MỤC LỤC
Đây là bước phát triển quan trọng khi vai trò của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được đề cao thành ba cấu thành chính của nền ngoại giao toàn diện (thay vì là các thành tố song song cùng các lĩnh vực ngoại giao khác). Đồng thời, ba trụ cột này được đặt trong một chỉnh thể thống nhất là nền ngoại giao toàn diện, vừa có tính độc lập tương đối, vừa hỗ trợ lẫn nhau, vì mục tiêu chung là lợi ích quốc gia - dân tộc. Như vậy, có thể thấy qua các kỳ Đại hội, tư duy của Đảng ta về ba trụ cột đối ngoại đã liên tục được phát triển, hoàn chỉnh, phù hợp với quan điểm về triển khai. đồng bộ, phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân là phù hợp với quy luật khách quan, tình hình quốc tế cũng như các điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta qua từng giai đoạn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại kho tàng lý luận, khoa học và tư tưởng cách mạng quý giá. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác ngoại giao nói chung và công tác đối ngoại nhân dân bao gồm những quan điểm sâu sắc, toàn diện của Người về quốc tế với những biện pháp, hình thức và nghệ thuật xử sự trong quan hệ trong nước và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng của nước ta trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh. Theo tư tưởng của Người, “đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đồng tình, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác đối ngoại nhân dân là một bộ phận hợp thành của công tác đối ngoại chung, phối hợp và phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước cùng thực hiện nhiệm vụ, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Lợi thế của đối ngoại nhân dân là có tiếng nói linh hoạt giữa con người với con người vừa có thể tiến hành các biện pháp đối ngoại trên một số vấn đề và ở những nước, khu vực trong những hoàn cảnh cụ thể mà đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước không có điều kiện làm hoặc nếu làm thì không thuận lợi như mong muốn” [14]. Người chỉ rừ ba nguồn gốc chủ yếu của cụng tỏc đối ngoại nhõn dõn là: i) Bản sắc, truyền thống của dân tộc và truyền thống ngoại giao của nước ta; ii) Tinh hoa và văn hoá của phương Đông, phương Tây và của nhân loại; iii) Kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đối ngoại của Người. Trong nhiều thập kỷ qua, đối ngoại nhân dân, một trong ba chân kiềng của ngoại giao Việt Nam, đã vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cùng đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước hình thành mặt trận nhân dân thế giới, đoàn kết, ủng hộ nhân dân ta trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, thoát khỏi bị bao vây, cấm vận, huy động sự ủng hộ và nguồn lực quốc tế phục vụ công cuộc đổi mới, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân tạo nên nền tảng vững chắc để ngoại giao Nhà nước thực hiện các chức năng đặc thù của mình là: đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác; đồng thời, là kênh chính thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ ổn định chính trị và sự nghiệp phát triển đất nước trong quan hệ với các nước và tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế. Đại hội đã thông qua chương trình chính trị và Điều lệ mới nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong Nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân hăng hái tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, xây dựng Hiến pháp chung của cả nước; tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục thiên tai, phát triển kinh tế.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, củng cố mối quan hệ truyền thống với các nước láng giềng, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới với Lào, Capuchia và Trung Quốc; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chú trọng mở rộng đối tác ở các khu vực trọng điểm, quan hệ với các đảng phái và tổ chức phi chính phủ ở các nước lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực có tiềm năng và tầm ảnh hưởng lớn nhằm ủng hộ tiến trình hội nhập và công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954 - 1975), sát cánh cùng các hoạt động ngoại giao chính thức, phát huy thắng lợi trên chiến trường, ngoại giao nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và linh hoạt, đã góp phần phát huy nội lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thức tỉnh lương tri của loài người tiến bộ, hình thành một mặt trận rộng rãi chưa từng có của các tầng lớp nhân dân trên toàn thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.
Đây là các cơ quan chuyên trách có chức năng nghiên cứu, tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban, Đoàn Chủ tịch và trực tiếp là BTT Uỷ ban trong việc xây dựng, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chương trình công tác và nhiệm vụ Uỷ ban, Đoàn Chủ tịch và BTT; đồng thời tham mưu, giúp việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng đoàn. Để thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, BTT và cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam còn phối hợp thường xuyên với Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài trong việc thực hiện tổ chức đoàn đại biểu UBTW MTTQ Việt Nam đi công tác nước ngoài (Đoàn ra), đón các đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm, làm việc tại Việt Nam (Đoàn vào) và các hoạt động đối ngoại khác.
