MỤC LỤC
Thâm hụt NSNN dẫn đến lạm phát khi tình trạng này tồn tại dai dẳng, việc thực thi hai biện pháp khắc phục trong lâu dài sẽ trở thành tiền tệ hóa các khoản nợ. Tài trợ thâm hụt ngân sách bằng biện pháp phát hành thêm tiền sẽ làm tăng cơ số tiền tệ, tăng cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao gây nên lạm phát.
Tuy nhiên việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng chỉ một đợt tăng cung tiền thì chưa thể gây ra lạm phát vì giá cả chỉ tăng tạm thời. Tài trợ thâm hụt chỉ bằng cách phát hành trái phiếu không ảnh hưởng tới cơ số tiền tệ, không làm tăng cung tiền và không gây ra lạm phát. Để hạn chế lãi suất thị trường tăng, NHTW sẽ phải mua các trái phiếu đó đồng thời cung tiền tệ tăng và gây ra lạm phát.
Thứ nhất, khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lý của người sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng lên theo mức tăng của tỷ giá hối đoái. Thứ hai, khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao, đẩy chi phí nguyên liệu tăng lên, lại quay trở về lạm phát phí - đẩy.
Giữa người mua và người bán tài sản tài chính, các loại tài sản tài chính có mức lãi suất danh nghĩa cố định nên khi có lạm phát người mua trái phiếu bị thiệt, người phát hành trái phiếu được lợi. Ngoài ra, còn có nhiều sự phân phối lại thu nhập và của cải giữa người mua và người bán tài sản thực, giữa doanh nghiệp với nhau, giữa chính phủ và công chúng. Bên cạnh đó, lạm phát còn gây kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực, tác động làm thay đổi cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng tới nợ quốc gia.
Tuy nhiên nhìn chung, nó vẫn đem lại nhiều tác động xấu cho nền kinh tế hơn là tác động tốt nên các quốc gia luôn phải tìm cách kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức độ cho phép.
Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,15% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm. Có thể thấy, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát ở mức thấp nhưng từ những số liệu trên vẫn có thể thấy áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm là rất lớn.
Thứ hai, là chiến tranh giữa Nga và Ukraine, việc Hoa Kỳ và các nước khác áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga - nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai đã đẩy giá lên cao làm giảm đáng kể nguồn cung cấp cho các nước Châu Âu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Nga. Thứ tư, để chủ động ứng phó với thách thức gia tăng áp lực lạm phát, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ban, ngành, địa phương đồng loạt thực hiện các giải pháp bình ổn giá cả, hạn chế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội. Nhóm hàng thực phẩm và hàng tạp hóa có tỷ trọng tương đối cao, chiếm tỷ trọng gần 28% trong rổ hàng hóa tính CPI, do đó, sự biến động về giá của nhóm hàng này sẽ tác động mạnh đến lạm phát của nền kinh tế.
Khi đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nhân dân sẽ tăng mạnh, đồng thời các hoạt động dịch vụ cũng tăng lên như du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình, do đó kéo theo giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên và đặt sức ép đối với lạm phát. Ngoài ra, việc tăng lương là cần thiết, tạo động lực để các công ty cơ cấu lại chi phí và là động lực để người lao động làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất lao động, do đó cũng bù đắp cho việc tăng lương của công ty, mà từ 1/7/2022, tăng lương cũng sẽ có một số tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.
Đáng chú ý, trong hai năm đại dịch COVID-19, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, song mức lạm phát vẫn duy trì ở mức cho phép, cụ thể năm 2020 lạm phát 3,23% và năm 2021 lạm phát 1,84%, thấp hơn nhiều mục tiêu 4% của Quốc hội cho thấy hiệu quả điều hành CSTT linh hoạt, đóng góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình quân chung trong khi vẫn có dư địa hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể trong năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VNĐ các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của DN, người dân. Thứ ba là điều hành tín dụng linh hoạt, an toàn, hiệu quả, tập trung vào SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro;.
Trong bối cảnh đại dịch COVID -19, hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng, chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH, cho vay hỗ trợ người dân, DN nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh đã được NHNN chỉ đạo triển khai kịp thời. NHNN công bố tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt hàng ngày, phù hợp với thị trường trong và ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh tế.
Đồng thời, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, điều chỉnh tỷ giá mua/bán và sẵn sàng mua/bán ngoại tệ với TCTD để bình ổn thị trường và kinh tế vĩ mô. Hiện nay, số lượng thành viên tham gia thị trường mở mặc dù có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số các ngân hàng thương mại trên thị trường tài chính, chủ yếu các ngân hàng thương mại nhỏ vẫn còn đứng ngoài cuộc đã hạn chế hiệu quả điều tiết thị trường của nghiệp vụ này. Hàng hóa tham gia thị trường mở còn ít đa dạng, các công cụ tài chính chủ yếu giao dịch trên thị trường mở bao gồm các loại giấy tờ có giá phát hành bằng đồng Việt Nam như kỳ phiếu, trái phiếu, ghi nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Việc điều tiết lượng tiền trên thị trường tự do vẫn mang tính một chiều, chủ yếu được sử dụng như một kênh bơm tiền để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng ngắn hạn của các ngân hàng thương mại, chưa thực hiện tốt chức năng hoạt động của chính nghiệp vụ đó là sử dụng một kênh thu hút tiền nhàn rỗi từ các ngân hàng thương mại để trung hòa vốn quá bơm qua các kênh khác. CSTT một mặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng vừa phải duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đôi khi các mục tiêu này lại mâu thuẫn với yêu cầu tăng trưởng hoặc tháo gỡ khó khăn cho hệ thống doanh nghiệp.
Thứ nhất, NHNN nờn xỏc định rừ ràng mục tiờu cuối cựng và ưu tiờn hàng đầu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, chấp nhận “hi sinh” mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn, bởi lẽ lạm phát thấp sẽ là “cú hích tốt” cho ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn. Mức lạm phát giảm xuống cho phép NHNN điều hành giảm mặt bằng lãi suất và đến lượt lãi suất giảm cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí vốn góp phần kiềm chế lạm phát chi phí đẩy. Để điều hành CSTT dựa trên lãi suất thị trường, NHNN nên xem xét lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động vì lãi suất liên ngân hàng và các mức lãi suất thị trường khác có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Thứ tư, tăng cường quyền hạn quản lý Nhà nước về tiền tệ cho NHNN để có thể kiểm soát và điều tiết tất cả các kênh bơm hút tiền cũng như nâng cao đủ mạnh tính độc lập của NHNN trong việc xây dựng và thực thi CSTT. Tính công khai và minh bạch sẽ giúp NHTW nâng cao hiệu quả thực thi chính sách - tác động nhanh đến các chủ thể kinh tế, giảm bớt độ trễ của chính sách cũng như phản ứng tiêu cực từ phía thị trường.