Đánh giá và cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại À La Carte Đà Nẵng

MỤC LỤC

Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực 1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Để bắt kịp với sự phát triển của thế giới, các doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo và phát triển con người, nắm bắt được những thành tựu mới nhất của công nghệ, sử dụng được công nghệ với hiệu quả cao. Nếu tất cả mọi người trong xã hội đều coi trọng việc học, nâng cao trình độ hiểu biết thì số lượng lao động mong muốn được học tập sẽ nâng lên nhiều từ đó làm cho kết quả lao động đạt hiệu quả cao. Nếu hệ thông giáo dục – đào tạo xã hội tốt sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nhưng lao động có chất lượng cao, có trình độ và kỹ năng thực hiện công việc thì doanh nghiệp sẽ đào tạo ít và kết quả đào tạo sẽ có hiệu quả cao hơn.

Và ngược lại, nếu hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội không phát triển, lực lượng lao động tuyển vào trong doanh nghiệp có trình độ cũng không cao lúc đó doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí cho đào tạo và kết quả đạt được không như mong muốn.

Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đánh giá hiệu quả đào tạo là xác định chương trình đào tạo có đáp ứng

Một doanh nghiệp có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp, xuất phát từ việc hoạch định nguồn nhân lực chính xác và khoa học, sẽ thu hút nhiều người đảm bảo chất lượng hơn. Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng. Để tạo được môi trường làm việc thật sự thân thiện, gắn bó và duy trì bền vững việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết.

Giai đoạn 1 (Giai đoạn nhận thức): Học viên tiếp thu, học hỏi được những gì qua khóa đào tạo, giai đoạn này là một việc hết sức cần thiết để xem lại mức độ thỏa mãn của chương trình đối với các mục tiêu đặt ra và đưa ra những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho các chương trình đào tạo sau.

Phương pháp đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Phương pháp phân tích thực nghiệm

Giai đoạn 2 (Giai đoạn vận dụng): Học viên áp dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngại đầu tư vào lĩnh vực phát triển nhân viên.

Giới thiệu chung về khách sạn À La Carte Lịch sử hình thành và phát triển

Từ khách sạn khách hàng cũng có thể thuận tiện trong việc di chuyển, sân bay chỉ cách có 15 phút di chuyển hay những điểm tham quan nổi tiếng ở Đà Nẵng như: Cầu sông Hàn, chợ Hàn, thánh địa Mỹ Sơn, Bà Nà Hills, tháp Chàm,…. Khách sạn À La Carte Danang Beach Hotel được lấy ý tưởng từ bãi biển Cù Lao Chàm, với diện tích 1.248m2 có 24 tầng (bao gồm cả tầng hầm) và 202 căn hộ thiết kế sang trọng theo phong cách phương Tây hiện đại, tiện nghi được bố trí đầy đủ các công năng với các thiết bị hiện đại mà vẫn đảm bảo sự hài hòa, sang trọng. - Nhà hàng: Nhà hàng FishCá Restaurant tại tầng 2 của khách sạn phục vụ từ 6 a.m – 22p.m cung cấp những món ăn từ Việt Nam đến Á – Âu, khách hàng cũng có thể dùng bữa sáng buffet ngay tại nhà hàng nay.

- Các dịch vụ bổ sung và tiện ích khác: Ngoài kinh doanh nhà hàng và Bar thì khách sạn còn cung cấp dịch vụ khác như spa, gym, bể bơi, khu vui chơi trẻ em, quầy lưu niệm.

Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn À La Carte

Đối với bộ phận bàn và lễ tân thì đây là bộ phận cũng rất quan trọng vì thường xuyên có sự tiếp xúc trực tiếp với khách vì vậy đòi hỏi nhân viên ở những bộ phận này cũng phải có trình độ học vấn và chuyên môn cao, đa số nhân viên của hai bộ phận này đều có trình độ tốt nghiệp đại học ( bộ phận lễ tân 11 người chiếm 16,9% và bộ phận nhà hàng 17 người chiếm 26,15% trong tổng số nhân viên có trình độ đại học của khách sạn), đa số đều có kinh nghiệm phục vụ, có khả năng giao tiếp tốt và xử lý tốt các tình huống, có ngoại hình thông qua công tác tuyển chọn của khách sạn. Như bộ phận buồng tại khách sạn, số lượng lao động chiếm tỉ lệ lớn nhất và trình độ ở mức trung cấp, cao đẳng và trung học phổ thông chiếm đa số ( cao đẳng 13 người chiếm tỉ trọng nhân viên ở trình độ cao đẳng của khách sạn là 18,3%, trung cấp 14 người chiếm 42,4 % lượng lao động có trình độ trung cấp ở khách sạn và trung học phổ thông 17 người chiếm tỉ trọng 53% trong tổng số nhân viên có trình độ trung học phổ thông của khách sạn ), vì đây là bộ phận không đòi hỏi trình độ học vấn cao mà phải đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức và kinh nghiệm về. “setup” phòng, dọn dẹp phòng và kiểm tra tài sản khi khách nhận hoặc trả phòng nên cần những người có sự siêng năng, chuyên nghiệp, cẩn thận và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, còn bộ phận bếp tại khách sạn đa số tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng (trong đó trung cấp có 12 người chiếm 36,3% tổng nhân viên có trình độ. trung cấp của khách sạn và cao đẳng 10 người chiếm 14,1% trong tổng số nhân viên có trình độ cao đẳng) nhưng đa số nhân viên ở bộ phận bếp có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến thức ăn cũng như nhiều kiến thức về ẩm thực nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận bếp trong nhà hàng cũng khá cao.

