MỤC LỤC
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về chế định hôn nhân truyền thống trong pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, quyền của cộng đồng LGBTI, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác có liên quan cũng như lợi ích cộng đồng, từ đó đưa ra đề xuất và định hướng cho hôn nhân đồng giới tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận không chỉ dừng lại ở thực trạng và pháp luật về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam mà tác giả đã tìm hiểu và mở rộng nghiên cứu và đánh giá chế định hôn nhân đồng giới đã được áp dụng trên thế giới.
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là chế định hôn nhân đồng giới – một chế định vẫn đang gặp nhiều tranh cãi ở cả Việt Nam và trên thế giới.
- Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 3 để làm sáng tỏ sự phát triển của pháp luật về quyền của người LGBTI, pháp luật về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam qua các thời kỳ và pháp luật về hôn nhân đồng giới ở các quốc gia trên thế giới hiện nay. - Phương pháp lịch sử: được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 2 nhằm nhận diện các đặc điểm và sự thay đổi, phát triển trong quan điểm, nhận thức và pháp luật đối với người LGBTI và hôn nhân đồng giới cả ở Việt Nam và trên thế giới thời gian qua.
- Phương pháp phân tích tình huống thực tiễn: được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2 nhằm làm rừ những đối tượng chịu tỏc động của hụn nhõn đồng giới và những vấn đề thực tế do không thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình: được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 nhằm nhận diện tình hình quyền và thực thi của người liên giới tính tại Việt Nam vì hầu như chưa có nghiên cứu về đối tượng này.
Cho đến năm 2002, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vẫn kêu gọi đưa đồng tính vào ―tệ nạn xã hội.‖ Năm 2004, chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khi đó đã phát biểu về đồng tính là ―tư tưởng nó bệnh hoạn, (..) dẫn đến hành động cũng bệnh hoạn‖ và ―cần tập trung cho công tác tuyên truyền giáo dục hơn là luật hóa nó.‖ Bên cạnh đó, các tổ chức y tế chuyên môn và Bộ Y tế vẫn gần như giữ im lặng, khiến cho niềm tin rằng đồng tính là bệnh vẫn ăn sâu vào suy nghĩ nhiều người. Các quốc gia phải đảm bảo rằng xu hướng tính dục của một người không phải là một rào cản đối với việc thực hiện quyền ghi nhận trong Công ước (…) Ngoài ra, bản dạng giới được công nhận là một trong những căn cứ phân biệt đối xử bị cấm; ví dụ, những người là người chuyển giới, chuyển đổi giới tính hoặc liên giới tính thường xuyên phải đối mặt với hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, chẳng hạn như sự quấy rối trong trường học hoặc tại nơi làm việc”.
Theo Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, ―Người nào biết rừ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đó được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này‖ tuy nhiên ở khoản 2 cùng điều miễn trách nhiệm hình sự đối với "người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội". Tuy nhiên, quyết định hành chính này là trái với pháp luật vì theo như khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, ―Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn‖, khoản 6 cùng điều quy định ―Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này‖.
