MỤC LỤC
Xây dựng quan niệm, tiêu chí và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông;. Chỉ rừ những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông;.
Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030;.
Để trả lời các câu hỏi trên, luận án phải căn cứ vào nội dung, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đã được xác định trong phần lý luận để tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022; phân tích nguyên nhân của thực trạng, đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. Việc đề xuất, phân tích các quan điểm, giải pháp đều dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được khái quát trong luận án, đồng thời dựa vào đường lối, quan điểm của Đảng, Chính sách, luật pháp của Nhà nước, quyết định của Chính phủ và chiến lược của Tập đoàn cũng như của Tổng công ty, việc đề xuất các giải pháp có tính toàn diện, đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, để Tổng công ty không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp có thương hiệu lớn trong ngành viễn thông.
Trên cơ sở Luật Viễn Thông 2018; Luật Doanh nghiệp 2020, tác giả cho rằng: Doanh nghiệp viễn thông là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông chuyên cung cấp các dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác đến cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp khác. Do xuất phát từ yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, giữa các nhà mạng trên toàn thế giới về chất lượng, giá thành dịch vụ, hình ảnh, âm thanh, nội dung số… ngày càng trở nên gay gắt, thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt đã thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông không ngừng đầu tư, cho việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các công nghệ mới hơn so với các đối thủ để giành thị trường, giành khách hàng và trở thành những nhà tiên phong trên thị trường về sản phẩm dịch vụ.
Nếu công nghệ kỹ thuật máy móc thiết bị lạc hậu trình độ thấp kém sẽ là yếu tố kìm hãm trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng các chi phí sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không đạt yêu cầu, thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường, chất lượng sản phẩm rất không đồng đều kém tính thống nhất, do vậy sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ viễn thông cùng loại trong nước và hàng nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải thua ngay trên sân nhà, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ xuất khẩu khó tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại sẽ tạo cơ hội cho VNPT VinaPhone học tập kinh nghiệm, tiếp nhận các nguồn lực đầu tư, trong đó có chuyển giao những thành tựu KH&CN tiên tiến trên thế giới về sản xuất, cung ứng dịch vụ viễn thông; được hưởng lợi thuế quan khi các nước thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong các hiệp định thương mại; mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ; tạo áp lực để các chủ thể SXKD, luôn phải nỗ lực cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành,… để nâng cao NCCT của mình.
Trong đó, chú trọng áp dụng thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là thành tựu Cách mạng 4.0 nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường; sử dụng hiệu quả các biện pháp để thu hút nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, nhất là các nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài; sử dụng, duy trì có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty; có chiến lược tuyển dụng và bố trí, sử dụng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao một cách hợp lý; có biện pháp phù hợp nhằm xây dựng, củng số và quảng bá thương hiệu của Tổng công ty trong ngành viễn thông trên thị trường trong và ngoài nước; thực hiện chiến lược chi phí thấp đối với các sản phẩm và dịch vụ của Tổng công ty so với các đối thủ cạnh tranh…. Từ những kinh nghiệm đã khảo cứu, vận dụng vào doanh nghiệp mình, VNPT VinaPhone cần chú trọng vào công tác R&D, coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để đưa ra các sản phẩm mới kinh doanh trên thị trường, đề xuất các giải pháp cải tiến tổ chức sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh; tổ chức xây dựng và triển khai tốt các chương trình KHCN trọng điểm mang tính chiến lược, đồng thời bảo đảm thích nghi với những biến động về tổ chức, mô hình quản lý, điều hành và SXKD; cần đầu tư có chiều sâu cho nghiên cứu đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động SXKD, tiến tới làm chủ các công nghệ then chốt, công nghệ nền tảng để đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ, khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến, giải mã, làm chủ và nội địa hóa công nghệ nhập, liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trường đại học trong đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KHCN để rút ngắn khoảng cách KHCN, cập nhật tình hình hoạt động, kết quả của các chương trình nghiên cứu KHCN trọng điểm.
