Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26 - Công ty Cổ phần 26 - BQP

MỤC LỤC

CỔ PHẦN 26–BQP

Khái quát chung về công ty Cổ phần 26 - BQP 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Xưởng Quân dụng 26 được thành lập đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu đảm bảo về trang bị quân trang cho bộ đội trong huấn luyện, sẵn sàng cho chiến đấu. Công ty Cổ phần 26 có con dấu riêng và tư cách pháp nhân theo luật pháp Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

TGĐ Chính trị

    Ban kỹ thuật cơ điện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như lập các chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kế hoạch đầu tư chiều sâu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, kế hoạch nghiên cứu mẫu chế thử sản phẩm mới phục vụ chiến thuật phát triển thị trường, khách hàng, kế hoạch đảm bảo máy móc thiết bị cho sản xuất, bảo dưỡng định kỳ và kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị trong toàn Xí nghiệp, xây dựng ban hành quy trình sản xuất, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho các bộ phận sản xuất, kiểm tra giám sát việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật công nghệ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật. Kế toán trưởng (trưởng ban tài chính) là người do cấp trên bổ nhiệm, giúp Giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo về công tác tổ chức hạch toán kế toán trong toàn Xí nghiệp, tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực quản lý tài chính kế toán của Xí nghiệp đảm bảo kế hoạch tài chính cho toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp, đề xuất xây dựng bộ máy kế toán cho phù hợp với mô hình của Xí nghiệp, ban tài chính chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, Giám đốc Xí nghiệp về số liệu và độ chính xác cũng như sự hợp pháp của công tác kế toán, ban tài chính quản lý tài sản, vốn và mọi chế độ chi tiêu trong toàn Xí nghiệp và đảm bảo thanh toán các khoản thuế với Nhà nước theo đúng quy định. Thủ quỹ đồng thời là kế toán giá thành, kế toán thành phẩm: hàng ngày căn cứ vào chứng từ hợp lệ, hợp pháp đã được trưởng ban tài chính và Giám đốc Xí nghiệp ký duyệt để tiến hành xuất quỹ và ghi vào sổ quỹ để theo dừi đối chiếu với kế toán thanh toán, cuối tháng tập hợp số liệu cần thiết để tính giá thành sản phẩm nhập kho, lập bảng tính giá thành sản phẩm và tính ra số lượng, đơn giá thành phẩm nhập kho, xuất kho và lượng tồn kho cuối tháng.

    Kế toán vật tư, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương: thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền lương, tổng hợp nhập, xuất, tồn các loại vật tư, cuối tháng tiến hành kiểm kê vật tư thực tế còn tồn trong kho, kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế và số liệu trong sổ kho, ngoài ra còn có nhiệm vụ hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương cho tất cả cán bộ công nhõn viờn của toàn bộ Xớ nghiệp, đồng thời hàng ngày tiến hành theo dừi cỏc nghiệp vụ kế toán thanh toán phát sinh trong phạm vi Xí nghiệp. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp do Xí nghiệp chịu, được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ lần lượt là 16%, 3%, 2%, 1% tương ứng với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và 8.5% do công nhân chịu bao gồm 6% BHXH và 1.5% BHYT, 1% BHTN được khấu trừ qua lương. Sau khi tính ra số lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán lại căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ được trong tháng để trả lương cho công nhân, nếu sản phẩm chưa tiêu thụ được thì người lao động chưa đựoc lĩnh lương mà chỉ có thể ứng trước tiền lương và người lao động cũng chỉ được lấy lương khi sản phẩm đó tiêu thụ được, còn nếu sản phẩm sang kỳ sau (tháng sau) mới tiêu thụ thì tháng đó người lao động sẽ được trả lương theo số sản phẩm tiêu thụ đó nhưng chi phí để sản xuất số sản phẩm đó vẫn được tính vào tháng trước (tháng người lao động sản xuất ra sản phẩm đó).

    - Bảng tổng hợp lương sản phẩm: bảng này là bảng tổng hợp cuối cùng để tính ra lương theo sản phẩm sản xuất của công nhân sản xuất trực tiếp, bảng này được kế toán tính giá thành đối chiếu để tính giá thành của sản phẩm sản xuất trong kỳ nhưng nó không phải là cơ sở cho kế toán lương trả lương cho công nhân trong kỳ, mà lương trả cho công nhân trong kỳ phải căn cứ vào số sản phẩm tiêu thụ được trong kỳ, không kể sản phẩm đó được sản xuất ở kỳ nào. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp 26.3 sử dụng các chứng từ kế toán sau: Phiếu xuất kho, phiếu chi, thông báo tiền lương bình quân công nhân trực tiếp sản xuất toàn Công ty, bảng tổng hợp lương bình quân ngày khối quản lý Xí nghiệp, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN bảng tổng hợp thanh toán, bảng kê phân bổ khấu hao. Mà khi có các nghiệp vụ xuất dùng nguyên vật liệu trong tháng thì kế toán của công ty chỉ có chứng từ gốc là phiếu xuất kho để đi kèm với các chứng từ ghi sổ và như vậy về nguyên tắc thì phiếu xuất kho nguyên vật liệu là chứng từ gốc phù hợp để chứng minh cho nghiệp vụ ghi trên chứng từ ghi sổ, nhưng nếu muốn xem xét và kiểm tra một cách tổng quan về tình hình xuất dùng và phân bổ nguyên vật liệu cho từng phân xưởng, từng loại sản phẩm để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng của công ty là rất khó và từ đó nó làm ảnh hưởng đến việc đưa ra kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu trong các tháng tiếp theo.

    Chuyên đề tốt nghiệp 67 Học viện ngân hàng Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định: Công ty chưa có kế hoạch thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, trong khi đó tài sản cố định của Công ty chiếm đa số là máy móc có giá trị lớn, vì vậy công ty nên thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.

    Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 26.3
    Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 26.3

    TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26 – BQP

      Trong khi giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Thì giá thành tiêu thụ sản phẩm (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí quản lý và bán hàng), do vậy giá thành sản xuất còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ. Đây có lẽ cũng là vấn đề mà có nhiều các doanh nghiệp hiện nay ít quan tâm, mặc dù họ có đầy đủ các khoản mục chi phí như: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, nhưng hầu hết là các doanh nghiệp vẫn không tính đến hay đề cập đến giá thành tiêu thụ.

      Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần 26 - Bộ Quốc Phòng đã giúp em có được kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán, có được cái nhìn kết hợp giữa lý luận với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sau này. Đồng thời, cũng qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra của chế độ quản lý mới, phù hợp với điều kiện của Công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô cùng với các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần26 - Bộ Quốc Phòng nói chung và Phòng tài chính nói riêng đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành này.