MỤC LỤC
Trong chương này, tác giả trình bày những nội dung cốt lừi của đề tài nghiờn cứu như: Tại sao tỏc giả chọn chủ đề này, xõy dựng mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận và tầm quan trọng của đề tài. Trong Chương 3 này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết, trình bày mô hình nghiên cứu được tiếp thu từ các nghiên cứu trước, đồng thời trình bày các giả thuyết nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và trình tự xử lý dữ liệu của nghiên cứu. Trong chương này, tác giả dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất và dữ liệu thu thập từ 27 NHTMCP tại Việt Nam để tiến hành kiểm định và ước lượng hệ số hồi quy của các biến trong phần mềm Stata 15.0 nhằm xác định các khiếm khuyết của mô hình để kiểm định và đưa ra kết luận.
"Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác". - Nâng cao thương hiệu ngân hàng: Khách hàng chính của hoạt động tín dụng ngân hàng là cá nhân và doanh nghiệp, vì vậy những gói tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ là tiền đề xây dựng và nâng cao vị thế, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường. Mối tương quan thuận có thể xảy ra khi tỷ giá hối đoái tăng giá làm suy yếu các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu do không thể trả nợ và mối quan hệ tiêu cực có thể xảy ra khi các khoản vay được thực hiện bằng ngoại tệ, vì vậy sự tăng giá tiền tệ cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay.
Việc sử dụng tài sản đảm bảo được xem là hậu quả của vấn đề Rủi ro đạo đức trong giao dịch giữa người đi vay và người cho vay khi người đi vay phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với người cho vay (Boot. và các cộng sự, 1991) đồng thời hình thức vay bằng thế chấp cũng góp phần hạn chế rủi ro về nợ xấu khi người đi vay tạm thời không có đủ năng lực tài chính để trả nợ. Theo Prastowo (2002), Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) được sử dụng để đo lường hiệu quả của ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận bằng cách khai thác tài sản của ngân hàng đó. Theo Berger và DeYoung (1997) cho rằng việc quản lý tốt chi phí hoạt động sẽ góp phần làm hạn chế các nguy cơ về Rủi ro tín dụng và họ cũng chỉ ra trong một vài trường hợp nhất định khi một ngân hàng đang gặp phải tình trạng nợ nần chồng chất nằm ngoài kiểm soát thì ngân hàng đó thường có xu hướng gia tăng chi phí hoạt động để trả bớt các khoản nợ, dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp.
Bên cạnh đó, theo hai nhà nghiên cứu Podpiera và Weill (2008) đưa ra quan điểm rằng quản lý chi phí hoạt động kém có thể dẫn đến gia tăng Nợ xấu hay nói cách khác, hiệu quả chi phí càng thấp thì nguy cơ Rủi ro tín dụng càng cao. Việc tăng trưởng tín dụng quá cao sẽ khiến cho thị trường tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro và cạnh tranh do phải cung cấp cho từng nhóm khách hàng khác nhau nên tỷ lệ rủi ro sẽ càng gia tăng. Bên cạnh đó, theo Foos (2010) cho rằng nhiều ngân hàng vì muốn cạnh tranh ở khoản mục cho vay đã đầu tư vào mức tăng trưởng tín dụng từ đó làm hạn chế khả năng quản trị rủi ro dẫn đến RRTD tăng cao.
Tình trạng lạm phát sẽ làm cho giá cả tăng lên và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức mua của người dân khiến tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng giảm xuống từ đó gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp buôn bán lẻ thậm chí có thể rơi vào tình trạng phá sản dẫn đến họ không đủ năng lực tài chính để thanh toán nợ. Tuy nhiên, theo Makri và cộng sự (2014) cho rằng, khi nền kinh tế phát triển tốt thì người dân thường ít có nhu cầu vay vốn hơn so với thời kỳ suy thoái đồng thời tăng trưởng nền kinh tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, từ đó cải thiện khả năng thanh toán vay vốn và trả nợ của các khách hàng vay. Thêm vào đó, rủi ro tín dụng có khả năng làm suy thoái kinh tế khi các ngân hàng gặp tình trạng mất khả năng thanh toán do rủi ro vỡ nợ từ khách hàng quá cao dẫn đến sự tác động tiêu cực đến nền kinh tế (Reinhart & Rogoff,2008).
