MỤC LỤC
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu đánh giá hiệu lực can thiệp vô hiệu hóa trên thị trường ngoại hối của NHNN Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014, đồng thời xác định các yếu tố làm hạn chế hiệu lực can thiệp (nếu có). Từ đó, luận văn sẽ khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao hiệu lực của can thiệp vô hiệu hóa.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm của các nước khác, luận văn tiến hành đánh giá các yếu tố làm hạn chế hiệu lực của các biện pháp vô hiệu hóa và đưa ra các gợi ý chính sách.
Cấu trúc của luận văn
Nhóm thứ nhất bao gồm các công cụ như OMO, chuyển tiền gửi của Chính phủ từ ngân hàng thương mại (NHTM) về NHTW… Mục đích của NHTW khi sử dụng các công cụ này là thay đổi NDA sao cho ∆MB = ∆NDA + ∆NFA = 0; nghĩa là nếu NFA tăng (giảm) bao nhiêu thì NDA cần giảm (tăng) bấy nhiêu. Với vị trí là nhà điều hành CSTT, NHTW sẽ có nhiều thông tin cập nhật về cung – cầu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, do đó có thể chủ động phát hành GTCG với kỳ hạn và lãi suất phù hợp, giúp phát huy hiệu lực của can thiệp vô hiệu hóa. Trường hợp của Cộng hòa Séc giai đoạn 1993 – 1996 cho thấy trong bối cảnh có sự khác biệt giữa lãi suất trong nước và nước ngoài, đồng thời các rào cản đối với dòng vốn bị dỡ bỏ, các NHTM vay tiền từ thị trường quốc tế với lãi suất thấp và đầu tư vào trái phiếu vô hiệu hóa trong nước với suất sinh lợi cao hơn.
Trên cơ sở xác định lãi suất mua lại 14 ngày là mục tiêu hoạt động, NHTW Thái Lan (BOT) đã xây dựng mô hình dự báo thanh khoản hàng ngày, dựa vào bộ dữ liệu về cung cầu dự trữ của các NHTM và các dữ liệu khác như thay đổi tiền trong lưu thông, chi tiêu Chính phủ, các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Xét sự thay đổi trong tương quan chi phí của các công cụ vô hiệu hóa, Hình 2.1 cho thấy khi lợi suất của tín phiếu NHTW tăng vào năm 2007 và 2011, PBC đã chủ động điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB để hấp thụ thanh khoản, trong khi tầm quan trọng của tín phiếu NHTW sụt giảm (Mehrotra, 2013).
Cán cân vãng lai Cán cân vốn Lỗi và sai sót Dự trữ ngoại hối. Xét giai đoạn 2009 – 2011, trong bối cảnh dòng vốn đảo chiều do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, để ổn định tỷ giá, NHNN phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường. Sau khi có dấu hiệu phục hồi vào năm 2011, dự trữ ngoại hối liên tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo nhờ vào thặng dư trên cả cán cân vãng lai và cán cân vốn.
Khác với đợt phát hành tín phiếu bắt buộc năm 2008, các đợt phát hành trong giai đoạn này được xem là hình thức can thiệp có tính thị trường, lãi suất trúng thầu phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường và tình hình thanh khoản của hệ thống. Sau đó, vào tháng 2/2008, NHNN tăng tỷ lệ DTBB thêm 1% đối với tất cả các kỳ hạn, đồng thời mở rộng diện phải DTBB đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên2 nhằm nâng cao khả năng điều tiết của công cụ này. Trong bối cảnh phải đối diện với nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu, rủi ro chéo với các thị trường tài sản, hệ thống NHTM được cho là khó có thể chịu được cú sốc gia tăng DTBB (Tô Trung Thành, 2013a).
Chẳng hạn, năm 2008, nhằm mục tiêu ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát, căn cứ vào văn bản 319/TTg-KTTH ban hành ngày 3/3/2008, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện lộ trình chuyển tiền gửi Chính phủ từ hệ thống các tổ chức tín dụng về NHNN. Tuy nhiên, kể từ năm 2012 đến nay, mặc dù dự trữ ngoại hối tăng mạnh trở lại nhưng công cụ này hầu như không được sử dụng, tỷ trọng tiền gửi của Chính phủ tại NHNN duy trì ở mức thấp (xấp xỉ 15%).
