Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị ngành xây dựng tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Vinaconex Vinatra

MỤC LỤC

Các câu hỏi nghiên cứu

- Lâu nay Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành xây dựng có hiệu quả không?. - Có giải pháp nào làm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư ngành xây dựng ở Công ty Cổ phần Kinh doanh Vinaconex không?.

Kết cấu của chuyên đề : Chuyên đề gồm 2 chương, bao gồm

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ, THIẾT BỊ NGÀNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH

    ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu) Qua 2 bảng số liệu về các mặt hàng nhập khẩu thuộc 2 nhóm vật tư, thiết bị xây dựng, ta nhận thấy cơ cấu mặt hàng nhập khẩu khá đa dạng trong đó tổng giá trị máy móc, thiết bị xây dựng thực hiện năm 2009 là 45,015 triệu đồng và năm 2010 là 65,626 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm mặt hàng trên 49% tổng giá trị các mặt hàng; còn nhóm mặt hàng vật liệu xây dựng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong 2 năm này lên tới 29%. Tóm lại, kết quả kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng của Vinatra.,JSC trong giai đoạn 2007-2011đóng góp tỷ trọng lớn trong kết quả kinh doanh nhập khẩu chung của Công ty; đồng thời nó cũng đã đạt được những thành công nhất định như tăng kết quả tiêu thụ thông qua gia tăng doanh thu các năm, đa dạng hóa các mặt hàng và gia tăng các thị trường nhập khẩu bên cạnh những thị trường truyền thống. Cụ thể do biến động tỷ giá USD và EUR mạnh và không dự đoán trước được khiến cho hợp đồng cung cấp thiết bị cho Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường Hạ Long đã bị thua lỗ nặng nề.Nhận thức được sự sai sót của mình, cán bộ nhân viên Công ty đã thường xuyên cập nhập thông tin từ các thị trường nhập khẩu nhằm đưa ra chiến lược hợp lý, ứng phó kịp thời trước xu thế biến động không ngừng của thị trường nhằm hạn chế các hợp đồng trong sau này đứng trước nguy cơ thua lỗ.

    - Về lựa chọn đối tỏc: Cụng ty luụn tỡm hiểu rừ những thụng tin về quốc gia lựa chọn để nhập khẩu và doanh nghiệp lựa chọn và cũng quan tâm đến lợi thế so sánh các quốc gia này về các sản phẩm mà doanh nghiệp dự tính nhập khẩu, các chính sách xuất khẩu, tập quán thương mại, sự ổn định chính trị, hệ thống ngân hàng, các yếu tố địa lý nhằm giảm thiểu các chi phí vận tải và bảo hiểm và tránh rủi ro bất ngờ do thị trường mang lại. Các đối tác mà Vinatra.,JSC làm ăn chủ yếu là các hãng lớn ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc với trình độ công nghệ tiên tiến và những nhãn hiệu như Geneneral Motor, Komatsu, Mitsubushi, Nissan, Volvo,…để đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu, giao đúng hàng, đúng thời gian, đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn khi Vinatra., JSC nhập khẩu theo giá CIF. Do sự tham gia đấu thầu mua sắm luôn đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực cũng như vật lực nên sau khi nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các gói thầu có các yêu cầu mà Công ty có thể đáp ứng được, phù hợp với mặt hàng nhập khẩu, Công ty đã tiến hành phân tích khả năng thắng thầu để đưa ra quyết định là có tham gia thầu hay không, việc phân tích này giúp Công ty giảm thiểu các rủi ro cũng như tiết kiệm chi phí khi tham gia.

    Đồng thời, qua hệ thống chỉ tiờu này cũng phản ỏnh cỏc giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, vật tư thiết bị xây dựng mà Công ty đã thực hiện có hiệu quả hay không?Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu đánh giá sử dụng các yếu tố đầu vào, nhưng chuyên đề này chỉ tập trung một số chỉ tiêu nhất định để phản ánh HQKD nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng của Vinatra., JSC trong thời gian từ 2008- 2010. Dựa vào bảng số liệu 11 để đánh giá HQKD nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng của Công ty, thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (P’) ta thấy tỷ suất lợi nhuận chung của doanh nghiệp khá thấp so với ngành, và đang có xu hướng giảm qua các năm gần đây, nguyên nhân chính là do tốc độ tăng của chi phí luôn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Vinatra., JSC không cao và việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty còn nhiều khuyết điểm, chưa hiệu quả.