Tuy nhiên, tính đến nay đã có hơn 31 NHTMCP đang hoạt động tại thị trường Việt Nam, vì những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu do một số ngân hàng chưa niêm yết và không công khai số liệu.
Tác giả sử dụng phần mềm Stata 15.0 để thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trên các phương diện: số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biến phụ thuộc Rủi ro tín dụng (CRI) và các biến độc lập bao gồm Hệ số an toàn vốn (CAR), Tài sản đảm bảo (COL), Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động (CIR), Tỷ lệ khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (GROW), Tỷ lệ lạm phát (INF) và Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Để khắc phục hiện tượng trên, một trong những phương án có thể được thực hiện là kiểm tra đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) với quy tắc hệ số VIF nhỏ thì ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và ngược lại. Kết quả từ bảng trên cho thấy tất cả các hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 10, vì thế có thể đưa ra kết luận rằng mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng.
Theo lý thuyết hồi quy tương quan, tiêu chí so sánh của Farrar & Glauber (1967), hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 là tương quan mạnh, trong khoảng 0,4 đến 0,8 là tương quan trung bình và nhỏ hơn 0,4 là tương quan tương quan yếu. Sau khi phân tích hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF, tác giả tiến hành ước lượng mô hình theo POOLED OLS, FEM và REM nhằm đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của mỗi NHTMCP đồng thời. Qua kết quả hồi quy với mô hình Pooled OLS cho thấy hai biến CAR và ROA có mức ý nghĩa lớn hơn 10%, vì vậy hai biến này không có ý nghĩa thống kê cũng như không đủ bằng chứng để giải thích mối tương quan với biến phụ thuộc CRI.
Trong khi đó, 3 biến là COL, GROW và INF đều có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với biến phụ thuộc CRI với mức ý nghĩa thống kê rất cao là 1%; biến SIZE và biến CIR có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với biến phụ thuộc CRI với mức ý nghĩa thống kê là 5%; biến GDP có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với biến phụ thuộc CRI với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Qua kết quả hồi quy với mô hình Pooled OLS cho thấy bốn biến SIZE, ROA, COL và CIR có mức ý nghĩa lớn hơn 10%, vì vậy bốn biến này không có ý nghĩa thống kê cũng như không đủ bằng chứng để giải thích mối tương quan với biến phụ thuộc CRI. Trong khi đó, 3 biến là GROW, GDP và INF đều có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với biến phụ thuộc CRI với mức ý nghĩa thống kê rất cao là 1%; biến CAR có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với biến phụ thuộc CRI với mức ý nghĩa thống kê là 10%.
Căn cứ vào Bảng 4.10, kết quả hồi quy theo mô hình GLS có 5 biến độc mang ý nghĩa thống kê tác động đến rủi ro tín dụng, trong đó GROW, GDP và INF đều ảnh hưởng đến RRTD với mức ý nghĩa 1%, tương tự với biến CAR nhưng với mức 5% và biến SIZE có ảnh hưởng đến RRTD với mức ý nghĩa 1%. Kết quả hồi qui cho thấy Hệ số an toàn vốn (CAR) có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng (CRI) với β =0,0013 và mức ý nghĩa 5%, nghĩa là với tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn càng cao thì xác xuất xảy ra rủi ro tín dụng càng cao. Tỷ lệ lạm phát có tỷ lệ thuận với tỷ lệ rủi ro tín dụng, điều này được giải thích khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để làm giảm tỷ lệ lạm phát khi đó hoạt động tín dụng của NHTM bị ảnh hưởng.