Nghiên cứu thị trường Italia và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may Đức Hạnh

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu chung

Ngoài ra cũng do phạm vi và mục đích nghiên cứu khác nhau nên các công trình trên mới chỉ tập trung nghiên cứu ở một số khía cạnh nhất định, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Italia trong giai đoạn 2020-2023. Đồng thời phân tích đặc điểm thị trường Italia và đưa ra những nhân tố tác động đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang thị trường này, từ đó có thể đánh giá những thành tựu đã đạt được và chỉ ra những tồn tại của công ty, cũng nhƣ nguyên nhân của những tồn tại đó.

Đối tƣợng nghiên cứu

Thứ nhất, dựa trên lý thuyết đã được học tại trường Đại học Thương Mại, tiến hành phân tích những lý luận cơ bản về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, tiến hành phân tích thực trạng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc của Công ty sang thị trường Italia.

Kết cấu khóa luận

- Phương pháp phân tích, so sánh: Dựa trên các số liệu đã thu thập, khóa luận sử dụng phương pháp so sánh nhằm thấy được sự chênh lệch qua các năm, trước và trong giai đoạn từ 2020 đến 2023 khi có sự biến động. - Phương pháp kế thừa và bổ sung: Khóa luận có sử dụng nhiều nguồn thông tin và số liệu thứ cấp sẵn có về những vấn đề liên quan để tham khảo, bổ sung cho việc định hướng và kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn đọng.

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

  • Cơ sở lý luận về xuất khẩu 1. Khái niệm xuất khẩu
    • Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu 1. Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu
      • Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp

        Các hoạt động xúc tiến thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu gồm có Chương trình ở trong nước và quốc tế như tham gia các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài, các nhà nhập khẩu vào Việt Nam mua hàng, tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành có uy tín trên thế giới, tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng ở Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thông qua việc cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, tư vấn chính sách qua các chương trình xúc tiến thương mại với cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng tháng, Chương trình tư vấn xuất khẩu trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế… Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, phát triển thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Cam kết thuế quan, theo đó, EU cam kết dành ƣu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam nhƣ sau: Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho các loại nguyên phụ liệu dệt may (thuộc các Chương 50-59 Biểu thuế nhập khẩu của EU); và chỉ một số ít loại trong các nhóm sản phẩm may mặc thuộc Chương 61-62 Biểu thuế (như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi, chăn, rèm cửa, túi xách hoặc túi đựng bằng vải…).

        THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC HẠNH SANG THỊ

        Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần may Đức Hạnh 1. Quá trình hình thành và phát triển

        • Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

           Tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh Công ty Cổ phần may Đức Hạnh chủ yếu nhập khẩu các nguyên phụ liệu đầu vào để phục vụ cho việc sản xuất thành phẩm nhƣ: vải, chỉ, dây dệt, cúc đính, thẻ bài, ghim kim loại, túi PE… Dưới đây là tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và các thị trường nhập khẩu chính của Công ty trong giai đoạn 2020-2023. Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 tăng mạnh là do một số Hiệp định Thương mại Việt Nam tham gia nhƣ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) đã bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2022 mở ra nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp dệt may nói riêng trong đó có Đức Hạnh. Một số FTA có ảnh hưởng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 30/12/2018 tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ 01/08/2021, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Trung Quốc gia nhập RCEP dẫn đến quy tắc xuất xứ sợi hoặc vải trở đi của RCEP sẽ dễ đáp ứng hơn điều kiện về quy tắc xuất xứ trong CPTPP đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có Đức Hạnh.

          Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh
          Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

          Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh sang Italia

            Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) quy định cam kết thuế quan, theo đó, EU cam kết dành ƣu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam nhƣ sau: Loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN trung bình là 12% hiện nay xuống 0% theo lộ trình B3, B5, B7 đối với phần lớn các sản phẩm may mặc và sản phẩm tương tự thuộc các Chương 61, 62 Biểu thuế. Ngay từ khi bắt đầu tham gia vào thị trường Italia, phía Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua các kênh giao tiếp gián tiếp như Đại sứ Quán của Việt Nam tại Mỹ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cũng nhƣ thông qua việc sử dụng các tài liệu tổng hợp về nghiên cứu thị trường may. Do đó, công ty đã tập trung mạnh mẽ vào việc nghiên cứu sâu về các đặc điểm, thói quen tiêu dùng, và yêu cầu pháp lý liên quan đến việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Italia, cũng như đối thủ cạnh tranh ở đây như Trung Quốc, Bangladesh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Bỉ… Việc nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người Italia cũng giúp công ty đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

            Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong mở rộng chất lƣợng sản phẩm nhƣ chất lƣợng nguyên phụ liệu dầu vào tuy đã đƣợc kiểm tra khá chặt chẽ nhƣng vẫn không tránh khỏi những sai sót và vẫn còn để lọt những nguyên phụ liệu không đảm bảo theo yêu cầu, do vậy chất lƣợng nguyên phụ liệu không đồng bộ gây nên vẫn gây ra những thiệt hại trong quá trình sản xuất. Ngoài ra xét trên tình hình thực số lƣợng lao động sản xuất có chuyên môn cao trong sản xuất hàng may mặc vẫn còn thiếu so với mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, có thể khiến doanh nghiệp nhiều lúc không cung cấp đủ mặt hàng cho thị trường xuất khẩu cũng như không theo kịp tiến độ kế hoạch phát triển đã đặt ra, đồng thời không phát huy đƣợc hết thế mạnh của công ty.

            Hình 3.4: Dân số Italia năm 2023 theo độ tuổi
            Hình 3.4: Dân số Italia năm 2023 theo độ tuổi

            Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh sang Italia

              Các sản phẩm xuất khẩu đạt chuẩn các quy định về xuất khẩu hàng may mặc sang Italia nhƣ chỉ thị REACH và việc sử dụng hoá chất, quy định RSL về danh sách các chất bị hạn chế… Chất lƣợng sản phẩm tăng dẫn đến giá thành sản phẩm cũng ngày càng cao hơn qua các năm đã giúp cải thiện doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, nhƣ phân tích tại mục 3.2.2.3, một số hạn chế vẫn còn tồn tại ở Công ty là chất lƣợng nguyên phụ liệu đầu vào đôi khi vẫn chưa được đảm bảo, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm chủ yếu là phương pháp trực quan và chọn mẫu nên vẫn có thể để lọt những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng. Về các sản phẩm chủ yếu là gia công hoặc may theo mẫu chứ chƣa có đội ngũ thiết kế bàn bản, nguyên nhân là do phương thức sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu là gia công, mẫu mã do đối tác chịu trách nhiệm nên phụ thuộc về mẫu; vốn đầu tƣ cho công tác nghiên cứu thiết kế rất lớn, cần phải đầu tƣ lâu dài, công nghệ, thiết bị, công cụ và nguồn nguyên phụ liệu … Hiện công ty mới tập trung vào thiết kế kỹ thuật chƣa chú trọng đến nghiên cứu thiết kế kiểu dáng trên cơ sở khảo sát về thị trường, nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng.

              ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

              • Một số đề xuất nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh sang thị trường Italia

                Để tìm kiếm được nguồn cung nguyên liệu trong nước, Công ty cần phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hóa, tăng cường liên kết theo chiều dọc giữa các DN may mặc và DN sản xuất nguyên phụ liệu dệt may trong nước như Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ, Công ty cổ phần Damsan, Tổng công ty cổ phần Phong Phú, để hình thành nên các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho ngành dệt may. Đức Hạnh cần phải cùng với các trường cùng tham gia đào tạo, doanh nghiệp cần đầu tƣ cho công tác đào tạo, chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình, không phụ thuộc hoàn toàn vào nhân lực có sẵn; Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may như các trường đại học chuyên ngành về công nghệ dệt may và thời trang, các khoa đào tạo chuyên ngành. Để nâng cao hiệu quả của chính sách tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, nhà nước cần khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hoạt động bao thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm dòng tiền tín dụng hiện có và cho vay ngoại tệ trong ngắn hạn trong các thời điểm tỷ giá hối đoái trên thế giới có biến động mạnh để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp khi thanh toán xuất khẩu.