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CAN THIỆP Vễ HIỆU HểA TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
Các kiểm định White, Breusch Godfrey LM và Jarque – Bera lần lượt được sử dụng để kiểm định các giả thiết của mô hình, bao gồm: (i) Phần dư có phương sai không đổi; (ii) Phần dư không có hiện tượng tự tương quan; (iii) Phần dư tuân theo phân phối chuẩn. Hệ số bù trừ cao cho thấy Việt Nam đã thực hiện tự do hóa các giao dịch vốn, tuy nhiên, hệ số này không đạt giá trị tuyệt đối là 1, cũng phản ánh rằng Việt Nam vẫn đang duy trì một số rào cản nhất định đối với lưu chuyển vốn. Điều này có thể là do NHNN không có được sự độc lập hoàn toàn trong điều hành CSTT mà đang chịu sự chi phối của Chính phủ, khiến CSTT thường chậm trễ, thiếu linh hoạt, ngay cả khi quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát leo thang.
Ngoài ra, hệ số của các biến GAPt-1 và của ∆(r*t + Etet+1) không có ý nghĩa thống kê ở cả hai phương trình, do đó không thể kết luận về tác động của các biến này đến biến động dòng vốn và việc điều hành CSTT. Do đó, xét về tính kịp thời của can thiệp vô hiệu hóa, ngoại trừ OMO, các biện pháp khác mà NHNN sử dụng không thỏa mãn được tiêu chí này bởi chúng chỉ được thực hiện từ sau tháng 3/2008, trong khi NFA đã gia tăng mạnh mẽ. Quả thực, Luật NHNN Việt Nam 1997 xác định: “CSTT quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”.
Quy định này cho thấy Việt Nam theo đuổi CSTT đa mục tiêu và chính sách này trong suốt thời gian dài đã bộc lộ nhiều hạn chế, khi tăng trưởng cao và lạm phát thấp là những kết quả khó lòng đạt được đồng thời. Do kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, NHNN đã thể hiện sự chủ động hơn, tích cực hơn, linh hoạt hơn trong việc thực thi các biện pháp nhằm vô hiệu hóa tác động của giao dịch mua bán ngoại hối đến cung tiền. Việc điều tiết liều lượng và lãi suất hợp lý đã giúp NHNN không những trung hòa được khối lượng tiền VND trên thị trường mà còn giúp kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả và giữ thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định.
Góp phần vào thành công này, phải kể đến nỗ lực của NHNN trong việc điều chỉnh, hoàn thiện dần hệ thống văn bản pháp luật, nhờ đó, trình tự thực hiện nghiệp vụ được quy định rừ ràng và chặt chẽ hơn (Quyết định số 01/2007/QĐ- NHNN, Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN), thủ tục hành chính được đơn giản hóa (Thông tư số 26/2011/TT-NHNN)… Đặc biệt, phương thức, khối lượng và lãi suất giao dịch được NHNN điều tiết linh hoạt, phù hợp với diễn biến cung – cầu vốn trên thị trường (Hà Thị Sáu, 2014). Ngoài ra, thông qua triển khai một số dự án, chẳng hạn như dự án “Trang thiết bị máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm nghiệp vụ thị trường tiền tệ và lưu ký GTCG tại Sở giao dịch NHNN”, NHNN đã đổi mới công nghệ, sử dụng các trang thiết bị hiện đại để các giao dịch được kết nối một cách thông suốt, nhanh chóng và hiệu quả. Hệ quả của sự thiếu độc lập của NHNN là CSTT chủ yếu phục vụ chính sách kinh tế của Chính phủ, NHNN không thể chủ động và linh hoạt trong các quyết định và phản ứng chính sách chậm trễ trước các bất ổn của nền kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh công cụ DTBB không được sử dụng do những lo ngại về sức khỏe của hệ thống NHTM, còn công cụ OMO chưa thể phát huy hết tác dụng do những rào cản được nêu ở trên, NHNN vẫn chỉ chú trọng vào việc sử dụng OMO mà chưa có sự kết hợp với các công cụ khác, chẳng hạn như hợp đồng swap. Sở dĩ công tác phân tích, dự báo của NHNN chưa mang lại kết quả tốt là vì bộ cơ sở dữ liệu của kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động trên thị trường tiền tệ nói riêng chưa đảm bảo được tính kịp thời, đầy đủ và chính xác.