Nghiên cứu chỉ ra trong khi tỉ lệ cặp đôi mong muốn có con là khá cao thì chỉ rất ít người đang thực sự có con, nuôi con vì (1) không được quyền nuôi con, (2) gặp khó khăn trong việc có con, (3) lo lắng các vấn đề khi có con do không được pháp luật như vấn đề pháp lý, vấn đề kì thị, phân biệt đối xử của xã hội đối với đứa trẻ. Với những cặp đôi đang nuôi con, đứa trẻ chỉ được thừa nhận là con của một trong hai người cũng dẫn đến các rắc rối trong việc đại diện, giám hộ cho con và gây ra lo ngại về mối quan hệ tương lai với đứa trẻ nếu quan hệ chấm dứt. Không chỉ thế, việc không được thừa nhận trước pháp luật còn làm tăng các rủi ro sức khỏe và chi phí xã hội đối với các cặp đôi đồng giới. Nhiều cặp đôi phải lựa chọn che giấu mối quan hệ hoặc có thể chịu kỳ thị, phân biệt đối xử. Một trong những hậu quả của việc chịu kỳ thị là tổn hại sức khỏe tâm thần nghiêm trọng cho các cặp đôi. Họ cũng khó tìm được sự hỗ trợ, chia sẻ các vấn đề của mình khiến vấn đề càng nghiêm trọng hơn. Việc che giấu hoặc không được chấp nhận vừa tạo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa gây ra khó khăn cho họ trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế khi các cơ sở này còn nhiều kỳ thị cũng như thiếu hiểu biết về đối tượng này. Như vậy, không thừa nhận hôn nhân đồng giới gây ra nhiều khó khăn, bất lợi cho các cặp đôi đồng giới. Thừa nhận quan hệ của họ và có những khung pháp lý điều chỉnh sẽ tháo gỡ được những khó khăn của các cặp đôi và đồng thời tạo cho họ có cảm nhận về mối quan hệ đồng tính là thực tế, có trách nhiệm và tăng tính cam kết, nỗ lực, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng mối quan hệ. Sau 05 năm kể từ khi luật kết hôn đồng giới thông qua tại Canada, một nghiên cứu trên một. nhóm mẫu đăng ký kết hôn đầu tiên đã chỉ ra các cặp đôi này có chỉ số thỏa mãn với cuộc sống chung tăng lên, lòng tự tin tăng lên và tự kỳ thị giảm đáng kể42. Một vấn đề khác đặt ra đối với cả những người LGBTI độc thân là áp lực kết hôn từ gia đình và xã hội. Theo quan niệm của người Việt Nam, kết hôn không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ với gia đình kết hợp với những chính sách khuyến khích kết hôn sinh đẻ từ nhà nước dẫn đến tình trạng bị ―giục cưới‖, ―ép cưới‖ xảy ra rất phổ biến. Áp lực này kết hợp với quy định pháp luật không cho phép kết hôn đồng giới và nỗi lo sợ bị kỳ thị khiến nhiều người lựa chọn ―kết hôn giả‖ để ―che mắt‖ gia đình và xã hội. Nghiên cứu ―Câu chuyện của bốn mươi người nữ yêu nữ‖. của iSEE năm 2010 chỉ ra một trong những chiến lược phổ biến được sử dụng bởi người đồng tính nữ, đặc biệt khi bị nghi ngờ hoặc ép lấy chồng là yêu một người nam giới, lập gia đình với nam giới để thoát khỏi sức ép xã hội. Tình trạng này tiếp tục được phản ánh trong nghiên cứu về Sống chung đồng giới của iSEE năm 2019 khi trong tổng số 94 người hiện đang trong một quan hệ hôn nhân hoặc đã từng có trải nghiệm với hôn nhân khác giới trong đời, có đến hơn 41% cho biết họ kết hôn không tự nguyện mà do sức ép, áp lực bên ngoài; cụ thể 21.3% do gia đình ép buộc, và 20.2% do cảm nhận áp lực xã hội khiến họ phải ép mình lập gia đình để giống như những người khác. Một số người LGBTI tự nguyện kết hôn với nhau để làm hài lòng gia đình trong khi bản thân vẫn có thể tiếp tục các mối quan hệ đồng giới thì một số khác lại lựa chọn cách kết hôn ―giả‖ với người dị tính. Cần phải khẳng định những cuộc hôn nhân này đều vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đối với những người LGBTI, họ vừa phải kết hôn do bị ép buộc, vừa phải lừa dối người kết hôn với mình. Andruff, Same-sex marriage in Canada: The impact of legal marriage on the first cohort of gay and lesbian Canadians to wed. The Canadian Journal of Human Sexuality 2010. cuộc hôn nhân