MỤC LỤC
Xuất phát từ thực tiễn trên và mong muốn bài nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào cơ sở lý luận xây dựng các mô hình hồi quy trước đây đồng thời kiểm định lại các giả thiết xây dựng mô hình định lượng là lí do để tác giả thực hiện nghiên cứu này với đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty niêm yết ngành Bất động sản tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu này có thể xác định được những yếu tố cũng như mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của chúng đến cấu trúc vốn công ty từ đó giúp các công ty niêm yết ngành Bất động sản có thể sắp xếp lại các nguồn vốn kinh doanh bằng đưa ra các quyết định phù hợp với cấu trúc vốn để đạt được mục tiêu kinh doanh của họ trong điều kiện kinh tế như hiện nay.
Vậy theo lý thuyết đánh đổi, người quản trị tài chính có thể tối ưu cấu trúc vốn của mình bằng việc xác định điểm mà ở đó với mỗi tỷ lệ nợ tăng thêm sẽ vừa đủ để bù đắp cho sự gia tăng của chi phí kiệt quệ tài chính mà doanh nghiệp dự tính trong điều kiện các kế hoạch đầu tư và tài sản của doanh nghiệp là không đổi. Bởi so với các nhà đầu tư bên ngoài, người quản trị tài chớnh biết rừ tỡnh hỡnh kinh doanh thực tế, thụng tin nội bộ cũng như tiềm năng và rủi ro của công ty nên nguồn thông tin bất cân xứng này sẽ ảnh hưởng đến quyết định tài trợ vốn thông qua huy động thêm vốn chủ sở hữu hay tiến hành vay nợ từ bên ngoài. Kết quả theo phương pháp hồi quy từng biến đã chỉ ra rằng nhân tố lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) có mối quan hệ tiêu cực với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ của doanh nghiệp.Ngoài ra, nhân tố Tobin’s Q có tác động tiêu cực đến cấu trúc vốn.
Khaki và Akin (2020) đã nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 329 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) là Bahrain, Kuwait, Qatar, Oman, Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2017. Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) khi quan sát 178 công ty phi tài chính được niêm yết giai đoạn 2007 – 2010 và sử dụng ước lượng FEM trên nền tảng của phép lựa chọn mô hình BMA đã cho thấy thuế, đòn bẩy ngành, hành vi nhà quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn; còn lạm phát, tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) có ảnh hưởng ngược chiều. Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của 10 nhân tố gồm: Quy mô, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản, tỷ lệ giá trị tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản của tài sản, điều kiện của thị trường chứng khoán, thuế và điều kiện thị trường nợ lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Lê Thị Minh Nguyên (2016) về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Ngành xi măng Việt Nam trong khoảng thời gian 2007- 2013, các nhân tố nghiên cứu bao gồm quy mô, cấu trúc tài sản; khả năng sinh lợi, tuổi doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, lá chắn thuế khấu hao và tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước. Tuy nhiên, nghiên cứu của Huỳnh Thái Bảo (2020) đã chỉ ra nhân tố lãi suất cho vay có ảnh hưởng cùng chiều với cấu trúc vốn và được giải thích rằng chi phí lãi vay được sinh ra từ nợ vay và lãi suất vay, chính là chi phí tài chính nên khi doanh nghiệp vay với lãi suất cao, nó sẽ tác động làm cho chi phí lãi vay càng tăng lên và doanh nghiệp càng được giảm thuế thu nhập phải nộp.
Dữ liệu được thu thập trong bài nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp, cụ thể nghiên cứu này sử dụng số liệu của 43 công ty thuộc ngành Bất động sản đang niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và 20 công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Tổng quan sát là 512 mẫu và các số liệu tài chính của những công ty này sẽ được lấy từ các báo cáo tài chính giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 đã qua kiểm toán và được công khai trong trên Website của Sở giao dịch Chứng khoán. Thống kê các biến giúp tác giả quan sát và mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu một cỏch rừ ràng và bao quỏt thụng qua cỏc hệ số giỏ trị trung bỡnh, độ lệch chuẩn, giỏ trị lớn nhất/ nhỏ nhất của các biến trong mô hình nghiên cứu.
Hệ số phóng đại phương sai VIF và ma trận tương quan sẽ được sử dụng để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, mô hình không có đa cộng tuyến khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0,8 và hệ số VIF của các biến nhỏ hơn 4. Mô hình FEM có thể phân tích mối tương quan giữa phần sai số của mỗi công ty với các biến độc lập theo giả định rằng mỗi công ty đều có các đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến độc lập, qua đó kiểm tra và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt này (không thay đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập để có thể ước lượng tác động thực sự của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Các phương pháp kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy bao gồm: Kiểm định F để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM; Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM; Kiểm định Breusch – Pagan Larganian multiplier (LM) dùng để lựa chọn giữa Pooled OLS và REM.
CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc và CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa có đủ tiềm lực tài chính khi hệ số ROA hơn 7,5% trong xuyên suốt giai đoạn nghiên cứu vì theo tiêu chuẩn chung quốc tế thì công ty được đánh giá đủ năng lực tài chính khi chỉ số ROA có giá trị lớn hơn 7,5%. Các công ty có hệ số này nhỏ hơn so với hệ số bình quân ngành xấp xỉ 1,51 thể hiện rằng khả năng thanh toán của những công ty này là không tốt vì tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả của công ty. Ngoài ra, các công ty khác trong mẫu quan sát cũng sở hữu quy mô lớn đáng kể, các doanh nghiệp Bất động sản lớn nhất Việt Nam hiện nay như Đất Xanh Group, Novaland, Hưng Thịnh, Nam Long… Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROW) có giá trị trung bình 4,6521 với độ chênh lệch giữa các quan sát là khá cao gần 90,001.
Các biến còn lại lần lượt là TANG, SIZE, GROW, INT, UNIQ và TAX không có ý nghĩa thống kê trong mô hình POLS do giá trị P_value của chúng vượt quá mức ý nghĩa (1%; 5% và 10%) hay nói cách khác là các biến này không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc DOE. Ở mô hình FEM, kết quả hồi quy cho thấy có R-sq = 0,107 với hệ số Prob > F nhỏ hơn mức ý nghĩa nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, hai biến SIZE và ROA có ảnh hưởng mạnh mẽ lên biến phụ thuộc DOE với mức ý nghĩa 1%, cụ thể là biến ROA có tác động tiêu cực và biến SIZE có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc của mô hình. Từ mô hình hồi quy sau kiểm định, Các biến EPS, ROA, LIQ, SIZE, GROW và INT có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ theo mức ý nghĩa tương ứng, ngoài ra ba biến TANG, TAX và UNIQ không tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% nên loại ba biến này trong mô hình nghiên cứu.
Tuy nhiên cả ba biến TANG, UNIQ và TAX chưa nhận thấy được sự tỏc động rừ ràng khi giỏ trị P_value của ba biến lần lượt là 0.348; 0,181 và 0,6 nên các biến này hầu như không có ý nghĩa về mặt thống kê đối với cấu trúc vốn của công ty. Qua đó thể hiện rằng những công ty có tính thanh khoản cao sẽ ít sử dụng nợ vì việc sử dụng vốn nội bộ bao gồm lợi nhuận giữ lại và các tài sản có tính thanh khoản cao sẽ được dùng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.