MỤC LỤC
Việc quy định các chính sách và chế độ pháp lý về đất đai liên quan đến quyền lợi của quốc gia (an ninh quốc gia, phân bố dân cư, tổ chức sản xuất, khai thác tài nguyên..). Vì vậy, cần thiết phải có quy chế đặc biệt về đất đai. Thứ hai, được coi là bất động sản những tài sản gắn liền với đất đai. liên quan đến đất đai, dựa vào đất đai để sinh tồn và tồn tại như nhà ở, công trình xây dựng, thực vật cấy trồng trên đất dail]. Thứ ba, các tài sản gắn liền các công trình xây dựng. Mặc dầu về bản chất, những tài sản này không phải là bất động sản nhưng con người đã đặt vào, gắn vào nhà ở, công trình xây dựng thành một chỉnh thể để phục vụ cho nhà ở, các công trình xây dựng đó nếu thiếu nó nhà ở, công trình xây dựng không thể trở thành một chỉnh thể hoàn chỉnh để bảo đảm mục đích sử dụng nhà ở, công trình xây dựng đó. Thứ tư, các quyền trên bất động sản, kể cả các tố quyên trên bất động. Pháp luật của các nước trên thế giới đều tiếp nhận cách phân loại tài sản có từ thời cổ đại, đó là cách phân tài sản thành động sản và bất động sản. Quan niệm chung về động sản và bất động sản đều có những nét tương đồng, nhưng ở các hệ thống pháp luật khác nhau, vào những giai đoạn khác nhau sự phân biệt này cũng có những đặc thù riêng biệt, từ đó dẫn đến sự khác nhau về quan niệm về bất động sản và động sản. Trong pháp luật dân sự Việt Nam trước đây cũng tiếp nhận cách phân loại này. Điều174 BLDS 2005 định nghĩa bất đông sản theo dạng liệt kê những tài sản nào được coi là bất động sản. Bất động sản là các tài sản bao gồm:. b) Nha, công trình xây dung gắn liền với đất đai, kể cả các tài san gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;. c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;. d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. Đối với các sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra dưới dạng một sáng chế giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, người sáng tạo đã không chỉ mang đến cho đất nước mình những giải pháp kỹ thuật làm biến đổi công nghệ như một cuộc cải cách nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất có hàm lượng trí tuệ cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất - kinh doanh của cá nhân, của các tổ chức khi áp dụng các sản phẩm.
Bởi vì hai Bộ luật dân sự này đều do Pháp xây dựng và được toàn quyền Đông Pháp thay mặt Đại Pháp dân quốc công bố để thi hành cho quốc dân An nam ở xứ Bac kỳ và Trung kỳ (Điều 1 BLDSBK). Vi vậy, ý nghĩa của việc phân chia tài sản thành động sản và bất động sản của hai bộ luật này đều có ý nghĩa tương tư như Bộ luật dân sự của Pháp. Ngoài các Bộ luật dân sự trên, Bộ Dân luât của Việt nam cộng hoà 1972 được xây dựng phỏng theo Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật. Thậm chí có những điều luật giống nhau hoàn toàn từ câu chữ và nội dung. Vì vậy, việc phân loại tài sản và ý nghĩa đều tương tự như các Bộ luật Dân sự trước đó ở Việt Nam. Phân loại tài sản trong luật dân sự của nước ta từ năm 1945 đến. Tháng 9/1945, sau khi nhân dân giành được chính quyền từ tay thực dân, phong kiến. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phải xây dựng chính quyền mới và đối phó với thù trong giặc ngoài. Trong khi chưa có điều kiện ban hành các văn bản pháp luật của chế độ mới, ngày 10/10/1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 90/SL qui định tạm thời sử dụng các luật lệ cũ hiện hành ở Việt Nam. Sau gần năm năm áp dụng pháp luật của chế độ cũ, Nhà. nước ta thấy rằng có những nguyên tắc cơ bản không phù hợp với chế độ mới, cho nên ngày 22/5/1950 Nhà nước ban hành sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh đã sửa và bỏ một số nguyên tắc cơ bản của Dân luật cũ không phù hợp với lợi ích của nhân dân. Điều 19 quy định: “Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi ích của nhân dân”. Năm 1954 miền Bắc giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, Nhà nước ta đã chủ động xây dựng một hệ thống pháp luật XHCN. Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt là xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện sức người, sức của cho miền Nam, việc ban hành các văn bản pháp qui, được giao cho cơ quan chuyên môn và các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện.Trên cơ sở đó, TANDTC ban hành Chỉ thị số 772-TANDTC ngày 10/7/1959 qui định về xét xử phải theo pháp luật và chính sách của chế độ mới, không áp dụng luật của chế độ cũ. Như vậy, các qui định về bất động sản và động sản trong các bộ luật dân sự của chế độ cũ được áp dụng đến năm 1959. Vì không áp dụng luật của chế độ cũ, nên chúng ta cần phải nghiên cứu sự hình thành và phát triển khái niệm tài sản và phân loại tài sản trong pháp luật dân sự của Nhà nước ta từ đó đến nay. Những năm 1960 ở miền Bắc nước ta nhân dân phấn khởi thực hiện đường lối chính sách của Đảng là xây dựng phong trào hợp tác hóa, mọi người, mọi gia đình đưa ruộng đất, tư liệu sản xuất của riêng vào hợp tác xã để xây dựng và phát triển kinh tế tập thể. Thu nhập của xã viên chủ yếu từ thu nhập của hợp tác xã, cho nên tài sản của xã viên và gia đình họ không đáng kể. Tài sản quan trọng nhất là nhà ở và một số tư liệu tiêu dùng khác. Bên cạnh phong trào hợp tác hóa, còn một số gia đình vì những lý do chủ quan, khách quan chưa vào hợp tác xã và tiếp tục làm ăn cá thể, hoặc một số nhà tư bản dân tộc còn ít tư liệu sản xuất mà Nhà nước cho phép sử dụng để sản xuất kinh doanh. Thành phần tư bản dân tộc tập trung chủ yếu ở thành thị. Đây chính là những thành phần kinh tế cần tuyên truyền, giáo dục, để đi theo con đường XHCN. Trong thời kỳ này, xã hội có nhiều thành kiến đối với những người làm ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, pháp luật vẫn bảo hộ quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất và tài sản của họ và cho phép họ để lại thừa kế. Những năm 60 của thế kỷ XX, Nhà nước ta thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và tiếp tục cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế phi XHCN. Đối với những người nông dân, thợ tiểu thủ công làm ăn cá thể, Nhà nước khuyến khích động viên vào làm ăn tập thể. Những người tiểu thương, các nhà tư bản dân tộc đưa tài sản của mình vào công tư hợp doanh. Thu nhập hợp pháp của công dân trong tất cả các thành phần kinh tế đều được pháp luật bảo hộ và họ có quyền để lại thừa kế cho người khác. Đây là những văn bản pháp qui có hiệu lực cao nhất, điều chỉnh hợp đồng thuê nhà giữa Nhà nước và cá nhân. Tuy nhiên, việc thuê nhà mang tính hành chính. Qui nhà cho thuê chủ yếu là tịch thu của thành phần bóc lột, cho cán bộ, công nhân, viên chức thuê theo chỉ tiêu, kế hoạch của các cơ quan nhà nước, của nhà máy và của xí nghiệp.. Khi thực hiện cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư nhân, Nhà nước khuyến khích những nhà tiểu thương góp vốn và tư liệu sản xuất vào xí nghiệp công tư hợp doanh. ”Vốn và tư liệu sản xuất của cá nhân tiểu thương hoặc của xã viên HTX vận tải thô sơ thì khi họ chết, vốn hoặc tư liệu sản xuất đó thuộc di sản của người đã chết”. Dé thực hiện chính sách cải tạo XHCH về nhà ở, Nhà nước chuyển toàn bộ nhà ở, nhà cho thuê của những nhà tư sản thành sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, Nhà nước có chính sách đảm bảo chổ ở cho gia đình nhà tư sản bằng nhiều hình thức, như cấp cho gia đình họ một diện tích nhà ở trong khu nhà ở khác hoặc để lại một phần nhà ở trong nhà bị cải tạo cho gia đình nhà tư sản, phần diện tích này thuộc quyền sở hữu của gia đình họ. Đối với những nhà tư sản bị cải tạo XHCN về nhà ở, Nhà nước sẽ trả một ty lệ tiền thuê cho chủ nhà, nhằm giúp đỡ chủ nha sau cải tạo, có điều. kiện lao động để dần dần tiến tới hoàn toàn sống bằng sức lao động của mình. Trường hợp, trong thời gian hưởng một phần tiền thuê nhà mà chủ nhà chết thì tỉ lệ tiền thuê được hưởng đó không chia thừa kế cho người khác. Từ những năm 1960 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ chính của nhân dân miền Bắc là tập trung sức người, sức của để chi viện cho đồng bào miền Nam, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vì vậy trong thời gian này, các giao lưu dân sự để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác Nhà nước phân phối cho nhân dân. Vì vậy, các tranh chấp dân sự hầu như không có. Tuy nhiên, trong nhân dân, vẫn tồn tại một số giao dịch như mua bán nhà ở, đất đai, cho vay thóc gạo.. Trong thời kỳ này, việc giải quyết các tranh chấp dân sự chủ yếu bằng biện pháp hoà giải ở hợp tác xã. Tuy nhiên, những tranh chấp dân sự không hoà giải được thì giải quyết tại Toà án. Để thống nhất đường lối giải quyết các tranh chấp về giao dịch và các tranh chấp dân sự khác, TANDTC ban hành một số văn bản hướng dẫn TAND các cấp về đường lối xét xử dân sự, gồm các văn bản sau:. Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước ta cần xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiên xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm lúc này là cải tạo XHCN ở miền Nam, hoàn thiên quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, cho nên chưa thể xây đựng được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, do vậy Nhà nước tập trung vào xây dựng những văn bản pháp luật cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ trên. Trong lĩnh vực dân sự, Nhà nước ta chưa ban hành ngay được Bộ luật. Dân sự, bởi vì khi bắt đầu đổi mới, chúng ta chưa dự liệu được hết quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ kinh tế, quan hệ tài sản, mặc dù Nhà nước đã có định hướng cho những quan hệ này phát triển. Tuy nhiên, các quan hệ kinh tế, quan hệ tài sản phát sinh và tồn tại theo qui luật của kinh tế thị trường, cho nên, trong thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới chúng ta đang đi tìm một con đường phát triển kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện, chính trị, kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trong khi Nhà nước chưa ban hành được Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân của cá nhân, tổ chức, Nhà nước ban hành các Pháp lệnh điều chỉnh từng lĩnh vực của đời sống dân sự, như Pháp lệnh Sở hữu Công nghiệp năm 1989, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự năm 1991, Pháp lệnh Nhà ở năm 1991, Pháp lệnh Bảo hộ Quyền tác gia năm 1994. Trong các văn bản pháp luật trên không phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản. Về cơ bản, Phần thứ hai qui định về tài sản trong hai Bộ luật này không khác nhau về nội dung. Vật có thực là các vật đang tồn tại như nhà ở đã được xây dựng, hoa mầu đã thu hoạch. Qui định này hạn chế các đối tương là tài sản sẽ hình thành và đang hình thành. Vật là giấy tờ trị giá bằng tiền, có thể được hiểu giấy tờ trị giá bằng tiền là các loại gíây tờ mà xác định được giá tri của nó bằng một số tiền nhất định. Vậy việc xác định này phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Bất động sản là tài sản không di, dời bao gồm:. b) Nhà ở công trình xây dựng sắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liên với nhà ở, công trình xây dựng đó;. c) Các tài san khác gắn liên với đất dai;. d) Các tài sản khác do pháp luật qui định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.L`. Khoản 1 Điều 181BLDS 1995 căn cứ vào ban chất tự nhiên của tai san là không di, dời được để qui định đất đai nhà ở và các tài sản khác gắn liên với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng là bất động sản. Trước hết hiểu khái niệm gắn liền là một tài sản khác có gắn với bất động sản mà không thể dời được vì nếu tách khỏi bất động sản thì nó không còn nguyên ven như ban đầu. Cho nên qui định nhà ở, công trình xây dựng gắn liên với đất là nhà ở và công trình xây dựng có nền móng gắn liền với đất là bất động sản vì nó không thể dời khỏi nên móng đó. Tuy nhiên nhà ở, công trình xây dựng có thể di dời được như nhà nổi trên mặt nước, nhà xưởng khung lắp ghép tại các khu công nghiệp có thể di dời được, do vậy những loại nhà này là động sản. Theo khái niệm gắn liền như trên thì có thể dùng phương pháp loại trừ những tài sản nào không gắn liền với nhà ở và công trình xây dựng là động sản. Vì vậy, khi chuyển quyền sở hữu bất động sản, chủ sở hữu không có nghĩa vụ chuyển các động sản trên bất động sản đó. Ví dụ như các trang thiết bị trong ngôi nhà, công trình xây dựng như điện, quạt, cỏnh cửa của ngụi nhà, nhà xưởng..Đõy là qui định chưa rừ ràng có thể hiểu theo nhiều nghĩa, cho nên sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp về các tài sản gắn liền với bất động sản. Điểm d khoản 1 Điều 181 BLDS 1995 qui định là các tài sản khác không di dời duoc do pháp luật qui định là bất động sản. Điểm đ không phù hợp với tiêu đề của Khoản 1 là: “Bdt động sản là các tài san không di, doi duoc bao gồm `. Như vậy, Điểm d cần phải tách riêng thành một khoản 2, vì đây là một loại bất động sản do pháp luật qui định không phụ thuộc vào bản chất của tài sản. Tài sản là vật đã có hoặc đang hình thành như hoa màu chưa đến ngày thu hoạch, tài sản sẽ hình thành như các dự án xây dựng nhà chung cư đã được cấp phép xây dựng. Tài sản là giấy tờ có giá như ngân phiếu, trái phiếu.. đây là những. loại giấy tờ có giá do Nhà nước qui định và có thể giao dịch được trong quan hệ dân sự. Theo qui định tại Điều 163 BLDS 2005, tài sản chia thành ba nhóm vật chất trong thế giới tự nhiên hoặc do con người tạo ra, tiền giấy tờ có giá và quyển tài sản. Những loại tài sản này thuộc về một chủ thể nhất định và sẽ được đưa vào giao lưu dân sự. Để xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ dân sự mà đối tượng là tài sản, Điều 174 BLDS 2005 quy định về bất động sản và động sản:. Bất động sản là các tài sản bao gồm:. b) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài san sắn liên với nhà ở, công trình xây dựng đó;. c) Các tài sản khác gắn liên với đất đai;. d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. Quyền tài sản có thể được phân chia thành các loại sau; quyền hưởng một lợi ích vật chất (quyền của tác giả, quyền thừa kế), quyền yêu cầu người khác thực hiện một nghĩa vụ (quyền yêu cầu trả nợ), quyền trên một động sản của người khác (quyền cầm cố) và quyền tài sản gắn liền với bất động sản (quyền địa dịch- quyền đối với bất động sản liền kề).
Ngoài ra, việc phân loại này là một trong những căn cứ để xem xét vật mới tạo thành do sáp nhập; “ Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá tri của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác.”(khoản 1, Điều 236- BLDS 2005). Việc phân loại này nhằm xác định phương thức chuyển giao vật: Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải chuyển giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình.
Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ngày 27/5/2003 quy định rằng nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ (do các bên vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ). Còn nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng sau đó các bên có thoả thuận thanh toán bằng Đồng Việt Nam hoặc trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên thoả thuận sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền định giá (để bảo đảm ổn định giá trị của hợp đồng) nhưng việc thanh toán là bằng Đồng Việt Nam, thì hợp đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu.
Còn một số vấn đề cần phải bàn thêm về bản chất của giấy tờ có giá và quyền tài sản, tuy nhiên theo Điều 322 Bộ luật dân sự, quyền tài sản được xác định gồm các quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo dam, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng; quyền sử dụng đất; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và các loại quyền tài sản khác. Giấy tờ có giá xác nhận quyền chủ nợ như trái phiếu, tín phiếu, các loại chứng chỉ tiền gửi, các loại hối phiếu nhận nợ và hối phiếu đòi nợ không thể hiện quyền sở hữu đối với một phần chủ thể phát hành ra chúng mà xác nhận quyền đòi một lại lượng tài sản nhất.
Nếu như trước đây có sự khác biệt giữa trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, phát hành theo Nghị định 120/CP ngày 17.9.1994 (đây là loại trái phiếu luôn có bảo lãnh thanh toán theo qui định của văn bản này) và trái phiếu công ty phát hành theo Luật Doanh nghiệp 1999 và pháp luật về chứng khoán (loại trái phiếu có thể được bảo lãnh thanh toán hoặc không có bảo lãnh thanh toán, tuỳ thuộc vào quyết định của tổ chức phát hành). Rất nhiều trường hợp, hành vi chuyển giao giấy tờ có giá được thực hiện qua các khâu trung gian, điển hình là hoạt động mua bán chứng khoán qua thị trường tập trung (hoạt động thanh toán chứng khoán trên thị trường tập trung. tất cả các quốc gia trên thế giới đều không áp dụng thời điểm thanh toán T + 0; Việt Nam hiện đang thực hiện chế độ thanh toán T + 3).
Tác giả có các quyền nhân thân là quyền đặt tên tác phẩm (theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng hoặc vô đề), quyền đứng tên tác giả (tên thật, bút danh), quyền thay đổi nội dung tác phẩm, quyền công bố hoặc không công bố tác phẩm, quyền khởi kiện dân sự khi tác phẩm bị xâm phạm. Những quyền nhân thân của tác giả là tiền đề của quyền tài sản. Trong trường hợp tác phẩm, công trình của tác giả được công bố, tác giả được hưởng các quyền tài sản do có việc công bố tác phẩm đó, gồm tiền thù lao, tiền nhuận bút theo qui định của pháp luật hoặc theo thoả thuận và tiền thưởng.. Tác giả có quyền chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho người khác theo một giao dịch có đền bù, quyền tài sản của tác giả được xác lập từ giao dịch đó. - Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp do tác giả sáng tạo và được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: ¡, khi các đối tượng đó được áp dụng vào sản xuất kinh doanh, tác giả được trả thù lao trên cơ sở hợp đồng hoặc theo qui định của pháp luật. Quyển nhân thân gắn với quyền tài sản còn được thể hiện trong các quan hệ về quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. - Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, trình tự chuyển dịch tài sản của một người đã chết cho những người khác còn sống theo điều kiện, trình tự hàng thừa kế, được xác định trên cơ sở diện thừa kế theo pháp luật. Các mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản và người thừa kế là dựa trên các quan hệ nhân thân giữa những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau theo pháp luật. Quyền thừa kế theo pháp luật của cá nhân được xác định dựa trên quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản khi còn sống và những người thừa kế theo hàng. Nhằm bảo vệ quyền tài sản của những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, Điều 669 Bộ luật dân sự đã qui định những người là bố, mẹ, vợ, chồng, các con dưới mười tám tuổi của người để lại di sản và các con của người để lại di sản tuy đã trưởng thành nhưng không có khả năng lao động, thì người để lại di sản có thể truất quyền thừa kế của họ hoặc chỉ để cho họ hưởng một phần di sản thấp hơn 2/3 của một suất thừa kế được chia theo pháp luật, thì mỗi người trong số họ vẫn được hưởng một phần di sản thừa kế tối thiểu bằng 2/3 của suất thừa kế được chia theo. Như vậy, quyền thừa kế của những người nói trên được bảo đảm thực hiện là căn cứ vào họ có quan hệ nhân thân với người để lại di sản. Trong quan hệ thừa kế thế vị, quyền thừa kế là quyền tài sản của các cháu hoặc của các chắt được bảo đảm thực hiện trong trường hợp con hoặc cháu của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với người để lại đi sản, thì cháu hoặc chắt được nhận phần di sản thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc của các cụ nội, cụ ngoại phần mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt được hưởng