MỤC LỤC
Trên cơ sở 2 nguồn số liệu này đã tiến hành nghiên cứu, tính toán và đề xuất dự án gió tiêu biểu làm cơ sở cho việc tính toán giá thành, lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư, giá điện mà hệ thống (EVN) có thể mua và mức hỗ trợ từ các Quỹ. Giá điện gió hệ thống điện có thể mua được xác định trên cơ sở phân tích, tính toán giá thành điện qui dẫn của điện than nhập khẩu, tuabin khí chu trình hỗn hợp, và tuabin khí đốt dầu, từ đó xác định mức hỗ trợ giá được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa giá thành sản xuất của điện gió và lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư với giá điện mà hệ thống có thể mua giá bán CO2 theo cơ chế phát triển sạch.
Trong đó V(z) là tốc độ trung bình tại độ cao Z; Vr là tốc độ trung bình tại độ cao Zr , và là hệ số mũ có giá trị phụ thuộc vào độ ráp của địa hình. Đầu tiên hệ số mũ được ước lượng, dựa vào công thức 1 và tốc độ đo gió tại hai độ cao. Hệ số mũ này sau đó được dùng để tính tốc độ gió trung bình tại độ cao 65 m, cũng bằng cách sử dụng công thức 1. Lưu ý là tốc độ đo gió của EVN đã được điều chỉnh với số liệu dài hạn từ các trạm khí tượng thuỷ văn liên quan. năng vận chuyển thiết bị, sự chấp nhận của cộng đồng, chi phí đất và các vấn đề về môi trường…) các điểm phù hợp cho phát triển điện gió được xác định. Kết quả là giá tuabin (US$/kW) giảm. Tốc độ lắp đặt tuabin gió của Trung Quốc trong năm 2009 đứng đầu thế giới, riêng trong năm này, lắp đặt khoảng 13GW, chiếm hơn một nửa của tổng công suất lắp đặt của Trung Quốc từ trước đến nay, hình II.11. Chi phí đầu tư điện gió - xu thế quá khứ và hiện tại. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư điện gió. Theo tổng kê, giá thành sản xuất của điện gió trên thế giới chịu tác động bởi 5 nhân tố chính, đó là: i). sản lượng điện sản xuất thực tế hàng năm; ii). chi phí lắp đặt; iii). chi phí vận hành; iv). chi phí tài chính; và v).
Trong nghiên cứu này, vị trí đề xuất là khu vực ven biển các tỉnh miền Trung (thuận thiện giao nhận hàng hóa từ cảng biến (cảng Sài Gòn, cảng Cam Ranh…), có đường quốc lộ 1 đi qua, dễ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, gần địa điểm đấu nối lưới điện quốc gia, có sẵn nguồn đất, dễ dàng thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, là một trong những khu vực có chế độ gió tốt nhất tại Việt Nam (được xác định đến thời điểm này). Thông số và đặc tính tuabin xem hình dưới (Hình II.23). Thông số và đặc tính tuabin. d) Sử dụng chương trình tính của Đan Mạch để kiểm tra hệ số công suất Hình II.24. Minh họa chương trình tính của Đan Mạch. Trên đây là tính cho tuabin đơn lẻ khi xem xét tuabin trong trang trại gió ta xét thêm các yếu tố tổn thất: Do môi trường, do bố trí tuabin, do cánh bám bẩn, do ngừng máy sửa chữa, truyền dẫn và các tổn thất khác. Tổng cộng khoảng 20%. e) Tham khảo số liệu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Căn cứ theo bảng II.8, thống kê hệ số công suất của một số quốc gia trên thế giới theo các năm cho thấy hệ số này nằm trong khoảng từ 16% đến 30%. g) Thống kê hệ số công suất theo báo cáo của các dự án tại Việt Nam (bảng II.10).
Gqd: Giá điện theo chi phí quy dẫn của nhà máy điện gió (UScent/kWh) Ca: Tổng vốn đầu tư kể cả lãi xây dựng đã quy đổi về năm đầu tính toán (US$) Com(t): Chi phí vận hành bảo dưỡng năm thứ t (US$). Khi áp dụng công thức trên, giá điện bình quân của dự án theo giá thành quy dẫn mới chỉ xem xét ở một hệ số chiết khấu nhất định mà chưa tính đến các yếu tố đặc thù cho dự án điện gió từ các ưu đãi của cơ chế, chính sách hiện hành như cơ cấu nguồn vốn (theo hướng giảm tỷ vốn tự có) và các ưu đãi về tài chính (lãi xuất vay, thời gian vay….) nên giá thành chưa phản ánh đúng bản.
