MỤC LỤC
- Đánh giá tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá Hô giống và cá Hô thịt ở đồng bằng sông Cửu Long. - Tìm ra các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (metacercarie) trên cá Hô giống và thịt, từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm sán lá song chủ trên cá Hô ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Xác định các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá Hô giống và thịt, từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm sán lá song chủ trên cá Hô thịt ảnh hưởng sức khỏe con.
Việc thực hiện các kỹ thuật cần thiết trong cải tạo ương nuôi như bón vôi, phơi đáy, thay nước, diệt tạp, sử dụng thuốc và hóa chất trị bệnh hầu hết đều được các nông hộ quan tâm thực hiện nhưng chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và điều kiện kinh tế của nông hộ. Như vậy, các nông hộ qua khảo sát đều có qui trình kỹ thuật ương nuôi có hợp lý, tuân thủ các yêu cầu về chuẩn bị ao nuôi, độ sâu ao, mật độ cá thả trong ao, xử lý nguồn nước, chú ý việc cung cấp nguồn thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cá đồng thời cũng chú ý đến khâu sử dụng chất kháng sinh và thuốc phòng trị bệnh định kỳ cho cá nhằm nâng cáo chất lượng con giống và cá thương phẩm. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá Hô giống không có liên quan với sự hiện diện của chó ở khu vực ao nuôi vì kết quả phân tích không có ý nghĩa thống kê (P > 0.05).
Như vậy, việc có hay không sự hiện diện của chó ở xung quanh khu vực ao nuôi không ảnh hưởng tới tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá trên cá vì có thể chó chỉ chạy theo chủ hộ ra ao mà không thải phân hoặc phân thải của chúng chỉ nằm trên bờ ao mà không bị rơi xuống ao nuôi cá nên không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trong ao cũng như sự xuất hiện của trứng sán lá song chủ trong ao. Vì hầu hết các ao ương nuôi cá Hô giống, các chủ hộ đều sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá nhưng tỉ lệ nhiễm ở các ao là khác nhau, có thể việc sử dụng thuốc phòng bệnh ở các nông hộ khác nhác không giống nhau về loại thuốc hoặc liều. Kết quả phân tích trên cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ nhiễm giữa 2 mùa (P > 0.05), điều này là do mùa mưa có tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho trứng sán lây nhiễm trong môi trường nước sau đó nhiễm vào cá.
Trong khi đó mùa khô, lượng mưa ít thậm chí không có nên việc lan truyền sán và ấu trùng trứng sán trong nước không thuận lợi như trong mùa mưa nên tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá trên cá trong mùa khô thấp hơn so với mùa mưa. Riêng với nông hộ Thi Thanh Vinh, cá bột dưới 2 tuần tuổi được nuôi trong ao có đáy được lót bạt, tác giả không tìm thấy cá có nhiễm ấu trùng sán lá song chủ, cho thấy cá con không bị nhiễm sán lây truyền từ cá bố mẹ đồng thời giai đoạn đầu từ khi nở từ trứng ta chưa có sán nhiễm vào trong cá. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá Hô thịt không có liên quan với kỹ thuật bón vôi, phơi đáy vì kết quả phân tích có không có ý nghĩa thống kê (P > 0.05).
Có thể giải thích cho sự khác biệt về ảnh hưởng của kỹ thuật phơi đáy và bón vôi đến tỉ lệ nhiễm sán đối với trường hợp ao nuôi cá thương phẩm và ao ương cá giống là do sự khác nhau về ao thu mẫu, số lượng mẫu cá thu trong mỗi ao. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá Hô thịt không có liên quan với việc sử dụng thuốc trị bệnh cho cá vì kết quả phân tích không có ý nghĩa thống kê (P > 0.05). Tỉ lệ cá Hô thịt bị nhiễm ấu trùng sán lá song chủ ở mùa khô là 0% và mùa mưa là 15%, tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ nhiễm giữa 2 mùa khô và mùa mưa (P >.
Tất cả các yếu tố kỹ thuật như chuẩn bị ao (bón vôi, phơi đáy, sử dụng thuốc trị bệnh), thức ăn cho cá và thuốc phòng trị bệnh, cũng như sự hiện diện của chó, mèo hay chim trong 8 ao thu mẫu đều cho thấy không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự xuất hiện metaceracriae trên cá Hô thịt (P > 0,05). Cùng với kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá Hô giống của chính tác giả, kết quả trên cho thấy cá Hô thịt có sự hiện diện của ấu trùng sán lá song chủ có thể đã bị nhiễm metacercariae trước từ cá giống vì cá giống có thể là một trong những nguy cơ gây nhiễm bệnh nghiêm trọng cho ao nuôi từ khi cá bắt đầu được thả nuôi. Trong kỹ thuật ương nuôi cá Hô cần làm tốt các khâu: chuẩn bị tốt ao trước khi ương nuôi, tiến hành phát quang bụi rậm, lấp các hang, hốc quanh ao nhằm hạn chế chỗ ẩn nấp của động vật hoang hại cá và gieo rắc mầm bệnh; rút cạn nước trong ao, hút bùn và phơi đáy, thời gian phơi đáy trên 2 ngày sau đó kết hợp bón vôi với lượng từ 7 - 10kg/100 m2 nhằm diệt hết mầm bệnh và ốc tồn tại ở đáy ao, chọn cá giống khỏe, không mang mầm bệnh.
Trong kỹ thuật ương nuôi cá Hô, cần có những công trình nghiên cứu chuyên sâu và phổ biến rộng rãi cho các nông hộ cần xây dựng qui trình hợp lý và chặt chẽ, tuân thủ những yêu cầu về khâu chuẩn bị ao, kỹ thuật phơi đáy kết hợp với bón vôi, nguồn nước lấy vào ao, tiêu diệt các mầm bệnh gây hại cá hoặc ký chủ trung gian truyền bệnh cho cá. Cần tiếp tục phát triển những nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá Hô thịt ở qui mô rộng hơn với số lượng mẫu nghiên cứu lớn hơn cả về số ao thu mẫu và số mẫu cá trong mỗi ao, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, phòng trị bệnh sán trên cá Hô thịt nhằm tạo ra nguồn thực phẩm từ cá an toàn cho người tiêu dùng.