Hoàn thiện pháp luật và nâng cao nhận thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

MỤC LỤC

Kết cấu của luận văn

Lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 1. An toàn thực phẩm

Thực phẩm theo cách hiểu thông thường là thức ăn, là bất kỳ thứ gì con người có thể ăn được. Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự sống của con người, mỗi ngày chúng ta đều tiêu thụ một số lượng thức ăn nhất định. Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu là do con người săn bắt, hái lượm được. Khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi thì nhiều loại thực phẩm khác nhau đã ra đời để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn. Ngày nay khi xã hội ngày một phát triển thì những thực phẩm tiện lợi hơn như thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp… được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia khác nhau, một phong tục tập quán khác nhau lại đưa ra một khái niệm về thực phẩm. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm". Như vậy, Luật ATTP xác định phạm vi thực phẩm tương đối rộng theo nghĩa là: "sản phẩm mà con người ăn, uống", tuy nhiên, sẽ chỉ được coi là thực phẩm khi an toàn cho con người và phù hợp với văn hóa của cộng đồng. Cách phân loại thực phẩm cũng khá đa dạng:. - Căn cứ vào nguồn gốc của thực phẩm chia thành: thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực phẩm có nguồn gốc thực vật. - Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chia thành: i) Nhóm thực phẩm cung cấp glucid như gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn; ii) Nhóm thực phẩm cung cấp. protein như thịt, trứng, cá, sữa, đậu..; iii) Nhóm thực phẩm cung cấp lipid như mỡ, dầu ăn và các hạt có đầu như vừng; iv) Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, muối khoáng và chất xơ gồm rau, quả. - Căn cứ vào công dụng của thực phẩm chia thành: i) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau: a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác; b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa; c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ [15, Khoản 2 Điều 3]. ii) Thực phẩm dinh dưỡng y học: là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế [15, Khoản 2 Điều 3]. iii) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khỏc biệt rừ rệt với thành phần của những thực phẩm thụng thường cùng bản chất, nếu có [15, Khoản 2 Điều 3]. iv) Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng [27, Khoản 22, Điều 2].

Lí luận pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP có đầy đủ những nội dung của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói chung, và được quy định rải rác ở nhiều ngành luật, nhiều lĩnh vực như pháp luật hình sự và hành chính chứa đựng các quy phạm pháp luật về các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; pháp luật dân sự quy định về xác lập các giao dịch tiêu dùng và trách nhiệm sản phẩm; pháp luật về an toàn thực phẩm quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ tiêu dùng và các biện pháp bảo vệ quyền lợi NTD hay Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quản lý chất lượng, sản phẩm, hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi NTD. (vi) Thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: được quy định tại Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, theo đó Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa; cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng; sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Có thể thấy, bên cạnh những điểm tích cực thì một trong những hạn chế của quy định pháp luật về nghĩa vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm đó là các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy hàng hóa; bồi thường thiệt hại cho NTD; sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị NTD trả lại; trả các chi phí lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưng những nghĩa vụ này không được quy định cụ thể, chặt chẽ.

Các yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm 1. Yếu tố chủ quan

Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại hàng hóa nói chung và thực phẩm nói riêng, việc kiểm soát hàng hóa thực phẩm nhập khẩu rất khó khăn, đặc biệt là kiểm soát thực phẩm nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Thứ nhất, tính toàn diện, đồng bộ: Tính toàn diện, đồng bộ đòi hỏi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD phải có đầy đủ các chế định pháp luật về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng, đồng thời trong từng chế định pháp luật đó phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết.

Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân quận huyện, thị xã, xã phường thị trấn tăng cường công tác quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 08/CT-TU về tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, Sở Y tế ban hành Hướng dẫn số 921/HD-SYT ngày 11/02/2015 của Sở Y tế về việc thực hiện Thông tư số 47/2014/TT-BYT. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý phục vụ tại chỗ thì giao Sở Y tế (Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm) chủ trì cấp Giấy chứng nhận nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Thành phố hoặc Trung ương cấp; (iii) Khi tổ chức thẩm định cơ sở để cấp Giấy chứng nhận hoặc khi thanh kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hỗn hợp, đơn vị chủ trì và đơn vị liên quan thực hiện phối hợp theo Điều 5 Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT; (iv) Biên bản thẩm định cơ sở đủ điều kiện ATTP sử dụng mẫu biên bản của đơn vị chủ trì và có tham chiếu với biên bản đánh giá của các đơn vị liên quan cho phù hợp theo quy định hiện hành; (v) Đối với cơ sở sản xuất hỗn hợp hoặc vừa sơ chế, chế biến vừa kinh doanh thực phẩm, hoặc cơ sở kinh doanh thực phẩm hỗn hợp: việc xác nhận kiến thức thực hiện ở đơn vị chủ trì quản lý, đơn vị chủ trì sẽ xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra xác nhận kiến thức về ATTP trên cơ sở bộ câu hỏi của các Bộ liên quan: Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ rau được sản xuất tại Hà Nội năm 2016
Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ rau được sản xuất tại Hà Nội năm 2016