Bộ phận kĩ thuật của khách sạn hầu hết đều có trình độ từ cao đẳng trở lên (cao đẳng 10 người chiếm 14,1% trong tổng số nhân viên có trình độ cao đẳng của khách sạn và đại học 5 người chiếm 7,7% trong tổng số nhân viên có trình độ đại học ), nhân viên ở bộ phận kĩ thuật có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về máy móc, kĩ thuật và rất chuyên nghiệp nên mỗi khi có sự cố kĩ thuật nào xảy ra trong khách sạn thì bộ phận kĩ thuật đã khắc phục sự cố một cách nhanh chóng nhất.

Đánh giá thực trạng của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn À La Carte

Tuy nhiên, nhân viên ở bộ phận lễ tân và bộ phận nhà hàng của khách sạn đa số chỉ thành thạo tiếng anh mà thiếu những nhân viên có thể nói thành thạo những loại ngoại ngữ khác. Đối với những bộ phận khác trong khách sạn như bộ phận buồng, bộ phận bếp… thì trình độ ngoại ngữ tiếng anh cũng chưa cao, chỉ biết nói được một số câu giao tiếp cơ bản. Vì vậy những bộ phận này cần phải trau dồi thêm loại ngoại ngữ chính này nhiều hơn để phục vụ khách một cách hoàn hảo nhất.

Vì thế mà khách sạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề ngoại ngữ của nhân viên sao cho nhân viên khách sạn có trình độ ngoại ngữ cao, nói thông thạo được nhiều thứ tiếng để qua đó luôn hiểu và nắm bắt được hết các yêu cầu của khách đến từ nhiều nước trên thế giới để phục vụ khách một cách hoàn hảo nhất và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI À LA CARTE DANANG

Bối cảnh xây dựng giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn

Qua đó có thể thấy được sự nỗ lực của nước ta trong việc phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh của một đất nước Việt Nam xinh đẹp, thân thiện để thu hút khách du lịch đến ngày một đông hơn. Vì vậy, để đáp ứng được thời cơ hội nhập với quốc tế thì việc đào tạo và phát triền những nguồn nhân lực chất lượng cao là một điều không thể thiếu. Đó cũng chính là nền móng để tạo nên những giá trị riêng của Việt Nam mang đến bạn bè Quốc tế.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn À La Carte Đà Nẵng

Theo định kì 3 tháng một lần, khách sạn cần tổ chức các đợt kiểm tra lí thuyết, thực hành tại các bộ phận như : bộ phận lễ tân khách sạn nên kiểm tra nhân viên về lý thuyết giới thiệu thông tin các loại phòng trong khách sạn, kiểm tra quy trình làm thủ tục Check-in, check-out…, bộ phận nhà hàng khách sạn nên làm bài test về Menu thực đơn các món ăn, nước uống, thành phần món ăn của nhà hàng, quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng., còn bộ phận buồng thì nên kiểm tra các kiến thức và quy trình set up phòng, cách vệ sinh phòng và các khu vực khác…và kiểm tra trình độ ngoại ngữ của toàn bộ nhân viên khách sạn. Ngoài ra, đối với nhân viên làm thời vụ vào mùa cao điểm, vì những nhân viên này chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chuyên môn nghiệp vụ do đó khách sạn nên thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho nhân viên thời vụ theo các quy trình, quy chuẩn của khách sạn, cử người giám sát quản lý tiến độ của các nhân viên thời vụ chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng mặt bằng chung của nhân viên khách sạn để không gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chung của khách sạn. Đối với những bộ phận hay trực tiếp tiếp xúc với khách như bộ phận lễ tân, bộ phận nhà hàng thì ngoại ngữ tiếng anh cũng khá tốt nên cần đào tạo thêm các lớp tiếng Nhật, Trung, Hàn, Pháp… để nhân viên có thể tự tin giao tiếp trực tiếp với khách quốc tế.

Còn các bộ phận còn lại như bộ phần buồng, bếp…tiếng anh vẫn chưa tốt lắm thì khách sạn nên training lại cho nhân viên tiếng anh kĩ hơn để giúp họ nói thông thạo hơn loại ngôn ngữ chính này góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn khiến khách hàng cảm thấy hài lòng nhất về trình độ ngoại ngữ của nhân viên.