Phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

Những đóng góp của luận án Về mặt lý luận

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên vận dụng lý thuyết các bên liên quan trong công tác quản lý di tích lịch sử -văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đặc biệt là công trình đầu tiên đề cập đến sự phối hợp của CBLQ trong hoạt động QLDT đồng thời tác giả luận án đã có những giải pháp để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình. Kết quả từ những nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cho các cấp, các nhà quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình một cách nhìn toàn diện về công tác quản lý của mình trong thời gian qua và xác định được những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý quản lý di tích trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Bố cục luận án

Cơ sở lý luận của đề tài luận án 1. Một số khái niệm

Post và cộng sự (2002), các bên liên quan trong một công ty là “những cá nhân và bộ phận đóng góp, tự nguyện hoặc không tự nguyện, vào năng lực và hoạt động tạo ra của cải, và do đó họ là những người thụ hưởng tiềm năng và/hoặc những người chịu rủi ro”[151]. Donaldson và Preston [149] đã phát triển lý thuyết các bên liên quan tập trung vào ba khía cạnh: 1) Tiếp cận mô tả: dùng để mô tả đặc điểm và mô tả hành vi của tổ chức vì vậy nó được dùng để xem xét cách các nhà quản lý cư xử với các bên liên quan, hành động và vai trò của họ; 2) Tiếp cận công cụ: thiết lập một khuôn khổ để kiểm tra các mối quan hệ và quản lý các bên liên quan; 3) Tiếp cận quy phạm: là cách tiếp cận cốt lừi của lý thuyết. Mục tiêu của tiêu chí nhằm: 1/Khuyến khích, xây dựng và thúc đẩy các bên liên quan phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý di tích lịch sử-văn hóa; 2/Cung cấp công cụ đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý di tích lịch sử -văn hóa; 3/Cung cấp công cụ đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với cộng đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý di tích lịch sử-văn hóa; 4/Cung cấp các căn cứ, các số liệu khoa học để đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di tích lịch sử -văn hóa.

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di tích
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di tích

Bối cảnh chung của địa bàn nghiên cứu trường hợp 1. Địa bàn huyện Vũ Thư

Trong truyền thống văn hóa của quê hương, không chỉ có bề dày văn hóa vật thể mà văn hóa phi vật thể khá đậm đặc: chèo Hà Xá một trong 3 chiếu chèo nổi tiếng của Thái Bình nay đang được phát huy; Hội Long Vân trước kia chỉ có ở xã Độc Lập nay đã phát triển ra nhiều xã; Hội thi cỗ cá đang được phục hồi tại xã Tiến Đức; pháo đất tại xã Chi Lăng, Hoà Bình; múa tứ linh, đi cầu kiều, chọi gà, cờ tướng, vật và hàng chục trò chơi khác đang được phục hồi và phát triển. Thành phố Thái Bình có một số khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh diện tích 102 ha (xã Phú Xuân - phường Trần Hưng Đạo - phường Tiền Phong), Khu công nghiệp diện tích 300 ha (xã Phú Xuân - phường Phúc Khánh), Khu công nghiệp Tiền Phong diện tích 56 ha (phường Tiền Phong), Khu công nghiệp Sông Trà diện tích 250 ha (xã Tân Bình), Khu công nghiệp Gia Lễ diện tích 85 ha (xã Đông Thọ - xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình & xã Đông Dương - xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng).

Các chủ thể quản lý và vấn đề phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di tích

Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; 5/Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh; 6/ Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích; 7/ Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật; 8/ Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân; 9/Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tính gưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử tại địa phương. Các cơ quan nghiên cứu phối hợp với các cơ quan quản lý di tích của tỉnh góp phần nghiên cứu các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích, bổ sung những lĩnh vực mà nguồn nhân lực của các BQL di tích còn chưa đáp ứng được, nhằm hỗ trợ công tác quản lý di tích; 3/Các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác tại di tích theo những nội dung được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động tại những địa điểm đã được quy hoạch; tuân thủ quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh, thương mại hiện hành, quy định về quản lý các hoạt động dịch vụ, du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường; 4/ Các vị quản thủ di tích (sư trụ trì, thủ từ, người trông coi di tích.) là những người trực tiếp chăm nom, bảo vệ di tích, phát hiện những bất thường của di tích.

Thực trạng phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di tích

Theo quyết định này, các bên liên quan tham gia phối hợp trong nhiệm vụ lập quy hoạch di tích gồm có: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí khác có liên quan đến công tác lập quy hoạch) chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình duyệt đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, tỉnh Thái Bình theo quy định của pháp luật. Các hình thức phối hợp giữa các bên được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau để đạt được mục tiêu cụ thể là: 1) Nghiờn cứu, bổ sung, làm rừ giỏ trị lịch sử, văn húa, kiến trỳc, nghệ thuật của Di tớch lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần và hệ thống các di chỉ, khu vực khảo cổ có liên quan trên địa bàn huyện Hưng Hà; 2) Bảo tồn, tôn tạo, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần trên vùng đất tổ Long Hưng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tương xứng với vai trò của vương triều nhà Trần trong lịch sử phát triển của dân tộc. 3) Phát huy giá trị Khu di tích và các khu vực khảo cổ có liên quan, trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn đối với du khách khi về thăm “quê lúa” Thái Bình; kết nối quần thể các điểm di tích gắn với vương triều nhà Trần ở Thái Bình với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác trong vùng, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hưng Hà và tỉnh Thái Bình; 4) cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần về bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát. Đánh giá về sự tham gia phối trong công tác kiểm kê, đại biểu PV số 6 cho biết: “Theo tôi, cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc phối hợp thực hiện hoạt động kiểm kê thể hiện qua việc người dân địa phương, những người cao tuổi trong làng đụi khi hiểu rất rừ về lịch sử của di tớch, lịch sử địa phương nờn cú thể cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho cán bộ chuyên môn” (TLPV ngày 30/4/2023). Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động kiểm kê được thể hiện qua biểu đồ sau đây:. Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động kiểm kê di tích lịch sử-văn hóa. Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy, đại đa số các ý kiến đánh giá hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong việc thực hiện hoạt động kiểm kê di tích đều ở mức độ bình thường và tốt thông qua việc CBLQ đề tham gia thực hiện kiểm kê di tích theo kế hoạch quy định đặc biệt có sự tham gia tích cực từ cộng đồng trong việc cung cấp những thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý. Kết quả đánh giá chỉ ra có sự khác nhau về trên 3 địa bàn nghiên cứu về hiệu quả của sự phối hợp giữa CBLQ. Phỏng vấn chi tiết hơn về một số ý kiến đánh giá chưa tốt hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động kiểm kê di tích NCS nhận thấy đó là ý kiến của cộng đồng cư dân địa phương khi họ chưa nắm được kế hoạch kiểm kê. Như vậy có thể nhận thấy, việc phối hợp giữa CBLQ trong thực hiện nhiệm vụ kiểm kê di tích trong thời gian qua đã được thực hiện bài bản, có kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và cộng đồng, tuy nhiên một khó khăn chung ảnh hưởng tới việc phối hợp thực hiện công việc này là đội ngũ nhân sự tại các phòng VHTT và đội ngũ cán bộ cấp xã còn mỏng nên khó khăn trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Phối hợp trong hoạt động xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích và đón nhận bằng xếp hạng. Xác định việc xếp hạng di tích có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của di tích vì xếp hạng là cơ sở pháp lý cao nhất để bảo vệ, gìn giữ và tạo điều kiện để phát huy giá trị của di tích. Xuất phát từ nhận thức trên, những năm qua thực hiện các quy định của Bộ VH,TT&DL, Sở VH,TT&DL Thái Bình đã chỉ đạo Bảo tàng tỉnh phối hợp với các phòng VH&TT các huyện tiến hành lập hồ sơ di tích và đẩy mạnh công tác xếp hạng. Hàng năm phòng VH&TT các huyện, thành phố đều có văn bản gửi Sở VH,TT&DL về kiểm tra khảo sát, thẩm định các di tích, nếu thấy di tích có đủ điều kiện thì Bảo tàng tỉnh tiến hành lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, đề nghị UBND tỉnh, Bộ VH,TT&DL, Thủ tướng Chính phủ xếp hạng. Hướng dẫn các địa phương quy trình, thủ tục lập hồ sơ khoa học đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật. Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích bao gồm: Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích; Lý lịch di tích; Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích; Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50; Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên; Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích; Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích; Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Bảng thống kê số lượng di tích đã xếp hạng tại địa bàn nghiên cứu trường hợp. Stt Địa bàn Tổng số Di tích xếp hạng Di tích chưa. QGĐB QG Tỉnh. di tích) tích). Thái Bình tích).