vừa không tự nguyện vừa trên cơ sở lừa dối là kết quả mà không một chế định hôn nhân tiến bộ nào muốn đạt được. Con số đáng quan tâm là có đến gần một nửa trong số 94 người trên đã li dị hoặc đang ly thân và trong quá trình làm thủ tục ly hôn. Những kết quả này cho thấy kết hôn giả không thể là giải pháp cho những người LGBTI mà nó thậm chí còn gây tổn thương cho những người đã kết hôn với họ khi bước vào một cuộc hôn nhân trên cơ sở lừa dối. Một cuộc hôn nhân thất bại có thể ảnh hưởng đến không chỉ tâm lý mà còn nhiều vấn đề khác trong cuộc sống của họ. Thừa nhận hôn nhân đồng giới có thể làm giảm áp lực xã hội đối với người LGBTI, từ đó giảm thiểu tình trạng kết hôn giả, hạn chế tối đa số người bị lừa dối kết hôn. Một vấn đề khác đối với những người dị tính bị lừa dối kết hôn là nhiều người LGBTI sau khi lập gia đình với họ vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng tính ở nhiều mức độ khác nhau như người yêu, bạn tình hoặc bạn bè. Các mối quan hệ dù là bạn tình hay người yêu với một người đang trong quan hệ hôn nhân cũng đều là hành vi ngoại tình. Người đang trong quan hệ hôn nhân nhưng lại chung sống như vợ chồng hay kết hôn với người đã có gia đình đều là vi phạm chế độ một, một chồng và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Với những người ngoại tình khác giới thì các biện pháp này mang tính răn đe, giáo dục nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Hai người đồng giới không thể kết hôn, tuy nhiên, chung sống như vợ chồng có áp dụng với các cặp đôi đồng giới hay không thì chưa có một quy định cụ thể nào. Luật Hôn nhân và Gia đình định nghĩa ―Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng‖. Ở đõy khụng nờu rừ là ―nam và nữ‖ nờn cũng cú thể hiểu là cả giữa những người đồng giới. Tuy nhiên, khi so sánh luật chính thức với bản dự thảo thứ 2 , có thể thấy quy định về việc chung sống như vợ chồng giữa những. người cùng giới tính đã bị bỏ đi, cho thấy pháp luật vẫn chưa thừa nhận quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng giới. Vì vậy, với những trường hợp này sẽ không thể xử phạt mà vợ/chồng của người ngoại tình chỉ có thể tự giải quyết mà không thể có sự hỗ trợ của pháp luật. Như vậy, các quy định luật pháp cho kết hôn đồng giới có ảnh hưởng tích cực đến không chỉ các cặp đôi đồng giới hay cộng đồng LGBTI mà cả với người dị tính vì vấn đề kết hôn hoặc không kết hôn lúc này trở thành sự lựa chọn cá nhân chứ không liên quan đến quyền được kết hôn hay không, góp phần đảm bảo nguyên tắc kết hôn trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ. Con cái của cặp đôi đồng giới. Quan hệ hôn nhân sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa một người với con cái người còn lại nên để ―bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em‖ theo khoản 3 Điều 5 Luật Trẻ em 2016, khi đánh giá chế định hôn nhân đồng giới cũng cần xem xét lợi ích của trẻ em là con cái các cặp đôi đồng giới. Vì đặc điểm sinh học nên các cặp đôi đồng giới không thể có con ruột chung mà chỉ có thể là con ruột của một trong hai hoặc con nuôi chung của cả hai. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, ―một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng‖ mà pháp luật Hôn nhân và Gia đình hiện tại không thừa nhận hôn nhân đồng giới nên các cặp đôi đồng giới không thể có con nuôi chung. Như vậy, những đứa trẻ là con của một người trong cặp đôi đồng giới phải đối mặt với hoàn cảnh nếu người cha/mẹ được thừa nhận vì lý do nào đó mà không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc không thể có mặt thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với trẻ thì người còn lại cũng không trở thành người giám hộ đương nhiên của trẻ. Vấn đề đặt ra là quyền và lợi ích của trẻ trong trường hợp này sẽ không được đảm bảo vì không có người có các quyền và nghĩa vụ hợp pháp để giải quyết các vấn đề xảy ra. Theo quy định pháp luật hiện tại, nếu trẻ là con ruột của một người trong cặp đôi thì vẫn có thể đăng ký để trẻ trở thành con nuôi của người còn lại. giải pháp này không giải quyết được vấn đề vì khi trẻ đã trở thành con nuôi của người còn lại thì quyền cha/mẹ của người cha/mẹ ban đầu được chuyển giao hoàn toàn cho người cha/mẹ nuôi mới. Ngay cả khi giữa hai người có thỏa thuận theo pháp luật thì phạm vi những quyền và nghĩa vụ có thể thỏa thuận cũng rất hạn chế so với quan hệ cha/mẹ với con được pháp luật thừa nhận. Điều 15 Luật Trẻ em quy định: ―Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện‖, có thêm một người cha/mẹ hợp pháp có quyền và nghĩa vụ chăm sóc sẽ giúp trẻ nhận được nhiều điều kiện phát triển hơn. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi về sự ―phát triển toàn diện‖ của trẻ em khi được nuôi bởi con của cặp đôi đồng giới. Các quan điểm phản đối/ủng hộ xoay quanh 3 vấn đề chính:. a) Khả năng nuôi dạy con của người LGBTIQ. Trong mô hình gia đình truyền thông, những đứa trẻ hầu hết được nuôi dạy bởi một người cha và một người mẹ. Điều này gây ra quan ngại rằng hai người cùng giới sẽ không đảm bảo được đủ cả khả năng ―làm cha‖ và ―làm mẹ‖ vì thiếu yếu tố giới dẫn đến không đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận khả năng này là gì và nó có chỉ thuộc về nam và nữ hay không. Trong lịch sử, với những sự thay đổi của xã hội và thể chế, trách nhiệm giới trong gia đình nói chung hay vấn đề nuôi con cũng có những sự thay đổi. Trong thời kỳ mẫu hệ, con chỉ thuộc về mẹ và người mẹ là người nắm quyền quyết định chính trong gia đình. Tuy nhiên, khi chế độ mẫu hệ trở thành phụ hệ, sự phân chia quyền lực cũng có sự chuyển giao, người cha là người có tiếng nói và nắm quyền quyết định. Đây cũng là thời kỳ có những bước hình thành giai cấp, thể chế, nhà nước và tạo ra những quan niệm như đàn ông làm việc lớn, phụ nữ chỉ có thể làm việc nhỏ, đàn ông là người nắm quyền và ra quyết định, phụ nữ gần không có quyền hành và phải chịu sự quyết định của đàn ông. Trong gia đình, đàn ông là người kiếm tiền, người quyết định những vấn đề lớn còn phụ nữ chỉ có thể lo chuyện bếp núc, chăm con. Khi những đứa trẻ được sinh ra, hầu hết chúng được dạy tư tưởng này và được nuôi dạy để làm những việc cho giới tính của chúng. Trong hàng nghìn năm, những. tư tưởng, quan niệm và cả pháp luật đều trao toàn bộ quyền lực trong xã hội vào người đàn ông, bao gồm cả quyền quyết định những vấn đề của người phụ nữ. Với sự ra đời của phong trào nữ quyền và sau này là bình đẳng giới, sự phân chia vai trò xã hội ấy đã có nhiều thay đổi. Sau hơn 100 năm đấu tranh, xã hội đã nhìn nhận phụ nữ bình đẳng với đàn ông, có thể đi học, đi làm, có quyền tự quyết đối với bản thân mình, quyền tự quyết với những vấn đề của quốc gia. Phong trào này không tước quyền của đàn ông trao cho phụ nữ vì họ không bị mất đi quyền chính đáng nào của mình mà là thúc đẩy để người phụ nữ có vị trí ngang bằng với đàn ông. Bên cạnh đó, nó cũng giải thoát người đàn ông khỏi những định kiến và áp lực xã hội rằng họ phải là trụ cột, là người bảo vệ, nuôi sống cả gia đình. Pháp luật nhân quyền hiện đại với hai nguyên tắc nền tảng là bình đẳng, không phân biệt đối xử đặt đàn ông và phụ nữ đứng cạnh nhau như những con người và cùng nhau lựa chọn, thỏa thuận, san sẻ trách nhiệm trong đời sống hôn nhân theo cách phù hợp với họ nhất trên cơ sở tự nguyện. Ngày nay, ngay trong các cặp hôn nhân truyền thống, một người đàn ông hoàn toàn có thể ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái trong khi vợ anh ta là người kiếm tiền và đỡ đàn anh ta nuôi dạy con cái, một người cha có thể là người hiền