MỤC LỤC
Vì vậy, quản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảo cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định. Đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành trong tất cả ngành kinh tế quốc dân, các lĩnh vực kinh tế xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… nên sản phẩm xây dựng cơ bản có nhiều loại hình công trình và mỗi loại hình công trình có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng.
Trợ cấp trực tiếp thông qua các khoản trợ giá, cung cấp tín dụng ưu đãi,… Trợ cấp gián tiếp thông qua các khoản như dạy nghề cho công nhân, xây dựng hạ tầng (đường, xá, điện, nước, …), xây vùng nguyên liệu, …, để hỗ trợ cho dự án. d) Chỉ tiêu tích lũy để đầu tư phát triển. Đóng góp vào. Lợi nhuận tích lũy của DA đầu tư +. Phần tiết kiệm từ tiền lương của lao. động trong DA Giá trị sản lượng của dự án đầu tư. Chỉ tiêu này xác định sự đóng góp của dự án vào việc tích lũy để tái đầu tư. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì chỉ tiêu này phải càng cao. e) Khả năng sử dụng nguyên vật liệu trong nước. Hệ số sử dụng nguyên vật liệu trong nước của. Giá trị nguyên vật liệu trong nước được sử dụng. Ý nghĩa của việc sử dụng nguyên vật liệu trong nước:. Tạo điều kiện khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có. Tiết kiệm được ngoại tệ do việc nhập nguyên liệu. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Tăng cường tính độc lập, tự chủ về kinh tế của đất nước. Do đó, tỉ lệ này càng cao thì dự án càng có giá trị về mặt kinh tế - xã hội. f) Tác động dây chuyền để thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan Sự tác động cảu tiến bộ khoa học – kỹ thuật và phân công lao động đã chia nền kinh tế quốc dân ra thành nhiều ngành nghề khác nhau. Các ngành này mặc dù có tính độc lập tương đối nhưng giữa chúng có mối liên hệ ràng buộc với nhau về mặt kỹ thuật sản xuất cũng như về mặt sử dụng nguyên vật liệu, thành phẩm giữa các ngành. Do đó khi dự án đi vào hoạt động thì không những mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến sự hoạt động của các ngành nghề khác. Vì thế khi phân tích lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư phải xác định mối quan hệ này. Đây là tiêu chuẩn không thể thiếu được khi phân tích lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Ví dụ: Dự án sản xuất Giấy hoạt động sẽ thúc đẩy ngành Lâm nghiệp, ngành In, ngành Giáo dục phát triển. Dự án ngành Dệt thúc đẩy ngành May, Trồng Bông …. Dự án khai thác quặn Pyrit ảnh hưởng đến ngành luyện kim đen, ngành Cơ khí, ngành sản xuất than cốc, Gạch chịu lửa phát triển. Tuy nhiên bên cạch các mặt thúc đẩy sự phát triển các ngành liên quan, cũng phải xét đến mặt tiêu cực của nó ảnh hưởng đến các ngành nghề khác. Ví dụ: Ảnh hưởng của chất thải, tiềng động đối với môi sinh. Hay, đất nông nghiệp bị thu hẹp do xây dựng cơ sở của dự án Công nghiệp. Để định lượng mức độ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các ngành có liên quan một cách đầy đủ phải cần rất nhiều số liệu và rất phức tạp. Vì thế đối với vấn đề này người ta chỉ làm công tác định tính. Trên thực tế khi nghiên cứu ảnh hưởng đến các ngành liên quan thường được dựa trên phân biệt ba nhóm ngành sau:. Các ngành có liên quan tới việc cung cấp các yếu tố nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng cho dự án đầu tư. Các ngành có liên quan tới việc cung cấp máy móc thiết bị cho dự án đầu tư. Các ngành có liên quan tới việc sử dụng sản phẩm của dự án đầu tư. Trong ba nhóm ngành nêu trên thì nhóm ngành thứ nhất có quan hệ ràng buộc chặc chẽ với dự án đầu tư. Là nhóm ngành có quan hệ thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án đầu tư. Chúng ta cần chú ý để đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. g) Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương. (Khi đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư cần chú trọng đến dự án hướng vào sự phát triển các địa phương có mức độ phát triển kinh tế thấp). Những dự án đầu tư vào địa điểm là những vùng nông thôn hẻo lánh sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao hơn so với dự án đầu tư vào các vùng. giàu có hay đô thị. Để từng bước xóa bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế - xã hội, góp phần tái phân phối lại lợi tức xã hội giữa các vùng. Do đó, Nhà nước thường khuyến khích đầu tư vào các vùng kém phát triển. h) Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao mức sống nhân dân Dự án đầu tư ngoài việc tạo công ăn việc làm cho nười lao động, đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nâng cao mức sống nhân dân. Chỉ tiêu này rất khó định lượng, thông thường đánh giá trên các cơ sở sau:. Tạo sự ổn định về mặt giá cả và nguồn hàng tiêu thụ cho nhân dân. Mức tăng bình quân tính trên đầu người đối với loại sản phẩm của dự án. Ví dụ: Dự án trồng cây lương thực sẽ làm tăng mức lương thực bình quân trên