MỤC LỤC
Mỗi chính sách có mục tiêu riêng, tác động vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế, song đều ảnh hưởng đến lĩnh vực khác, do vậy để đem lại hiệu quả cao cần đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ và thực tiễn trong hoạch định chính sách kinh tế nhằm “cộng hưởng”các tác động đồng hướng, hạn chế các tác động ngược chiều giữa các chính sách. Thứ hai, sự ổn định, hoàn thiện và minh bạch của hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng trong việc khai thác vốn đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả đầu tư.Vì vậy ở nhiều nước đều có quy định là trong trường hợp thay đổi luật pháp mà gây thiệt hại cho nhà đầu tư thì phải có biện pháp đền bu thiệt hại.
Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng có tới 250 điểm, 42 loại và nhiều loại có trữ lượng lớn như: đá ốp lát (trữ lượng 2 – 3 tỷ m3), đá vôi làm xi măng với trữ lượng trên 370 triệu tấn, crôm với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn. Khoáng sản kim loại: kim loại đen đã phát hiện ra 23 điểm có quặng sắt trong đó có 5 mỏ đã được thăm dò và được đánh giá có trữ lượng lớn khoảng trên 3 triệu tấn; vàng và đá quý phân bố ở hầu hết các huyện miền núi chủ yếu ở Cẩm Thủy, Bá Thước.
Về nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp năm 2008 gặp nhiều khó khăn, vụ đông xuân thời tiết không thuận lợi , do luc lụt sâu bệnh phá hoại, Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 11.106,609 ha trong đó có 52,5% là diện tích đất nông nghiệp và 81,5% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do vậy đây là điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Thanh Hóa là một tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dịch vụ như: có các tuyến đường sắt, bộ, thủy quan trọng nối liền hai miền Nam và Bắc, thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa; một số khu dị tích lịch sử như: Lam Kinh, làng văn hóa Đông Sơn, núi Đọ…; bãi biển Sầm Sơn với nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn…Tất cả các yếu tố trên nếu được khai thác một cách hợp lý sẽ đem lại sự phát triển mới cho ngành dịch vụ ở Thanh Hóa.
Từ bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn 2005-2008 vốn đầu tư phát triển kinh tế do Trung ương quản lý tăng mạnh qua các năm cả về quy mô và tỷ trọng. Trung ương chỉ tham gia quản lý các chương trình, dự án cấp quốc gia, những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược chung của đất nước.Điều này thể hiện những bước tiến vượt bậc xa trong cơ chế quản lý hoạt động đầu tư của nhà nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, một mặt giao quyền quản lý mạnh hơn cho địa phương sẽ làm giảm bớt gánh nặng trong cơ chế quản lý của Trung Ương, đảm bảo các yêu cầu về tiến độ thời gian và chuyên môn hóa.
Ngành dịch vụ trong giai đoạn 2005– 2008 đã có sự phát triển rộng khắp và đa dạng, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, chính là nhờ việc tập trung vốn đầu tư cho nghành thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông…nhờ đó chất lượng của các dịch vụ này được nâng cao, bên cạnh đó còn đầu tư cho các khu công nghiệp tập trung, nâng cấp và chỉnh trang cơ cấu kinh tế sở hạ tầng của các đô thị như: Sầm Sơn, Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hóa…. Trong giai đoạn này vốn đầu tư được sử dụng để đầu tư cho hàng loạt các dự án lớn nhằm phát huy được lợi thế vốn có về: đất đai, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp… Đối với nông nghiệp, đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật sản xuất vào nông nghiệp tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, tạo ra năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ PHÁT. nước, thủy lợi. Thúc đẩy dịch vụ tài chính, viễn thông và đặc biệt tạo đột phá du lịch bằng đổi mới cơ chế, chính sách. b) Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Điều này đạt được thông qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, thu hút nhiều thành phần tham gia phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng như đảm bảo sự công bằng, dân chủ, tiến bộ xã hội. Phấn đấu xây dựng xã hội mà mọi người dân đều được hưởng lợi ích từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội mang lại, từ ăn, ở, đi lại đến giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Thể hiện sự chuyển dịch tích cực lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo sang lao động công nghiẹp – xây dựng, du lịch thương mại đã được đào tạo, giảm tỷ lệ người thất nghiệp ở đô thị xuống thấp; phấn đấu giảm chênh lệch mức sống giữa tỉnh ta với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa miền núi và đông bằng, tạo sự phát triển hài hòa, vững chắc trong tỉnh. Điều đó còn thể hiện ở sự đảm bảo có được tốc độ và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong một thời gian dài, là cơ sở cơ bản để năng cao mức sống, tạo động lực mới phát triển các ngành mũi nhọn là công nghiệp và du lịch của tỉnh. Đây cũng là những đảm bảo cơ bản và chắc chắn nhất để phát triển bền vững kinh tế - xã hội. c) Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội. d) Kết hợp việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa với phát triển các vùng nông thôn; đồng thời kết hợp việc đẩy mạnh phát triển vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi của tỉnh. Mục tiêu phát triển kinh tế a) Mục tiêu tổng quát. Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện CNH, HĐH cũng như CNH nông nghiệp, nông thôn. Phát huy tối đa mọi tiềm năng cua Thanh Hóa đẻ thực hiện vượt các chỉ tiêu chủ yếu đã được đề ra. Trên cơ sở đó thu hẹp được trình độ phát triển, đặc biệt là cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực giữa Thanh Hóa với cả nước nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng. Chủ động hội nhập mạnh mẽ với khu vực nhằm năng cao mức sống của nhõn dõm trong tỉnh lờn rừ rệt. Giải quyết tốt những vấn đề xó hội, trong đó ưu tiên chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cùng giải quyết việc làm ở đô thị. Sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hàng hóa chủ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nhằm xuất khẩu được nhiều hàng hóa, cải thiện đáng kể độ mở của nền kinh tế. Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội cần củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, đảm bảo quỳen tự do tôn giáo đúng pháp luật quy định. Thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững. b) Mục tiêu cụ thể. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng TP Thanh Hóa có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và dịch vụ của cả tỉnh; đồng thời, phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ; là đô thị cửa ngừ nối vựng kinh tế trọng điểm Nam Bắc bộ với Bắc Trung bộ; là đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh.
Đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao, hình thành vùng chuyên canh có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất giống; nhân rộng việc chăn nuôi gia cầm, thủy sản; ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới; từng bước cơ khí hóa trong sản xuất; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến; sản xuất thực phẩm sạch để cung cấp cho thi trường Hà Nội… Những ứng dụng này sẽ tạo bước tiến mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đối với lĩnh vực công nghiệp, cần có cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư đổi mới công nghệ thôngq ua hỗ trợ từ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng có thêm được do đổi mới công nghệ, thưởng cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm mới với biện pháp khuyến khích đối với các sản phẩm sản xuất trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế.