Nhầm Lẫn Trong Giao Kết Hợp Đồng: Phân Tích Pháp Luật So Sánh

MỤC LỤC

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ NHẦM LẪN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Lý luận chung về hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng 1. Khái niệm

Một số luật gia cho rằng thuật ngữ này có nguồn gốc từ một tiếng La-tinh là ‘contractus’ được hình thành từ động từ ‘contrahere’, có nghĩa là ‘ràng buộc’, và xuất hiện lần đầu tiên ở La Mã vào khoảng thế kỷ V – IV TCN.1 Đến thế kỷ 1 sau CN, người La Mã mới chính thức sử dụng thuật ngữ ‘contractus’ trong luật, và quan hệ hợp đồng được pháp luật công nhận và bảo vệ dưới thời của hoàng đế Justinnian.2 Các luật gia La Mã đã định nghĩa hợp đồng “contractus” là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật với hai dấu hiệu đặc trưng không thể thiếu: Một là, phải có sự thỏa thuận (consensus), tức là có sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý. Ở Mỹ, cuốn từ điển pháp luật Deluxe Black’s Law Dictionary đưa ra định nghĩa về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là một sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể”.6 Tương tự, trong Bách Khoa toàn thư về Pháp luật của Hoa Kỳ cũng có định nghĩa hợp đồng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai thực thể pháp lý, tạo ra một sự ràng buộc nghĩa vụ nhằm để làm một việc, hoặc để khụng làm một việc, giao một vật xỏc định”.7 Định nghĩa này thể hiện rừ ràng hơn bản chất và mục đích cơ bản của khái niệm hợp đồng và nội dung của nó cũng có tính “hội nhập” hơn với khoa học pháp lý của các quốc gia khác trên thế giới.8.

Lý thuyết chung về nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng

Đối với hai loại nhầm lẫn như định nghĩa tại điều này, Unidroit chủ trương đưa ra một giải pháp pháp lý giống nhau cho chúng bởi xuất phát từ suy tính rằng: các hệ thống pháp luật hiện đại ngày càng phức tạp gây khó khăn lớn cho thương mại quốc tế, nên định hướng là: sự nhầm lẫn về tình tiết của hợp đồng hoặc về pháp luật dẫn tới việc hình dung sai về tương lai của hợp đồng thì các quy định về nhầm lẫn được áp dụng.42 Nhầm lẫn cũng phải tồn tại ở thời điểm “xác lập giao dịch”. (i) Nhầm lẫn cản trở được xem là trường hợp sự sai lầm ngăn cản sự thỏa hiệp giữa các người kết ước và được quy định tại Điều 656 và 657 khoản 1 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 692, 693 khoản 1 Bộ dân luật Trung Kỳ rằng khi có sai lầm liên hệ đến bản chất, đến chủ đích và đến nguyên nhân của khế ước hay đến căn cước của người lập ước thì có sự sai lầm cản trở. Dân luật Pháp có quan niệm cho rằng nhầm lẫn được xem là trường hợp chủ thể đánh giá sai về thực tế khách quan trong giao kết hợp đồng, tuy nhiên không phải tình huống nào cũng dẫn tới việc hợp đồng vô hiệu.53 Cụ thể, tại điều 1132, BLDS Pháp sửa đổi 2016 có nêu nhầm lẫn “không thể tha thứ” được thì đó không là căn cứ vô hiệu hợp đồng.

Các luật gia thuộc Common law coi nhầm lẫn là sự nhận thức không đúng của một hoặc nhiều bên của hợp đồng và có thể được sử dụng làm căn cứ để vô hiệu hoá hợp đồng.54 Tuy nhiên, một quy tắc chung liên quan tới nhầm lẫn được nêu lên rằng một người bị ràng buộc bởi hợp đồng mà trong đó có yếu tố nhầm lẫn, trừ khi người đó có thể chứng minh được rằng sự nhầm lẫn đó thuộc một trong các loại nhầm lẫn mà hợp đồng có thể bị tiêu huỷ.55 Như vậy, để nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu theo quan điểm của hệ thống Common law cũng yêu cầu khá chặt chẽ.

NHẦM LẪN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA

Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng theo pháp luật quốc tế

Đối với hai loại nhầm lẫn là nhầm lẫn về sự kiện và nhầm lẫn về pháp luật nêu ở định nghĩa, Unidroit chủ trương đưa ra một giải pháp lý giống nhau cho chúng bởi xuất phát từ suy tính rằng: các hệ thống pháp luật hiện đại ngày càng phức tạp gây khó khăn lớn cho thương mại quốc tế, nên định hướng là: sự nhầm lẫn về tình tiết của hợp đồng hoặc về pháp luật dẫn tới việc hình dung sai về tương lai của hợp đồng thì các quy định về nhầm lẫn được áp dụng.58 Đồng thời, sự nhầm lẫn này cũng được xác định phải tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng. Việc xác định thời điểm này là nhằm phân biệt những quy định về nhầm lẫn có thể dẫn đến vô hiệu hợp đồng ( khi một bên tham gia giao kết hợp đồng do không hiểu về sự việc hay về tính chất pháp lý dẫn đến đánh giá không đúng về hậu quả hay về khả năng sinh lợi của hợp đồng) với những quy định về nhầm lẫn mà vô hiệu hợp đồng không được áp dụng (khi một bên hiểu đúng hoàn cảnh xung quanh của hợp đồng nhưng đánh giá không đúng về khả năng sinh lợi trong tương lai của hợp đồng và từ chối thực hiện).59. Như vậy, có thể hiểu ở đây PICC 2016 đã chỉ ra bốn trường hợp mà khi kết hợp đủ điều kiện cần là (*) để đánh giá về mức độ nghiêm trọng của nhầm lẫn ảnh hưởng đến giao kết hợp đồng và điều kiện đủ là (*’) hoặc (*’’) là điều kiện nói đến bên kia trong mối liên quan đến nhầm lẫn của bên còn lại, thì một bên bị nhầm lẫn trong hợp đồng có thể yêu cầu sự vô hiệu hóa hợp đồng.