Với gần 37.000 cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới cung cấp dịch vụ phủ khắp 63 tỉnh thành cùng bề dày kinh nghiệm hơn 70 năm, VNPT đã và tiếp tục mang đến cho thị trường hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ VT-CNTT tiên tiến với chất lượng cao dựa trên công nghệ và mạng lưới viễn thông hiện đại nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Hai là, công nghệ thông tin: VNPT VinaPhone là một doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực tư vấn giải pháp dự án CNTT, cung cấp sản phẩm, giải pháp tích hợp, dịch vụ CNTT và phát triển phần mềm… Những giải pháp này được phát triển dựa trên những tri thức đã được tích lũy nhiều năm của các chuyên giá đầu ngành trong từng lĩnh vực, kết hợp với những công nghệ tiên tiến nhất của các đối tác công nghệ, cùng khả năng chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực VNPT VinaPhone, đem lại những giá trị sử dụng đích thực cho khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế tại VNPT Vinaphone cho thấy khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế: Về sử dụng nguồn lực tài chính, VNPT Vinaphone gặp nhiều khó khăn trong quản trị dòng tiền đầu tư (Chỉ số ICOR tăng trong giai đoạn 2018 -2022, ROA và ROE của VNPT Vinaphone cũng thấp hơn Viettel và Mobifone) nên chưa sử dụng tốt nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; về nguồn nhân lực, công tác quản trị nhân lực còn nhiều bất cập ở cả khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát; về tiềm lực khoa học công nghệ, VNPT Vinaphone cũng chưa có cơ chế, chính sách để tạo sức đột phá trong đổi mới sáng tạo, hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp viễn thông lớn ở trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, việc triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất kinh doanh còn chậm..Thực tế này đã cản trở rất lớn đến năng lực cạnh tranh của VNPT. Để mở rộng thị phần, doanh nghiệp viễn thông phải biết nắm bắt nhu cầu của thị trường, thị trường đang có xu hướng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ gọi internet trên ứng dụng của các thiết bị thông minh, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các gói dịch vụ bao gồm nghe gọi, nhắn tin và data, khách hàng trẻ tuổi có xu hướng sử dụng các gói siêu ưu đãi về sử dụng mạng xã hội (hiện nay Viettel là doanh nghiệp viễn thông đi đầu trong triển khai các gói sản phẩm đa dạng, hướng đến mọi đối tượng, có sự kết hợp các gói cước linh hoạt, hấp dẫn nên lượng thuê bao của Viettel luôn có xu hướng gia tăng, thị phần dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ data luôn được Viettel khẳng định ở vị trí số 1).
Mặt khác, VNPT Vinaphone cần triển khai nhiều giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dịch vụ như: thành tựu của Cách mạng 4.0, nhất là công nghệ AI vào các khâu, các bước cung cấp dịch vụ; thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng, phân loại khách hàng theo từng đối tượng, từng thị trường: khách hàng lớn, khách hàng trung thành, khách hàng đặc biệt, khách hàng tiềm năng; phải chú trọng tới việc đào tạo nhân viên trong giao tiếp, ứng xử với khách hàng hay niêm yết đầy đủ cước các dịch vụ viễn thông tại điểm giao dịch, bán hàng như một lời hứa về chất lượng với khách hàng; sử dụng hiệu quả đường dây nóng tại các điểm phục vụ để tiếp nhận những ý kiến, kiến nghị và phản ánh của khách hàng về chất lượng dịch vụ của VNPT Vinaphone. VNPT Vinaphone cần định hướng việc xây dựng, phát triển sản phẩm mới dựa trên những thế mạnh của doanh nghiệp (nhân lực, khả năng tổ chức, quan hệ, hệ thống phân phối, chăm sóc khách hàng, thương hiệu..); đầu tư cho việc xây dựng những sản phẩm viễn thông có khả năng phân biệt hoá cao, để tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh trong nước và thế giới; hạn chế tối đa khả năng bắt chước, sao chép của các đối thủ cả ở khâu thiết kế, cung cấp dịch vụ, khuyến mại và chăm sóc khách hàng; thực hiện đăng ký bảo hộ tên gọi của sản phẩm, ẩn dấu các ý tưởng chính trong lịch trình, tăng khả năng kiểm soát đối với các nhà cung cấp trên cả phương diện pháp lý (hợp đồng) và phương diện kinh tế; đổi mới công nghệ một cách đồng bộ để tăng giá trị sử dụng và các tiện ích trong cung cấp dịch vụ, nhất là giá trị cảm quan của khách hàng đối sản phẩm cung cấp; nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề trong thiết kế các sản phẩm, dịch vụ cung cấp, trong đó cần chú ý những tiện ích mang lại từ các sản phẩm mà VNPT Vinaphone cung cấp trên thị trường viễn thông.
Trước mắt tập trung các nguồn lực, cùng với những tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án lớn quy mô cấp quốc gia và được đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả như: Hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cổng Dịch vụ công quốc gia cùng nền tảng thanh toán Dịch vụ công, nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử cho Văn phòng Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho Bộ Công an… Bên cạnh đó, cần làm tốt hoạt động nghiên cứu, tư vấn chuyển đổi số, tư vấn xây dựng và triển khai các bộ máy điều hành số tại các địa phương; hoàn thiện và nâng cấp các dự án Chính quyền điện tử của các. Trong đó, cần sửa đổi các quy định, qui chế quản lý tài chính VNPT VinaPhone để tăng quyền tự chủ kinh doanh cho các phòng kinh doanh; giảm thiểu quản lý theo hành chính, mệnh lệnh; tăng cường quản lý theo hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực (vốn kinh doanh được giao); hoàn thiện các quy định về tài chính để quản lý và sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; tăng cường quản lý tài chính thông qua việc xây dựng các quy định về kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn; tăng cường quản lý chất lượng báo cáo thống kê, thực hiện phân tích và dự báo thống kê phục vụ công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp; thực hiện tốt chế độ công khai tài chính, tăng cường quản lý ngân quỹ, thực hiện các biện pháp quản lý bằng tiền, quản lý chặt chẽ tiền mặt, dòng tiền trong đầu tư SXKD; củng cố, nâng cao năng lực quản lý tài chính kế toán để đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý trong điều kiện đổi mới tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ; xây dựng chương trình hạch toán theo dịch vụ; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nguyên tắc quản lý kế toán, thống kê kịp thời phù hợp với các thay đổi của chế độ kế toán, thống kê và phương thức hạch toán theo mô hình mới.