Hướng dẫn Uỷ ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thực hiện các nội dung văn kiện hợp tác quốc tế mà Uỷ ban đã ký kết tham gia; hỗ trợ và hướng dẫn Mặt trận cấp tỉnh triển khai các chương trình ký kết hợp tác của cấp tỉnh. Nhờ sự kết hợp với công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại một cách khéo léo, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đã tranh thủ, vận động được nhiều nguồn lực, nguồn tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa.
MTTQ Việt Nam các cấp nhất là Mặt trận các tỉnh có đường biên giới với Lào đã tổ chức nhiều chương trình, vận động nhân dân các địa phương có chung đường biên giới hợp tác với nhân dân các địa phương bên Lào, giúp nhau phát triển kinh tế, chấp hành tốt pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự đường biên giới,tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển bền vững mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. - Các bên thường xuyên trao đổi sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; cùng nhau xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới; tiếp tục kiến nghị Chính phủ ba nước tạo thuận lợi cho kiều dân của nhau sinh sống, làm việc, học tập trên lãnh thổ của nước mình phù hợp với quy định, pháp luật của mỗi nước và thông lệ quốc tế.
Thông qua việc là thành viên của tổ chức đa phương này, UBTW MTTQ Việt Nam đã kết nối hợp tác được với các đối tác mới như Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường Cộng hòa Pháp (CESE); Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Lao động Hàn Quốc (ESLC); Phòng Xã hội Liên bang Nga… Tương lai, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục thông qua AICESIS để kết nối hợp tác thêm với các đối tác khác trên thế giới. Các đối tác mới hiện nay gồm: Hiệp hội Nhân dân Singapore; Hội Liên hiệp Bình đẳng Xã hội toàn Liên bang Đức; Phòng xã hội Liên bang Nga và Mặt trận Nhân dân toàn Nga; Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường Cộng hòa Pháp; Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Lao động Hàn Quốc; tích cực tham gia Diễn đàn Nhân dân ASEAN (cử đại diện tham gia đoàn đại biểu Việt Nam dự các kỳ họp luân phiên; cử đại diện tham gia Ban Tổ chức Diễn đàn Nhân dân ASEAN năm 2020 theo hình thức trực tuyến do Việt Nam là nước chủ trì vào tháng 11/2020).
Trong thời gian qua, UBTW MTTQ Việt Nam đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị với 03 tổ chức thuộc 03 nước có biên giới với Việt Nam là Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc hay còn gọi tắt là Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc. - Sau khi tổ chức Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam và hai Hội nghị xây dựng đường biên giới Lào - Việt Nam, Campuchia - Việt Nam, Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 89/HD- MTTW-BTT ngày 09/10/2017 để hướng dẫn Mặt trận các địa phương tổ chức triển khai các nội dung của Bản ghi nhớ Chương trình hợp tác cũng như Bản Thông cáo chung Hội nghị xây dựng đường biên giới.
Bên cạnh đó, Mặt trận, chính quyền và hệ thống chính trị của mỗi nước đều rất chú trọng xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc ổn định và phát triển toàn diện; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá, chia rẽ mối quan hệ giữa ba nước. - Bản Ghi nhớ Chương trình hợp tác (viết tắt là MOU) giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia (được ký tại Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia – Lào - Việt Nam luân phiên tổ chức 3 năm/lần);.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) luôn bày tỏ sự tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luôn phát huy truyền thống của người Việt, phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, cùng chung tay xây dựng cộng đồng vững mạnh. Trong năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biễn hết sức phức tạp, Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam chủ động, tích cực tuyên truyền, gửi thông tin tới các Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam là NVNONN về: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19; Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam tới toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19; Báo cáo tổng hợp kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của MTTQ Việt Nam; tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và các hoạt động của Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam trong tuần qua website Mặt trận và báo Đại đoàn kết.
Trong trường hợp được cho phép, được uỷ quyền, đồng chí Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam (có chức danh Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Bí thư Trung ương Đảng) đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm Trưởng đoàn đại biểu cấp cao đi thăm hữu nghị các nước trên thế giới hoặc đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước đón tiếp lãnh đạo các nước đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Thứ hai, hoạt động đối ngoại thông qua tham gia hoạt động đối ngoại Đảng và Nhà nước là cơ hội để UBTW MTTQ Việt Nam có cơ hội đến thăm, động viên cộng đồng kiều bào tại nước đến thăm, nắm bắt tâm tư tình cảm của kiều bào cũng như tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng kiều bào đang sinh sống, học tập và làm ăn tại nước sở tại.