Khoản 2, Điều 3.2.2, PICC 2016 đề cập đến hai trường hợp mà bên nhầm lẫn không thể yêu cầu vô hiệu hợp đồng bao gồm: (i) Nhầm lẫn là xuất phát từ lỗi bất cẩn của bên nhầm lẫn và (ii) Nhầm lẫn liên quan đến một sự kiện mà ở đó rủi ro nhầm lẫn do bên nhầm lẫn gánh chịu, hoặc đặt trong hoàn cảnh đó, bên nhầm lẫn nên gánh chịu.”.

NHẦM LẪN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Quy chế pháp lý về nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng tại việt Nam 1. Lịch sử hình thành

Để làm được điều này, trước hết tác giả xin đưa ra bảng so sánh nội dung quy định về sự nhầm lẫn trong hợp đồng (giao dịch dân sự) của Việt Nam trong BLDS 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 và từ đó sẽ có những phân tích về sự cải cách pháp luật, đồng thời đánh giá các quy phạm trong tiến trình thay đổi của ba BLDS. Nhìn chung, sự thay đổi giữa Điều 131, BLDS 2005 so Điều 141, BLDS 1995 nói trên chủ yếu là sự thay đổi về ngôn từ, chứ chưa phải là sự thay đổi hợp lý và chưa khắc phục được những thiếu xót của quy định cũ (thiếu quy định về trường hợp cả 2 bên cùng bị nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng hay trường hợp nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng..). Hệ quả pháp lý của nhầm lẫn trong BLDS 2015 cũng được nêu ra dựa trên mục đích của hợp đồng, nếu đã đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng hoặc có thể khắc phục được sự nhầm lẫn để mục đích của hợp đồng vẫn đạt được thì hợp đồng không vô hiệu; còn nếu sự nhầm lẫn làm cho mục đích của hợp đồng không đạt được thì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

Dường như đây lại là sự mở rộng “hơi quá đà” của dẫn đến mất đi yếu tố để các định mối tương quan giữa bên nhầm lẫn và bên bị nhầm lẫn, cũng theo đó việc nhầm lẫn về nội dung hay chủ thể của hợp đồng không còn quan trọng nữa mà quy định này chỉ quan tâm đến mục đích của hợp đồng đạt được hay không đạt được, có thể khắc phục được hay không.

Bảng so sánh:
Bảng so sánh:

Những vướng mắc trong quy chế pháp lý hiện hành và thực tiễn áp dụng 1. Vướng mắc trong quy chế pháp lý hiện hành

Như vậy, chỉ cần cứ có nhầm lẫn mà không đạt được mục đích của hợp đồng thì sẽ dẫn đến vô hiệu mà không xem xét những trường hợp sự nhầm lẫn là do lỗi bất cẩn của bên bị nhầm lẫn tự để mình rơi vào tình trạng bị nhầm lẫn hoặc một sự kiện khách quan mà bên bị nhầm lẫn cần phải tự chấp nhận rủi ro. Từ những phân tích đánh giá về quy chế pháp lý nêu, thì trong quá trình vận dụng chế định này chúng ta thấy thể hiện một số bất cập mà tác giả xin minh họa và phân tích cụ thể bằng một số vụ việc đã xảy ra trên thực tế được ghi nhận giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa. - Thứ hai, về việc tòa xác định rằng đây là nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng cũng là không chính xác, bởi lẽ trong trường hợp nếu có nhầm lẫn thật (trong trường hợp ông Trăng không biết trước về tình trạng thực tế của ngôi nhà tại thời điểm giao kết) thì đây cũng là nhầm lẫn về chủ thể do ông Trăng nhầm tưởng rằng ông Hùng có toàn quyền quyết định đối với ngôi nhà.

Nên do đó, Hội đồng thẩm phán tối cao quyết định không phạt cọc với ai bên và bà Hà phải trả lại tiền cọc cho bà Thủy.83 Theo đó, ta thấy, nếu bên nhầm lẫn có lỗi trong việc để mình nhầm lẫn thì hợp đồng (giao dịch) vẫn vô hiệu, và lỗi này được giải quyết trong khuôn khổ hậu quả của hợp đồng vô hiệu đây là một điểm khác biệt mà chúng ta cần lưu ý và có những luận giải phù hợp với vấn đề.84.