Bảng 2.1. Các bên liên quan phối hợp trong hoạt động lập quy hoạch tại di tích  lăng mộ và đền thờ vua Trần, huyện Hưng Hà
Bảng 2.1. Các bên liên quan phối hợp trong hoạt động lập quy hoạch tại di tích lăng mộ và đền thờ vua Trần, huyện Hưng Hà

Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di tích

Đội ngũ cán bộ làm công tác DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng còn thiếu về số lượng, tính chuyên nghiệp chưa cao, không chỉ ở cấp tỉnh mà cả ở cấp huyện, xã đặc biệt là trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác ở cấp huyện, xã còn thấp, chuyên môn yếu, có những cán bộ được đào tạo theo đúng chuyên ngành nhưng lại ít được tiếp xúc với công việc, ít có điều kiện tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch, đề án nên khi triển khai và đề xuất phương pháp giải quyết là rất lúng túng, việc chủ động trong công việc còn thụ động. Một số cấp chính quyền địa phương chưa chú ý việc trông nom, chăm sóc di tích coi di tích là của cộng đồng (các cụ) hoặc của nhà nước (đối với những di tích đã được xếp hạng). Phần lớn di tích trước khi đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh không được đầu tư chống xuống cấp. Ngoài ra, việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích còn nhiều hạn chế, bên cạnh những đóng góp to lớn của nhân dân vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVH cũng còn một số địa phương mang nặng tâm lý trông chờ vào Nhà nước, khi di tích được Nhà nước xếp hạng bị xuống cấp thì trông chờ vào ngân sách Nhà nước hỗ trợ, trong khi đó lại huy động nhân dân đóng góp cho việc tu sửa những công trình chưa được nhà nước xếp hạng. Hiện nay, chưa có chế độ bảo dưỡng cho di tích, ngay cả với di tích đã được đầu tư lớn. Vì thế, những hư hỏng nhỏ của di tích ở trên địa bàn tỉnh không được khắc phục ngay, mà phải chờ có dự án lớn. Điều này vừa gây tốn kém cho ngân sách nhà nước, vừa có hại cho di sản. Còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý di tích để hướng dẫn nghiệp vụ đối với những đóng góp của tổ chức, cá nhân cho việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích: Việc những nhà hảo tâm công đức cho việc tu sửa di tích trong thời gian qua. là rất đáng kể, tuy nhiên, do hạn chế về công tác tổ chức, cán bộ chuyên môn ở các cấp, cộng với sự tiếp nhận không có chọn lọc của những người trực tiếp trông nom di tích và chính quyền cơ sở nên các cơ quan chuyên môn chưa kiểm soát được việc tu bổ, tôn tạo di tích bằng các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Dẫn đến tình trạng tu bổ, tôn tạo di tích một cách tùy tiện, không ít trường hợp đã làm sai lệch và giảm giá trị di tích. Việc quản lý nguồn tiền công đức, dầu hương chưa được công khai minh bạch và chưa được đầu tư trở lại để tu bổ di tích có thể dẫn ra một số trường hợp như: tại di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo nhiều năm trở lại đây tồn tại hai đơn vị độc lập ghi tiền công đức của Phật tử và du khách thập phương đó là của ban quản lý di tích chùa Keo và của nhà sư trụ trì. Tiền vào hòm, két của nhà chùa thì được nhà sư toàn quyền sử dụng, tiền vào trong két và hòm của ban quản lý di tích chùa Keo thì được thu nộp về kho bạc nhà nước huyện Vũ Thư. Trường hợp khác như tại di tích quốc gia đền Tiên La, xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà, mọi nguồn thu đều do thủ nhang quản lý và toàn quyền sử dụng. UBND xã, huyện không có thông tin về số tiền công đức và quản lý nguồn tiền này tại di tích. Vấn đề phát huy giá trị của di tích chưa thực sự được quan tâm, việc khai thác và phỏt huy giỏ trị di tớch thể hiện rừ nột nhất sự tham gia của cộng đồng, tuy nhiờn trong lĩnh vực này cộng đồng tại các di tích lại tham gia rất ít. Ít có những bài viết giới thiệu hoặc các kênh quảng quá di tích của địa phương mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực khai thác giá trị di tích cũng không mang tính chất chiến