Ở Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên tổ chức hội nghị quán triệt tinh thần và các nội dung cơ bản của Chỉ thị 04 và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương liên quan đến công tác đối ngoại như Kết luận 16-KL/TW ngày 14/2/2012 của Bộ Chính trị khóa XI và Chỉ thị số 26- CT/TW của Ban Bí thư khóa X về công tác thông tin đối ngoại, Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/1/2015 của Bộ Chính trị, Nghị Quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Sổ tay được dùng để tặng các đoàn đại biểu quốc tế, đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế đến thăm và làm việc tại UBTW MTTQ Việt Nam cũng như tặng cho các đối tác khi Đoàn đại biểu UBTW MTTQ Việt Nam thăm và làm việc tại nước ngoài (nội dung của Sổ tay này bao gồm các thông tin ngắn gọn về Việt Nam, giới thiệu ngắn gọn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị, số lượng thành viên của MTTQ Việt Nam và các nhiệm vụ chính trong công tác đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam).
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa công tác đối ngoại thông qua hoạt động truyền thông trong thời gian tới, UBTW MTTQ Việt Nam cần tiếp tục cập nhật và đa dạng hoá hơn nữa nội dung thông tin; đồng thời UBTW MTTQ Việt Nam cũng cần có sự tác động đến đội ngũ nhân sự thực hiện nhiệm vụ này về tầm quan trọng và tính cấp thiết của hoạt động thông tin đối ngoại trong tình hình mới của đất nước và trên thế giới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2014 - 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2019 - 2024 đều đã thống nhất đề ra Nghị quyết thực hiện 05 Chương trình hành động xuyên suốt nhiệm kỳ trong đó có Chương trình hành động số 4 với chủ đề “Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết hữu nghị và hợp tác quốc tế” (Đại hội VIII) và “Tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân” (Đại hội IX) với nội dung chú trọng vào việc đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, sáng tạo, hiệu quả”, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng, tăng cường ngoại giao của Nhà nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước.
Thứ nhất, về hoạt động tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân và hoạt động truyền thông đối ngoại: UBTW MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phối hợp quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, nhất là nội dung Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 6/7/2011 về “tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ các cấp và toàn thể nhân dân; tổ chức nhiều hình thức tiếp cận tuyên truyền với khách quốc tế, giới thiệu cho bạn bè các nước hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn về truyền thống văn hoá, lịch sử Việt Nam, về thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, về quyền con người và chính sách đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, hoạt động đối ngoại nhân dân chỉ phần nhiều sôi động tại Mặt trận các địa phương có đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng (Campuchia, Lào, Trung Quốc) và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tiềm năng kinh tế và có quan hệ hợp tác, kết nghĩa với nhiều thành phố trên thế giới; còn đa phần việc triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân tại Mặt trận các địa phương không có đường biên giới còn chưa được chú trọng, không có nhiều hoạt động nổi bật và chủ yếu mới dừng lại ở khâu tuyên truyền, phổ biến, nắm tình hình.
Thứ nhất, UBTW MTTQ Việt Nam cần hướng dẫn Uỷ ban MTTQ các tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng và thực hiện các chương trình công tác đối ngoại nhân dân trong từng giai đoạn cụ thể, có kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn phối hợp hoạt động của các tổ chức thành viên và Uỷ ban Mặt trận các cấp trong từng đợt vận động, như đấu tranh với Mỹ về vấn đề chất độc da cam, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế khi có thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, trong các hoạt động Vì người nghèo; tạo điều kiện để Ủy ban MTTQ các tỉnh được tham gia vào các hoạt động đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam, qua đó công tác tuyên truyền từ những hoạt động thực tiễn được tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở. Bên cạnh đó, để công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm đối ngoại nhân dân thì người cán bộ làm công tác đối ngoại ngày nay càng cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; có tư duy hiện đại trong nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình để tham mưu, đề xuất chính sách, chiến lược; có nền tảng kiến thức toàn diện, tổng hợp về nhiều lĩnh vực và quan trọng hơn hết, phải có lòng tự hào về lịch sử truyền thống của dân tộc, của ngành ngoại giao và có khát khao cống hiến vì một đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, phát triển mạnh mẽ hơn.