    Bảng 1.3: Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu so với tổng doanh thu
    Bảng 1.3: Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu so với tổng doanh thu

    MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ, THIẾT BỊ XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020

      Việc gia nhập WTO ngày càng sâu thì cạnh tranh càng lớn, tính đến nay chỉ riêng các doanh nghiệp nhập khẩu máy xây dựngđã có khoảng 645 đơn vị tham gia lĩnh vực này trong đó phải kể tới những đối thủ mạnh như Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt; Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Tuyên Quang; Công ty TNHH Tân Thành; Chi nhánh Công ty TNHH KOBELCO Việt Nam là những công ty có giá trị nhập khẩu mặt hàng xây dựng đang ở top dẫn đầu. Tiến hành tốt việc tiết kiệm các chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí đấu thầu, nhập khẩu hàng hóa sao cho tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, nhằm đảm bảo HQKD nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng luôn gia tăng qua các năm. Đồng thời gia tăng vốn lưu động hàng năm qua việc giảm quay vòng nhanh hàng nhập khẩu, giảm thiểu nợ ngắn hạn, liên kết với các công ty khác, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán để huy động lượng vốn lớn giúp cho tiến độ nhập khẩu không bị cản trở, gián đoạn ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.

      Định hướng của Công ty về nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng tới năm 2020 là sử dụng các biện pháp để tăng doanh thu đồng thời sử dụng các chi phí kinh doanh nhập khẩu sao cho tiết kiệm và hợp lý, tránh lãng phí khiến cho tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Tập trung vào máy móc, thiết bị xây dựng cung cấp dây chuyền đồng bộ cho các dự án là những mặt hàng có khả năng phát triển cao cho tới năm 2020 do năng lực sản xuất trong nước những mặt hàng này chưa đáp ứng được, nếu có thì chất lượng còn kém. Thứ tư: Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao qua việc không ngừng khuyến khích, hỗ trợ nhân viên học tập, rèn luyện năng lực với các hình thức khác nhau, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ kinh doanh tinh giản, nhanh chóng, hiệu quả nhằm tiết kiệm hợp lý các nguồn lực sẵn có, tiết kiệm thời gian, chi phí, liên kết với các công ty nước ngoài, các nhà cung ứng để giúp nhân viên học tập phương pháp tiên tiến của thế giới.

      MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

        Do lượng ngoại tệ cần thiết cho nhập khẩu các mặt hàng vật tư, thiết bị xây dựng là lớn, trong khi ngân hàng trong nước không đáp ứng được thì Công ty thường mua ở chợ đen, chênh lệch khá lớn dẫn tới chi phí chuyển đổi tăng lên ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Hệ thống luật pháp, các văn bản pháp lý, quy định pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động nhập khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các Công ty nhập khẩu, tránh tình trạng khuyến khích nhập khẩu một mặt hàng nào đó mà bỏ quên những mặt hàng khác. Thương mại điện tử chính phủ một chiều đã phát triển ở một số nướcvà ở nước ta cũng đang được tiến hành, do mới hoạt động khả năng ứng dụng còn nhiều hạn chế, khả năng xử lý hồ sơ vẫn chưa cao, do đó cần phải nâng cao trình độ nhân viên, gia tăng sử dụng hiệu quả thương mại điện tử vào việc xử lý các thủ tục nhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất cho cả 2 bên.

        Tuy nhiên, một số máy móc thiết bị phụ tùng, vật liệuđặc chủng không thể sản xuất được trong nước và buộc phải nhập khẩu để phục vụ cho quá trình sản xuất phục vụ các dự án xây dựng nhưng lại bị áp thuế nhập khẩu khá cao như các linh phụ kiện,lốp xe Belaz, động cơ máy có thuế nhập khẩu là 30%, cáp điện điều khiển thuế nhập khẩu là 20%. Mà cácmặt hàng nhập khẩu này thường có giá trị rất cao nên khi tính thuế nhập khẩu, mức giá này được đội cao hơn rất nhiều khiến giá tăng cao cộng với chi phí nhập khẩu tăng đã làm cho giá các mặt hàng này luôn ở mức cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm. Do đó, các cơ quan thuế cần bổ sung hoàn chỉnh hệ thống mã số thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc khai báo mã số chính xác, nhanh chóng, đơn giản hơn giúp giảm thiểu các chi phí liên quan làm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.