dịu, gần gũi con cái hơn trong khi người mẹ nghiêm khắc với chúng, một cặp đôi có thể tự phân chia trách nhiệm, thống nhất cách nuôi dạy con theo khả năng của mình và họ cũng có thể cùng nhau làm tất cả những điều ấy vì họ nghĩ rằng đó là điều tốt nhất con mình. Những sự phân chia này đi ngược lại hoàn toàn với quan niệm về ―làm cha‖, ―làm mẹ‖ trong lịch sử nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em. Vì vậy, vấn đề giới tính không thể là lý do để đánh giá khả năng của các cặp đôi đồng giới, đặc biệt là khi so sánh họ với những trường hợp trẻ được nuôi bởi bố mẹ đơn thân nhưng vẫn có thể phát triển toàn diện. Đối với vấn đề này, năm 2004, APA đã lưu ý rằng "các cặp đồng giới giống với những cặp dị tính, hiệu quả nuôi dạy con cái, điều chỉnh và phát triển tâm lý của. con trẻ không liên quan đến xu hướng tính dục của phụ huynh".43 Ngoài ra, APA tuyên bố "niềm tin người đồng tính nữ và nam không phù hợp để làm cha mẹ là không có cơ sở".44 Năm 2005, APA đã công bố một bản tóm tắt các kết quả nghiên cứu về những định kiến mà các cặp phụ huynh đồng giới phải chịu, đính chính lại những định kiến ấy không có chứng cứ.45 Tương tự, quan điểm của Liên đoàn Phúc lợi Trẻ em Hoa Kỳ với cha mẹ đồng giới là "phụ huynh đồng tính, song tính cũng thích hợp nuôi con như những người dị tính".46 Trong khi nghiên cứu về khả năng nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam cho thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ. Trong khi đó, một nghiên cứu về khả năng nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam còn cho thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ.47. b) Ảnh hưởng của các cặp đôi đồng giới đến trẻ em. 56 Alvin McEwen (2013), “The anti-gay right needs to be exposed for their scientific miscounduct”, https://shadowproof.com/2013/11/25/the-anti-gay-right-needs-to-be-exposed-for-their-scientific-misconduct/. huynh đồng giới57, nhưng nó vẫn tiếp tục lan truyền như "bằng chứng" trẻ em sống cùng với bậc phụ huynh đồng giới đang trong tình thế nguy hiểm. Nghiên cứu không hề có một chút uy tín nào từ lúc công bố cho đến hiện nay. Regnerus, sau khi ông trở thành "chuyên gia nhân chứng" ủng hộ lệnh cấm kết hôn đồng giới của bang Michigan. Thẩm phán trong vụ xét xử, Bernard Friedman, nhận thấy lời khai của Regnerus là "hoàn toàn không thể tin tưởng và không đáng để nhìn nhận nghiêm túc", và đưa ra phán quyết lệnh cấm kết hôn đồng giới của Michigan là vi hiến59. Bất chấp tất cả, Nghiên cứu Regnerus vẫn được sử dụng ở Hoa Kỳ và nước ngoài như một công cụ của những tổ chức chống LGBTI để phát tiển chính sách và luật chống LGBTI. c) Vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em là con của cặp đôi đồng giới Không chỉ người phản đối hôn nhân đồng giới mà bản thân các cặp đôi cũng lo ngại rằng con cái của họ sẽ bị kì thị, phân biệt đối xử vì là con của cặp đôi đồng giới.
Trong nghiên cứu Quan điểm xã hội về hôn nhân đồng giới của iSEE năm 2019, có đến 40% người tham gia nghiên cứu đề cập tới là sự quan ngại về việc giới trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến cho ―lệch lạc‖ hoặc ―ngộ nhận‖ về xu hướng tính dục và khoảng 25% số người được hỏi bày tỏ sự lo ngại việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới có thể ảnh hưởng tới tỉ lệ sinh sản của đất nước. Các lý do khác bao gồm: những người mắc vô sinh hoặc các bệnh khác dẫn đến không thể có con, những người không muốn có con (vì không đủ khả năng nuôi dưỡng/ không thích trẻ con / không cảm thấy môi trường sống phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ/…), số lượng người trong độ tuổi có thể đẻ con ít,… và không có cơ sở nào cho thấy người LGBTI hay hôn nhân đồng giới là nguyên nhân dẫn đến các lý do giảm sinh ở các cặp đôi khác giới.