nếu còn sống. Quyền thừa kế theo pháp luật là quyền tài sản được xác định dựa trên quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản khi còn sống với những người có quyền hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Quyền được thừa kế theo di chúc của cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cũng là quyền tài sản của người thừa kế, nhưng quan hệ nhân thân trong việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc, không có tính quyết định đến quyền tài sản của người được thừa kế theo di chúc. b) Quyền tài sản sắn với quyên nhân thân. Quyền tài sản gắn với quyền nhân thân, thường phát sinh trong trường hợp một người bị gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư, người có quyền được cấp dưỡng, thì quyền hưởng bồi thường thiệt hại, quyền được cấp dưỡng (quyền tài sản) chỉ thuộc về họ, không thể là người khác. Quyền tài sản của một người phát sinh trong trường hợp người đó bị gây thiệt hại, những thiệt hại đó là những thiệt hại về quyền nhân thân của cá nhân, người có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những người có quyền nhân thân bị gây thiệt hại. Quyền tài sản gắn liền với quyển nhân thân của chủ thể, không được chuyển giao. Quyền tài sản gắn liền với quyền nhân thân của chủ thể, trong trường hop một người bị gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín có. quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật gây thiệt về các quyền nhân thân của họ, phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Quyền được cấp dưỡng là quyền tài sản liên quan đến quyền nhân thân của chủ thể, được pháp luật qui định và quyên đó cũng không thể chuyển giao cho người khác. Người được cấp dưỡng là người có quyền tài sản, có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho mình. c) Quyền tài sadn không gắn với quyền nhân thân.
Theo cách hiểu đó, quyển sử dụng đất trước hết là một quyền năng quan trọng trong ba quyền năng cơ bản thuộc tập hợp các quyền của chủ sở hữu đất đai, mà ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu ( xem, khoản 1, điều 5 Luật đất dai năm 2003). Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, mà theo điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2005 “ la guyén tri giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dich dân su). + Luật đất đai năm 2003 không quy định về thừa kế quyền sử dụng đất đối với các loại đất khác nhau, tức là đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm như trước đây, dẫn tới sự phân biệt không cần thiết trong điều kiện về thừa kế quyền sử dụng các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp ( xem thêm các điều từ 740 đến 743 BLDS năm 1995, nay trong thiết kế tại điều 734 BLDS 2005 không còn những quy định như vậy).
Ví dụ như quyền yêu cầu bồi thường thiệt hai do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật về tai san đã đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện luật định như: có thiệt hại xảy ra (thiệt hại phải cụ thể, thực tế tính toán được bằng tiên: có thể là những thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp đối với tài sản hữu hình, cũng như đối với tài sản vô hình như hành vi sử dụng bất hợp pháp nhãn mác nổi tiếng của một cơ sở sản xuất kinh doanh khác), có hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; quyền yêu cầu trả lại tài sản bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp khi tài sản thuộc sở hữu của họ rời khỏi chủ sở hữu ngoài ý chí của họ và tài sản đang nằm trong tay của người chiếm hữu không dựa trên căn cứ luật định, tài sản đó chưa bị người khác xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu; quyền yêu cầu được thanh toán trong thực hiện công việc của người khác không có uỷ quyền khi người thực. Hoặc quyền yêu cầu nhận di sản thừa kế cũng có thể không mang lại cho người nắm giữ quyền bất kỳ một lợi ích vật chất nào nếu kể từ thời điểm di chúc có hiệu lực (thời điểm người để lại di sản thừa kế chết) đến thời điểm phân chia di sản thừa kế (thời điểm này cũng được xác định thông qua di chúc hoặc được xác định dựa trên sự thoả thuận của những người thừa kế) mà di sản thừa kế bị tiêu huỷ hay bị giảm sút giá trị do rủi ro (như di sản thừa kế là tài sản hữu hình bị tiêu huỷ do động đất, thiên tai, lũ lụt, chiến tranh(]) hoặc di sản thừa kế không còn do hành vi biển thủ, tau tán tài sản của người nắm giữ quyền quan lý di sản thùa kế.