đầu người. Khả năng phục vụ của dự án đầu. tư để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng = Giá trị sản phẩm của dự án đầu tư Dân số. Khi đánh giá dự án đầu tư góp phần nâng cao mức sống người dân, cần chú ý phân biệt hai loại dự án sau:. Loại dự án trực tiếp góp phần nâng cao mức sống người dân: thường là những dự án đầu tư vào các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng, lương thực - thực phẩm …. Ví dụ: Dự án đầu tư chế biến sản phẩm nông nghiệp trực tiếp góp phần nâng cao mức sống nông dân thông qua việc tăng thu nhập nhờ bán nông sản phẩm. Loại dự án gián tiếp góp phần nâng cao mức sống người dân: thường là những dự án thúc đẩy các dự án khác phát triển để làm cho mức sống người dân được nâng cao. h) Khả năng tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
- Việc ký kết hợp đồng xây lắp cung ứng vật tư và thực hiện dịch vụ đều được thực hiện bằng cách đấu thầu công khai chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt. - Ngân sách các nước dành cho các công trình, dự án đầu tư XDCB kéo dài nhiều năm thường được Quốc hội quyết định trước tổng số được chi và số tiền phân phối hàng năm.
Hoạt động khoa học công nghệ đã tập trung vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, 100% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế và được trang bị một số dụng cụ cần thiết cho khám chữa bệnh tuyến cơ sở; số trạm xá xã, phường, thị trấn có bác sỹ chiếm 80%.
Chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản cho Huyện An Nhơn tăng dần qua các năm, đến năm 2010 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản, vì đây là Huyện đông dân cư, hơn nữa Huyện An Nhơn được sự hỗ trợ các dự án theo mục tiêu của TW như: Dự án Nông thôn tổng hợp miền Trung (Kiên cố hóa Kênh chính hồ Núi Một, thông tuyến đường ĐT636B Bình Định - Lai Nghi (Đoạn sông Sức - giáp ranh giữa hai huyện An Nhơn - Tây Sơn), kè chống xói lở đội 1 Kim Châu, thị trấn Bình Định… Tiếp theo là chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho các Huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ; đây là các huyện đông dân cư, hơn nữa các Huyện này có nhiều bãi ngang ven biển nên trong giai đoạn này NSNN tỉnh Bình Định tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, cấp nước sinh hoạt và các công trình thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp của người dân. Kết quả phân tích trên cho thấy được chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản theo đầu người ở Thành phố Quy Nhơn là thấp nhất, và chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần cho các huyện khó khăn, đặc biệt khó khăn, do đó các Huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh (là các Huyện đặc biệt khó khăn theo nghị định 108/2006/NĐ-CP - Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) được tập trung vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tăng cường hạ tầng về giao thông,.
Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định có hiệu quả ngày càng tăng, công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng được hoàn thiện và cú những tiến bộ rừ rệt nhưng vẫn chưa thật sự chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, do còn tồn tại ở hầu hết các khâu trong quy trình quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến làm giảm hiệu quả chi NSNN. Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan trên còn một số nguyên nhân khách quan như: cơ chế về quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB luôn thay đổi thường xuyên, nhưng các Bộ, ngành không kịp thời hướng dẫn bên cạnh đó một số Chủ đầu tư chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi nên lúng túng trong quản lý, thanh toán; một số nguồn thu được ghi kế hoạch như nguồn cấp quyền sử dụng đất nguồn thu vào chậm nên việc tỷ lệ giải ngân thấp; thời tiết tháng 7, 8, 9 thường hay mưa nên không thuận lợi cho thi công dẫn đến tiến độ chi NSNN rất chậm so với kế hoạch….
Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cũng như kế hoạch hàng năm, triển khai việc lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất hàng năm của các quận, huyện đến năm 2020, tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, hạn chế để xảy ra các trường hợp giao đất nhưng sử dụng lãng phí, tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất và lựa chọn chủ đầu tư theo quy hoạch được duyệt. Thực hiện tốt luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt tập trung làm tốt công tác quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, đẩy mạnh giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng dùng chung trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, chủ động đáp ứng mặt bằng đất đai cho các chủ đầu tư, khắc phục cơ bản tình trạng dự án chờ đất, giải quyết nhanh chóng, thuận lợi các thủ tục giao đất, cho thuê đất và các giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.