Những hạn chế, yếu kém trong áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Một thực trạng dễ nhận thấy đó là phần lớn những giao dịch mua bán hàng hóa tiêu dùng thực phẩm hàng ngày đều là những giao dịch nhỏ lẻ, những giao dịch mua thực phẩm ở các chợ dân sinh nên thường không có hóa đơn chứng minh nên khi muốn giải quyết vụ việc phát sinh yêu cầu chứng minh hàng hóa, thực phẩm tiêu dùng đã được mua thì dẫn đến tình trạng NTD không thể chứng minh được những giao dịch đó, vì vậy, đây là một trong những trở ngại rất lớn khi NTD muốn khiếu kiện. Điều 317 BLHS 2015 quy định người nào thực hiện các hành vi được liệt kê vi phạm quy định về ATTP thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.Ngoài ra, điều luật cũng quy định phạt tù từ ba năm đến hai mươi năm,phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về ATTP khác như phạm tội có tổ chức, gây tổn hại sức khỏe, làm chết người.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Sáu là, hoạt động ban hành các văn bản dưới luật của các cơ quan quản lý còn chậm trễ, gây khó khăn cho công tác thực thi, các vấn đề cơ bản của công tác quản lý lại chưa được đầu tư nghiên cứu sâu để có lộ trình giải quyết; sự hợp tác, phối hợp giữa các bộ trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vấn đề "xung đột" lại né tránh, không quy định cụ thể nên việc thực hiện pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Sau khi có Luật ATTP có nhiều văn quy phạm pháp luật được ban hành đặc biệt lĩnh vực ATTP rất phong phú và phát triển nhanh nên văn bản bao phủ chưa hết nên việc áp dụng còn khó khăn như Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 chưa quy định việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hỗn hợp thuộc quản lý từ 2 bộ trở lên; Thông tư 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 Bộ Công thương về quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương quy định cơ sở sản xuất có 2 người phục vụ trở xuống không thuộc diện cấp giấy chứng nhận.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về cơ chế bảo đảm quyền lợi NTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm của Việt Nam và yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế. Thứ sáu, khẩn trương nghiên cứu đề ra chính sách phát triển vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm theo hướng sản xuất lớn, gắn với việc phát triển thị trường hàng hóa nông sản an toàn; khuyến khích, hỗ trợ hoặc cho vay vốn để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.

Giải pháp đổi mới tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Thứ tám, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, quy định của pháp luật về ATTP cho các cán bộ quản lý tại quận, huyện, các hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Tăng cường cơ chế phối hợp của các chủ thể trong bảo vệ quyền lợi người.

Tăng cường cơ chế phối hợp của các chủ thể trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Nguyên tắc kiểm soát là nhận diện mối nguy gây mất ATTP và phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu mối nguy tới dưới mức gây hại cho sức khỏe, ngay tại nơi phát sinh ra mối nguy. Tiếp tục duy trì và đầu tư nâng cấp các cơ sở kiểm nghiệm ATTP trên địa bàn: Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội: Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 17025 thực hiện các xét nghiệm hóa lý, vi sinh về ATTP; Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội: Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 thực hiện các xét nghiệm hóa lý, vi sinh về ATTP.

Tăng cường nguồn lực trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Thứ tư, tập huấn để bổ sung kiến thức pháp luật về vệ sinh, ATTP, đồng thời phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh, phát hiện tố giác các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm VSATTP là một trong những giải pháp để góp phần trong công tác chăm sóc, bảo vệ và không ngừng nâng cao sức khỏe người dân. Qua phân tích pháp luật về ATTP và tìm hiểu thực tiễn tại thành phố Hà Nội, tác giả đưa ra những kiến nghị chung và riêng, những nhóm giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP phù hợp với đặc thù của thành phố Hà Nội.