Đồng thời, khi lãi suất trái phiếu Chính phủ thấp hơn lãi suất thị trường, để lãi suất cổ phần của chủ đầu tư ở mức hợp lý không bị thiệt so với thị trường nhưng cũng không được đòi hỏi quá cao trong trường hợp tính toán này, nên hệ số re chỉ đạt cao nhất bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ cộng với mức chênh lệch lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu theo hệ số beta vốn cổ phần. Căn cứ vào dữ liệu của từng công trình điện gió như chi phí vốn, chi phí vận hành, khấu hao… và lượng điện năng thương phẩm, sẽ xác định trần giá bán bình quân của công trình nhằm đảm bảo thu hồi đủ chi phí và có lợi nhuận ở mức lãi suất (Re) trần và đảm bảo dòng tiền theo bảng phân tích tài chính cho chủ đầu tư, cân đối nguồn thu - chi, trả nợ, xác định hệ số hoàn vốn nội tại tài chính theo WACC phù hợp theo các điều kiện đề xuất về tài chính ưu đãi của điện gió.
Điều chỉnh giá ưu đãi
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính thực hiện chính sách của Nhà nước, có nhiệm vụ cho vay tín dụng đầu tư, cho vay hỗ trợ xuất khẩu, cho vay lại vốn ODA của Chính phủ. - Suất vốn đầu tư: phương án Âu, Mỹ 2250US$/kW, áp dụng các điều kiện chuẩn về công nghệ: như đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn IEC về điện gió (loại tiên tiến hiện hành của thế giới, nằm trong nhóm các nhà sản xuất tuabin gió hàng đầu thế giới, có thị phần bán lớn nhất trong 3 năm trở lại đây..).
Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế thì lượng than xuất khẩu của Indonesia vào năm 2020 sẽ đạt 104,7 triệu tấn/năm, trong đó than năng lượng (than Lignit) khoảng 99,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên nếu xét đến chi phí vận chuyển của than nội địa từ Bắc vào Nam (khoảng 10 US$/tấn) và nhiệt trị cao hơn của than nhập khẩu thì chênh lệch về giá tính theo đơn vị nhiệt lượng US$/.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định: Dựa theo số liệu và kinh nghiệm của các nhà máy nhiệt điện đã và đang được xây dựng tại Việt Nam (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,.), chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định (FOMC) được tính bằng US$/kW/năm = 70% tổng chi phí O&M. Với tất cả những ưu điểm mang tính chiến lược phát triển bền vững, nghiên cứu này đề xuất hệ thống điện (EVN) có thể mua 1kWh điện phát ra bởi nhà máy điện gió với giá tương đương bằng giá thành sản xuất điện quy dẫn của nhà máy nhiệt điện truyền thống chạy than nhập khẩu là 6,801UScent/kWh (làm tròn 6,8UScent/kWh).
Bằng các phân tích ở Phần II, III về vận tốc gió bình quân, và hệ số công suất của 7 dự án đầu tư và 14 báo cáo đầu tư điện gió ở VN, kết hợp với việc tổng kê hệ số công suất của 10 nước hàng đầu thế giới về điện gió từ năm 2005-2009 theo điện năng thực sản xuất trong năm tương ứng, cùng với việc tính toán kiểm tra hệ số công suất theo vận tốc gió bình quân thực tế của 7 dự án đầu tư tại VN theo các phần mềm chuyên dụng. Theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương về “Ban hành Quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tỏi tạo” đó qui định rừ: Để nhà mỏy phỏt điện đủ tiờu chuẩn ỏp dụng Biểu giỏ chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu thì công suất đặt của một nhà máy phải nhỏ hơn hoặc bằng 30MW.
Qui trình, thủ tục hướng dẫn đầu tư xây dựng các dự án điện gió được đề xuất trên cơ sở tham khảo các văn như: Quyết định 30/2006/QĐ-BCN ngày 31 tháng 8 năm 2006 qui định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập, và Nghị định 78-2007/NĐCP ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ qui định về các lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi áp dụng cho các dự án đầu tư cho phát triển các cơ sở hạ tầng thực hiện theo hình thức Xây dựng- Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO) và Xây dựng-Chuyển giao (BT). Căn cứ kế hoạch sản xuất của dự án trong năm, hợp đồng mua bán sản phẩm được ký kết và mức trợ giá được Hội đồng quản lý Quỹ quyết định, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu Quý, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tạm cấp tiền trợ giá cho nhà đầu tư có sản phẩm được trợ giá, tổng số tiền tạm cấp trong năm không vượt quá 70% số tiền trợ giá theo kế hoạch sản xuất năm, kết thúc năm tài chính, chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm sau, nhà đầu tư phải quyết toán số tiền trợ giá được tạm cấp.