MỤC LỤC
Giáo trình Luật Môi Trường (Trường Đại học Luật Hà Nội); Giáo trình Môi Trường Phát Triển Và Bền Vững (Lê Văn Khoa); Giáo trình Môi Trường Và Con Người (Nguyễn Xuân Cư , Nguyễn Thị Phương Loan);……….Các công trình phân tích việc bảo vệ môi trường dưới nhiều góc độ: quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đề cao vai trò của đạo đức môi trường, nghiên cứu các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. “Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người”(2013) đã phân tích: MT tự nhiên không những cung cấp những giá trị vật chất cho sự hình thành, phát triển của con người và xã hội, mà còn mang lại nhiều giá trị tinh thần; giá trị thẩm mỹ, thể hiện quan hệ đạo đức, văn hóa và tác động ảnh hưởng đến quan hệ chính trị của con người.
Hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế, gắn liền với quá trình đô thị hóa và sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên, ô nhiễm MT và biến đổi khí hậu hiện nay. Với MT đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh kéo dài và sự phát triển nóng khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại húa, tốc độ đụ thị húa cao,..Việt Nam nhận thức rừ nhiệm vụ phải bảo vệ MT, mà trước hết là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động bảo vệ môi trường ở các cơ sở giáo dục đại học. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các thông tin thu thập được từ các tài liệu và số liệu liên quan đến đề tài để đánh giá về bảo vệ môi trường trên cơ sở đó đề ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện tiêu chí, phương pháp trong thời gian tới.
Học phần được lồng ghép vào giảng dạy với mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, giúp gắn kết những vấn đề môi trường và phát triển, tạo cơ sở để nghiên cứu những lĩnh vực khác như quản lí khoa học – công nghệ và môi trường, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.Tìm hiểu chiến lược về môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Kèm theo đó, sinh viên sẽ nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sự ổn định và phát triển của kinh tế xã hội và ý nghĩa của các chính sách công hiện nay đối với việc bảo vệ môi trường bên cạnh đó sinh viên sẽ rèn luyện được thái độ nghiêm túc và tự giác trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến môi trường. Kết hợp với các học phần được giảng dạy trên lớp, sinh viên Phân viện còn được tổ chức đi thực tế các học phần tại các bảo tàng, khu di tích lịch sử, làng văn hóa,… Bởi vậy, từ những năm đầu học đại cương phần lớn sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tiếp cận, hình thành được những tư duy ý thức về môi trường sống xung quanh.
Túi nilon không thể phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy, thay vì sử dụng túi nilon, chai nhựa như trước kia, nhiều sinh viên đã tự giác trong việc chuẩn bị sẵn chai đựng nước riêng, hạn chế nhận túi nilon từ các cửa hàng. Công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên hiện đang được nhà trường rất quan tâm chú ý thông qua các môn học có liên quan đến vấn đề môi trường hiện nay như “ Môi trường và phát triển bền vững” đã phần nào giúp cho sinh viờn tỡm hiểu rừ về hiện trạng mụi trường hiện nay. Những số liệu trên cho thấy, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới những hạn chế ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên ở Phân viện thấp không nằm hoàn toàn trong nhận thức của chính sinh viên mà nguyên nhân chủ yếu đến từ công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi.
Đồng thời, qua đó góp phần hình thành, phát triển ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên và giúp cho sinh viên có khả năng thực hiện các hoạt động thực tiễn một cách mạnh mẽ trong công cuộc bảo vệ môi trường, phát huy tính sáng tạo, tích cực của sinh viên, rèn luyện nên những thế hệ lao động tương lai có trách nhiệm cao với môi trường.
Sinh viên sẽ có động lực tham gia hoạt động ý nghĩa này khi họ được hưởng những lợi ích nhất định như: nâng cao kết quả học tập; nhận học bổng hoặc khóa học bồi dưỡng ngắn hạn; kết nạp đảng cho sinh viên ưu tú có nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học; có cơ hội được tham gia thực tập, thực tế để học hỏi, khám phá ; có điều kiện để rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp; có thêm nhiều thông tin và mở rộng giao lưu, tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai,… Sinh viên nào có thành tích nghiên cứu khoa học tốt, nếu có nguyện vọng tiếp tục học sau đại học thì được chuyển tiếp để phát huy năng lực của họ. Các hoạt động đã tác động đến nhận thức về môi trường, góp phần nâng cao nhận thức, khẳng định tinh thần tiên phong của sinh viên trong công tác vận động, tuyên truyền và hưởng ứng các chiến dịch: Ngày vì môi trường ; Ngày môi trường thế giới, Ngày Trái đất, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; Bảo vệ động vật hoang dã, Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn,… Tinh thần xung kích, sáng tạo của sinh viên trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ được coi là đòn bẩy, động lực mạnh mẽ và cũng là yêu cầu thúc đẩy tuổi trẻ không ngừng phấn đấu vươn lên rèn luyện thể lực, trí lực cống hiến tri thức, sức trẻ của mình. Công tác giáo dục về bảo vệ môi trường cho sinh viên có thể được thực hiện theo 3 nhóm hình thức cơ bản: nghiên cứu và vận dụng lý luận khoa học về bảo vệ môi trường ; hình thức truyền bá chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường ;truyền đạt những tri thức khoa học môi trường cho sinh viên thông qua việc tổ chức lớp học, tổ chức các khóa bồi dưỡng, thành lập các câu lạc bộ môi trường của sinh viên, viết báo, đăng bài trên các trang web, đài phát thanh dành cho sinh viên, tổ chức hội diễn hoặc các cuộc thi, tổ chức hoạt động tình nguyện,.
Câu lạc bộ là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi ích của sinh viên, tạo môi trường cho các sinh viên có sở thích và năng khiếu được bộc lộ, phát triển; định hướng giá trị mới, tạo điều kiện cho sinh viên trưởng thành về mọi mặt; giúp củng cố khối đoàn kết sinh viên thông qua các nhóm hoạt động cơ bản (học tập ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, văn hoá - văn nghệ, thể thao, các hoạt động xã hội, tình nguyện,..); nâng cao bản lĩnh chính trị; giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, truyền thống dân tộc cho sinh viên. Ví dụ: Bảng viết (Bảng phấn, bảng phoocmica trắng), bảng giấy lật, bảng ghim, máy chiếu hắt (overheat), Projecter, hệ thống loa, mic, smart touch,… Dù phương tiện hiện đại hay truyền thống thì phương tiện cũng chỉ là công cụ hỗ trợ trong tiết học trên lớp, nhằm làm sáng tỏ những điều cần trình bày của giảng viên và trực quan hoá nội dung giảng dạy giúp sinh viên tiếp thu dễ dàng, tạo sự chú ý và tham gia học tập một cách chủ động tích cực, cải thiện khả năng nhớ. Việc nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường thường phải bắt đầu từ việc hình thành nên những thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học: từ việc rèn luyện lối sống gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp nơi ở; sinh hoạt, ăn uống điều độ giữ gìn sức khỏe; cho tới việc thích hướng vào những hoạt động có ý nghĩa mang lại giá trị mới như: trồng hoa cây cảnh trang trí ngôi nhà, yêu quí vật cưng, tham gia hoạt động dã ngoại hòa mình vào thiên nhiên, du lịch sinh thái,.
Chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” được Chính phủ ưu tiên thực hiện có mục tiêu tổng quát là huy động mọi lực lượng nhân dân tham gia, từ quản lý, giám sát, nâng cao nhận thức đến thay đổi hành vi của cộng đồng; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý, phản biện cho các quyết định có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.