Tuy nhiên, những dấu hiệu khả quan trong sự thay đổi quan điểm của người dân Việt Nam đối với người LGBTI cùng sự kiện Đài Loan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới năm 2019 cho thấy dù có khác biệt văn hóa thì người phương Đông cũng chia sẻ chung tinh thần yêu thương, nhân văn và bình đẳng. Theo Bộ luật Nhân quyền Quốc tế, khi không có cơ sở chính đáng trong việc giới hạn quyền thì các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng và đảm bảo quyền của người cho công dân của mình mà cụ thể trong trường hợp này là người LGBTI.
Các cặp đôi đồng tính lại bị hạn chế hơn những cặp vợ chồng dị tính khác ở sự thụ hưởng các chính sách về chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp, quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế,… Tại Pháp, cặp đôi đồng tính đăng ký kết hợp dân sự không thể được cấp Sổ gia đình (Livret familial), không được hưởng quy chế quốc tịch như nhau, không có quyền thừa kế tài sản của nhau. Đặc biệt, liên quan đến quan hệ cha mẹ con, nguyên tắc suy đoán về quan hệ cha – con không được áp dụng, mối liên hệ này được xác định trên cơ sở sự thừa nhận của người cha. Đối với quan hệ cha mẹ - con nuôi, cặp đôi đồng tính đăng ký kết hợp dân sự không có quyền nhận nuôi con nuôi chung, một bên cũng không thể là cha nuôi hoặc mẹ nuôi của người con của người kia. Mặt khác, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hợp dân sự cũng rất hạn chế, không đương nhiên có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hoặc toàn thế giới. Đa phần các kiểu kết hợp dân sự trên chỉ có giá trị trong phạm vi bang, khu vực cho phép đăng ký kết hôn đồng tính, điều này đã gây không ít trở ngại cho các cặp đôi trên khi di chuyển hoặc thay đổi chỗ ở. b) Quan hệ gia đình. Quyền và nghĩa vụ của họ gồm hầu hết các quyền và nghĩa vụ như ở các cặp cợ chồng kết hôn như thừa kế, hưởng trợ cấp, bảo hiểm sức khỏe, nhập cư, thay đổi tên họ,… nhưng họ không được giảm các khoản thuế mà các cặp vợ chồng khác được hưởng, chẳng hạn như thuế về thừa kế, các cặp vợ chồng bình thường chỉ phải trả từ 7-30% thuế thừa kế trong khi đó những cặp đồng tính phải trả từ 17-30% tiền thuế.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ là con của cặp đôi đồng giới có khả năng bị kỳ thị, phân biệt đối xử cao nên tác giả đề xuất đối với những trẻ em đã bắt đầu học tiểu học hoặc các cấp cao hơn là độ tuổi đã có những nhận thức nhất định về các mối quan hệ đồng giới hay khác giới, đứa trẻ cần được cung cấp đầy đủ thông tin về đồng tính, quan hệ đồng giới, các vấn đề trẻ có thể gặp phải khi là con của cặp đôi đồng giới và được chuẩn bị tâm lý, kỹ năng giải quyết những vấn đề có thể xảy ra như kỳ thị, phân biệt đối xử. - Ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn các điều kiện của người nhận nuôi: nhà nước nên ban hành một bộ quy chuẩn để hướng dẫn việc đánh giá các tiêu chí ―có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi‖ và ―có tư cách đạo đức tốt‖ nhằm bảo đảm việc xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi là minh bạch và hợp pháp, bảo đảm quyền lợi cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới khi thực hiện thủ tục nhận nuôi, góp phần bảo đảm quyền lợi cho trẻ khi trẻ được nhận nuôi bởi người có đủ điều kiện.