dụng tiền hợp lí. – Máy chiếu đa năng, máy tính.. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động. Thu hút HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới. c) Tổ chức thực hiện Phương pháp phát vấn. – GV mời HS trả lời câu hỏi. – GV nhận xét, đưa ra câu trả lời phù hợp và dẫn nhập vào bài. d) Dự kiến đánh giá. – Phương pháp đánh giá: Vấn đáp. – Công cụ đánh giá: Câu hỏi. – Người thực hiện: HS đánh giá lẫn nhau. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu a) Mục tiêu. HS nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. HS quan sát tranh trong SGK trang 62 và thực hiện yêu cầu. c) Tổ chức thực hiện. – GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin về Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô (Kakeibo) và trả lời các câu hỏi sau:. – GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. – GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp. d) Dự kiến đánh giá. – Dự kiến sản phẩm học tập:. + HS trả lời được: Phương pháp chi tiêu Ka-kê-bô được hiểu là “quyển sổ gia đình”, giúp mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình, giúp tiết kiệm lên tới 40% thu nhập. Cách thực hiện là kê khai việc sử dụng tiền hiện tại, tiết kiệm ra sao, để từ đó đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp. Việc này được bắt đầu thực hiện từ đầu tháng và tổng kết vào cuối tháng. Phương pháp này đòi hỏi mỗi người sẽ trả lời thật chi tiết 4 câu hỏi: Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền? Bạn sẽ làm gì để cải thiện?. + HS nhận xét được phương pháp chi tiêu Ka-kê-bô là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao; tuy nhiên, đòi hỏi người sử dụng phải chi tiết tối đa có thể và có cách tổng kết, điều chỉnh phù hợp sau mỗi tháng. + HS đưa ra được lời khuyên cho bạn về sử dụng tiền hợp lí, cần thực hiện sổ ghi chép về các khoản thu, chi và tổng kết điều chỉnh sau mỗi tháng để việc chi tiêu được hiệu quả hơn. – Phương pháp đánh giá: Vấn đáp. – Công cụ đánh giá: Câu hỏi. – Người thực hiện: GV đánh giá HS. Luyện tập Hoạt động 1. HS bày tỏ được thái độ đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến về cách sử dụng tiền. HS bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến trong SGK trang 64 và giải thích lí do vì sao. c) Tổ chức thực hiện. – Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh nêu ra được tên thực phẩm cần mua tương ứng với từng nhóm dinh dưỡng cần thiết (chất đạm, chất đường bột, chất béo, vi-ta-min (vitamin) và chất khoáng). Mỗi loại thực phẩm cần mua có số tiền dự kiến cụ thể. – Phương pháp đánh giá: Vấn đáp. – Công cụ đánh giá: Câu hỏi. – Người thực hiện: GV đánh giá HS. Chia sẻ với bạn về việc sử dụng tiền của em a) Mục tiêu. HS thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí và góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí. HS chia sẻ với bạn về việc sử dụng tiền của bản thân. c) Tổ chức thực hiện. Phương pháp thực hành, kĩ thuật phòng tranh. – GV hướng dẫn HS ghi chú việc sử dụng tiền của bản thân. – Sau một tuần, HS sẽ chia sẻ trước lớp cho GV và bạn bè cùng lớp biết về việc sử dụng tiền của bản thân. – GV nhận xét, động viên HS thực hiện việc sử dụng tiền hợp lí. d) Dự kiến đánh giá. – Dự kiến sản phẩm học tập: HS chia sẻ được việc sử dụng tiền hợp lí của bản thân. – Phương pháp đánh giá: Hồ sơ và sản phẩm hoạt động. – Công cụ đánh giá: Thang đo. – Người thực hiện: GV đánh giá HS. Em hãy thực hiện gi chép “Nhật kí chi tiêu”. Sau đó, tự nhận xét việc sử dụng tiền của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp. HS thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí. HS thực hiện ghi chép “Nhật kí chi tiêu”. Sau đó, tự nhận xét việc sử dụng tiền của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp. c) Tổ chức thực hiện Phương pháp thực hành. – GV giới thiệu cho HS mẫu “Nhật kí chi tiêu”. – GV hướng dẫn cho HS thực hiện. – Sau một tuần, HS sẽ chia sẻ với các bạn cùng lớp. d) Dự kiến đánh giá.