Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 - Chân trời sáng tạo: Học phần 1 - Văn hóa, đạo đức lối sống trong nền kinh tế thị trường

MỤC LỤC

Kết thúc

– GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm và yêu cầu từng nhóm tìm hiểu về một trường hợp là văn hoá, đạo đức lối sống bị biến đổi do tác động của sự phát triển kinh tế ở Việt Nam và đề xuất giải pháp hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực. – GV giao bài ở tiết trước để HS chuẩn bị sẵn nội dung và thực hiện thuyết trình sản phẩm ở tiết học tiếp theo. – GV yêu cầu đại diện các nhóm tổng kết về: những biến đổi văn hoá, xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế;.

– HS tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá của GV và nhận nhiệm vụ tiếp nối được giao. Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc. – Nêu được khái niệm Luật Doanh nghiệp và nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp; Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Phân tích, đánh giá, tham gia tranh luận được một số vấn đề đơn giản thường gặp trong. – Điều chỉnh hành vi – Tích cực, chủ động vận động người khác thực hiện đúng Luật Doanh nghiệp; phê phán các hành vi vi phạm Luật Doanh nghiệp.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP

    Các hoạt động học

    Chuẩn bị hồ sơ: Cá nhân, tổ chức đăng kí thành lập doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) như Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp, Điều lệ công ty, bản sao các giấy tờ pháp lí khác,…. – Việc làm của anh B (Giám đốc Doanh nghiệp Y) trong trường hợp 1 không phù hợp với quy định về giải thể doanh nghiệp vì anh B đã có hành vi tẩu tán tài sản của công ty trong khi chờ quyết định giải thể từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo Điều 211 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)). – Không đồng tình với nhận định a vì theo khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định các trường hợp doanh nghiệp được phép giải thể bao gồm: doanh nghiệp kết thúc thời gian hoạt động ghi trong điều lệ nhưng không gia hạn; giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, nghị quyết của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; công ty không đủ số thành viên tối thiểu nhưng không thực hiện thủ tục chuyển đổi liên tục 6 tháng; bị thu hồi giấy phép kinh doanh trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    – Đồng tình với nhận định b vì theo khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. – Đồng tình với nhận định c vì theo khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án hoặc Trọng tài. – Không đồng tình với nhận định d vì muốn thành lập doanh nghiệp, chủ thể phải tuân thủ điều kiện về chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), một số chủ thể không được phép thành lập doanh nghiệp như công chức, viên chức, người chưa thành niên, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định,….

    – Không đồng tình với nhận định e vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên khi chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nhượng một phần vốn của mình cho người khác hoặc có thêm thành viên góp vốn vào công ty. – Hành vi của các cổ đông Công ty Cổ phần M là không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2022) vì đối với trường hợp công ty cổ phần có 13 thành viên thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát, trường hợp không thành lập Ban kiểm soát chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần có 11 thành viên góp vốn. – Hành vi của ông K là phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2022) vì ông là chủ sở hữu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên D, ông có quyền thuê người làm Giám đốc và điều hành doanh nghiệp.

    – Hành vi của chủ sở hữu Công ty N là không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2022) vì trong quá trình đợi quyết định giải thể từ cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi tẩu tán tài sản khi doanh nghiệp chưa thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính trước khi giải thể (theo điểm a khoản 1 Điều 211). – GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS, yêu cầu HS đọc các trường hợp trong CĐHT trang 29 và cho biết hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên có thực hiện đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp không và nhận xét các hành vi này. – Trường hợp a: Hành vi của bà V – chủ Doanh nghiệp tư nhân Thẩm mĩ viện X – tiếp tục kinh doanh khi doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh là không thực hiện đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp về đình chỉ hoạt động kinh doanh được quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).

    – Trường hợp a: Hành vi của anh A muốn đăng kí tên cho công ty của mình là Công ty Cổ phần JK2 chuyên sản xuất bánh, kẹo từ dừa tại địa phương là không phù hợp với quy định của pháp luật doanh nghiệp về tên gọi của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), cấm doanh nghiệp đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng kí, trên địa bàn của anh A đã có Công ty Cổ phần JK cũng kinh doanh bánh kẹo nổi tiếng, vì vậy anh A không được đặt tên cho công ty sắp thành lập là Công ty Cổ phần JK2 do có thể gây nhầm lẫn với Công ty JK đã đăng kí trước đó. – Trường hợp c: Hành vi của ông C – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn X – tự ý chỉnh sửa nội dung báo cáo tài chính hằng năm của công ty mà không thông qua Hội đồng thành viên là không phù hợp với quy định của pháp luật doanh nghiệp về quyền hạn của Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

    Theo quy định tại điểm g Điều 55 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), chỉ có Hội đồng thành viên mới có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính hằng năm của công ty, vì vậy báo cáo tài chính hằng năm của công ty mà ông C chỉnh sửa cần phải được thông qua Hội đồng thành viên. – GV yêu cầu đại diện các nhóm tổng kết về: khái niệm Luật Doanh nghiệp và nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp; hậu quả của hành vi vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp; tích cực thực hiện đúng Luật Doanh nghiệp và phê phán các hành vi vi phạm Luật Doanh nghiệp.

    VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

    Mở bài: Giới thiệu ngắn về nhóm và mục tiêu, nội dung bài thuyết trình

    Thân bài: Chia sẻ một số thông tin về những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi.

    Kết bài: Ý nghĩa của việc kí kết hiệp định kinh tế đối với Việt Nam

    Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo Phó Tổng biên tập ĐẶNG THANH HẢI. Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định TRẦN THỊ KIM NHUNG. Biên tập nội dung: NGUYỄN LÊ NHẤT VY Thiết kế sách: LÂM NGUYỄN LAN TRINH Trình bày bìa: ĐẶNG NGỌC HÀ.

    Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định.