lược và bền vững. Các di tích, nhất là di tích trọng điểm cũng thiếu tài liệu tuyên truyền, giới thiệu giá trị lịch sử -văn hóa của di tích. Công tác thuyết minh giới thiệu nội dung di tích cho khách tham quan mới chỉ dừng lại có ở chùa Keo còn các di tích khác hoàn toàn không có. Công tác nghiên cứu khoa học, tư liệu hóa, xuất bản chưa được quan tâm, phát huy hiệu quả. Việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm tại di tích đã được chú trọng tuy nhiên nhiều vụ việc phát sinh trong thực tế chưa được giải quyết dứt điểm thậm chí còn lúng túng trong quá trình xử lý các vụ việc. Trong chương 2, luận ỏn đó làm rừ một số điểm như sau: Xỏc định chủ thể quản lý di tích về phía nhà nước là các cấp quản lý từ Bộ, Sở, đến cấp huyện, xã. Về phía chủ thể cộng đồng bao gồm cộng động địa phương, doanh nghiệp, khách tham. quan, nhà nghiên cứu và quản thủ di tích là những người đóng vai trò phối hợp trong hoạt động quản lý di tớch. Ở chương này NCS cũng làm rừ một số vấn đề của phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT như tính tất yếu, đặc điểm, vai trò, các hình thức, cách thức phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT. Luận án đã khảo sát đánh giá sự phối hợp giữa các bên liên quan trong các hoạt động quản lý di tích: 1/. Phối hợp ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử-văn hóa; 2/ Phối hợp xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn di tích;. 3/ Phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn bảo tồn di tích; 4/Phối hợp thực hiện huy động các nguồn lực trong hoạt động bảo tồn di tích; 5/ Phối hợp thực hiện đào tạo cán bộ quản lý di tích; 6/ Phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về di tích. Qua việc xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT đã được NCS sử dụng để phân tích thực trạng phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT đồng thời đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT trên địa bàn tỉnh Thái Bình. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN Lí DI TÍCH LỊCH SỬ -VĂN HểA Ở. Căn cứ đề xuất giải pháp. Định hướng của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 33-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI xác định, việc “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa” là một trong sáu nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch”. Trong Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ngoài việc quán triệt thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã nêu trong Nghị quyết số 33-NQ/TW, Trung ương còn nhấn mạnh: “Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa. Xử lý hài hoà giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững ở các địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam” [57]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng định hướng:. “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước” [70]. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, việc “quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các. giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại, phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới” là một trong những giải pháp để chấn hưng văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh công nghiệp văn hóa, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa, tăng cường chuyển đổi số đang được các nước chú trọng. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào ngày 24/11/2021 tại Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là: “Phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới”. Trong sự phát triển chung, trên thế giới hiện có 03 khuynh hướng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản, đó là: 1) Bảo tồn di sản tốt nhưng không chú trọng khai thác giá trị kinh tế; 2) Khai thác tối đa giá trị di sản phục vụ lợi ích kinh tế; 3) Xử lý hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di tích ở tỉnh Thái Bình

Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 1/Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; đề xuất nguồn kinh phí sử dụng cho hoạt động này hàng năm; 2/Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể và địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; 3/Tổ chức điều tra, kiểm kê di tích; chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học và pháp lý trình cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích; 4/Đề nghị quyết định xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng di tích cấp tỉnh; kiến nghị hủy bỏ xếp hạng di tích quốc gia và di tích quốc. Hiện nay, hầu như các di tích kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thái Bình thường có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn (thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX), với hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà bằng gỗ, bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và chạm khắc với đề tài trang trí như: rồng phun nước, cá vượt vũ môn và đề tài tứ linh: long, ly, quy, phượng hay tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai… Tường xây bằng gạch, mái lợp ngói mũi hài. Trong các di tích còn lưu giữ được nhiều các di vật, cổ vật có giá trị bằng chất liệu đồ gỗ, đồ đồng, đồ nhôm sắt, bạc, vàng, đồ đá, đồ gốm, đồ giấy, vải. Thời gian trôi qua, do khí hậu thiên nhiên khắc nghiệt, cộng với nhiều lý do khác mà hiện nay các di tích hầu hết đã xuống cấp: hiện tượng mối mọt, mục ruỗng xảy ra tại các hệ thống cột, kèo, xà… và các di vật được làm bằng gỗ; phần mái bị xuống cấp: gẫy, hỏng gây dột, ẩm mốc; tường nhiều chỗ bị lún, nứt. Vì vậy, cần bảo quản và khắc phục kịp thời các hiện tượng trên để kéo dài tuổi thọ của di tích đó cũng là nhân tố quan trọng của phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng công tác bảo tồn di tích là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện nay. Để bảo vệ các di tích chúng ta không chỉ dừng lại ở việc trùng tu, tôn tạo mà còn bao gồm cả việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn bảo vệ DTLS VH. Di tích là một đối tượng đang tồn tại ở dạng vật thể nhưng hàm chứa trong đó những yếu tố phi vật thể, được tạo ra từ quá khứ và tích tụ trong suốt quá trình tồn tại, liên quan đến lịch sử -văn hóa, vị trí địa lý, chủ nhân sáng tạo và sử dụng. Bởi vậy, việc trùng tu di tích phải được thực hiện theo dự án được lập một cách nghiêm túc, có bài bản trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học về di tích đó một cách thấu đáo, đồng thời được tổ chức thực hiện và giám sát một cách cẩn trọng. Cần coi trọng bảo tồn các giá trị vốn có của di tích, bao gồm cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích. Mỗi di tích bao giờ cũng chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, do đó thực hiện việc bảo tồn di tích chính là bảo tồn cả hai giá trị trên. Nếu hoạt động bảo tồn tách rời với hoạt động khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích thì mục đích của hoạt động bảo tồn là giữ gìn và giới thiệu các giá trị của di tích sẽ không đạt được, hiệu quả KT-XH trong bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích sẽ không cao. Thực tiễn cho thấy các di tích được đầu tư tu bổ trong thời gian qua về cơ bản đã được thực hiện theo quy định, tuy nhiên vẫn còn những hiện tượng tu bổ không xin phép, tu bổ sai nguyên tắc… do đó, để nâng cao chất lượng trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa cần: 1)Bám sát nghị định số 166/2018 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Bên cạnh đó, cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi về giá trị của di tích, lý do bảo quản, tu bổ, phục dựng di tích và nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai để nhân dân được biết, tham gia, đóng góp ý kiến nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; Lấy ý kiến của cán bộ, người dân địa phương, đặc biệt là các cụ cao tuổi để biết được quá trình hình thành, những biến đổi diễn ra trong suốt quá trình tồn tại của di tích. Đồng thời tổ chức công bố rộng rãi thông tin về dự án trùng tu trước khi thực hiện, tổ chức giám sát chặt chẽ, kể cả giám sát từ cộng đồng xã hội. Ở cơ sở có di tích được trùng tu, tôn tạo nên cử một số đại diện là hội viên Hội người cao tuổi, người có hiểu biết về di sản văn hóa tham gia tổ bảo vệ di tích và giám sát quá trình thi công dự án để kịp thời phát hiện những việc làm chưa đúng; 2) có chế tài đủ mạnh để xử lý những người xâm hại di tích dưới mọi hình thức, kể cả trong khi trùng tu là những biện pháp cần thiết để bảo đảm chất lượng trùng tu di tích. Đặc biệt là sau khi hoàn thành dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cần có hình thức thích hợp để giới thiệu giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật của di tích; ngày khởi công, ngày hoàn thành; những tổ chức, cá nhân đóng góp tài chính; đơn vị thi công để du khách có một số thông tin cơ bản khi đến thăm DTLS- VH; 3) khi trùng tu di tích, có thể phải. thay thế một số cấu kiện không thể sử dụng được nữa để bảo đảm độ ổn định, bền vững lâu dài của di tích; đồng thời cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, phát huy giá trị của công trình bởi chúng là các di tích "sống", tức là vẫn đang được sử dụng theo đúng chức năng vốn có của nó trong cuộc sống đương đại. Việc thay mới đến đâu và bảo tồn đến mức độ nào các yếu tố “gốc” cấu thành và tạo nên giá trị của di tích đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về bảo tồn di sản văn hóa. Các nhà khoa học, chuyên gia cần nghiên cứu tư liệu cũ, khảo sát khảo cổ học để tìm lại dấu vết, hiện vật cũ góp phần làm tăng giá trị của di tích; tiến hành khảo sát kiến trúc, kết cấu cũ làm cơ sở cho việc lắp dựng trước khi tiến hành tu bổ, tôn tạo một công trình hay một hạng mục của DTSL-VH nếu thực sự là cần thiết nhưng phải phù hợp và hài hòa với cảnh quan về giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ trong tổng quan của khu di tích;. 4) định kỳ bảo quản phần mái, tường, sàn, móng của di tích, bảo quản bộ khung gỗ, và các di vật có trong di tích. Việc bảo quản định kỳ góp phần giảm thiểu những tác nhân gây hại đối với bản thân công trình di tích và hệ thống hiện vật bên trong di tích. Đây là việc làm không tốn kém nhiều kinh phí do đó cần được các di tích thực hiện thường xuyên, liên tục; 5) tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng cư dân và các cơ quan quản lý đối với các dự án tu bổ di tích.

Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng cấp trên 1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012- 2020 đồng thời nghiên cứu, xây dựng và ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch Thái Bình giai đoạn 2020 trở về sau đáp ứng với yêu cầu và tình hình thực tiễn của tỉnh. Chính việc chưa tạo được sự thống nhất trong việc nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng di tích và lập dựng mô hình quản lý di tích và quan trọng hơn là chưa xác định được một cách khoa học, phù hợp với quy định của luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ nên việc quản lý di sản văn hóa đạt hiệu quả không cao, thậm chí còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.