Sự sáng tạo ở đây được hiểu là sự sáng tạo về nội dung của tác phẩm hoặc sự sáng tạo về hình thức biểu hiện (một truyện ngắn được chuyển thể sang một loại hình tác phẩm khác — tác phẩm sân khấu hoặc điện anh..; một bài thơ được phổ nhạc để trở thành tác phẩm âm nhạc v.v..). - Đối tượng của quyền tác giả phải là đối tượng được Nhà nước bảo hộ. Về nguyên tắc, khi một người sáng tạo ra tác phẩm thì họ được coi là tác giả của tác phẩm đó, cho dù tác phẩm đó được Nhà nước bảo hộ hay không được Nhà nước bảo hộ. Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 1995 có qui định về các tác phẩm không được Nhà nước bảo hộŠ. Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ không qui định về các tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ. Nguyên tac chung của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ khi qui định về việc bảo hộ tác phẩm không giới hạn cho tác phẩm được bảo hộ, theo đó thì tác phẩm được bảo hộ là bất cứ tác phẩm nào là kết quả của hoạt động sáng. Theo qui định này thì Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có nội dung sau đây:. a) Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;. b) Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước;. truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;. c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác do pháp luật quy định;. đ) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Bên cạnh qui định này thì Nhà nước LiCéng nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hitu trí tuệ trái với dao đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.Lì (Điều 8, Luật Sở hữu trí tuệ). âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình mà không có qui định cụ thể về đối tượng của “quyền liên quan”. Theo qui định tại Điều 17, Luật Sở hữu trí tuệ thì các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm:. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:. a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc. nuoc ngoài;. b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;. c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;. d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;. d) Cuộc biểu diễn duoc bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xa hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hop sau đây:. a) Bản ghi âm, ghỉ hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;. b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được ma hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:. a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được ma hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;. b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình duoc ma hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều óc quốc tế mà Cộng hoà xa hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chi được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả. Về đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ qui định phạm vi đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, kiểu. dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và chỉ dẫn địa lý. Đối tượng của giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng mới và vật liệu nhân giống. Thứ hai, Pháp luật sở hữu trí tuệ đưa ra những điều kiện bảo hộ đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Nhìn chung, những điều kiện này không có ở đối tượng của quyền sở hữu tài sản thông thường. Theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ thì đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ luôn luôn phải có tính “sáng tạo”, tính mới.. - tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng. Nếu không có tính sáng tạo, tính mới thì đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ. Vậy hiểu thế nào là tính sáng tạo, tính mới của đối tượng quyền sở hữu trí. * Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học phải là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Sự sáng tạo của con người là vô cùng, không giới hạn. Nhờ hoạt động sáng tạo mà các chủ thể luôn đem lại cho nhân loại những tác phẩm hay, những công trình khoa học có giá trị khi đem ứng dụng vào thực tế. Tính sáng tạo của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có thể được thể hiện ở sự sáng tạo về mặt nội dung hoặc sự sáng tạo về hình thức thể hiện. * Một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được qui định phải có tính mới và tính sáng tạo. Chang hạn, đối với sáng chế - tiêu chuẩn bao hộ buộc phải có tính mới và tính sáng tạo. Luật Sở hữu trí tuệ có qui định cụ thể như thế nào là tính mới của sáng chế, theo đó thì: ' Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp don đăng ky sáng chế hoặc trước ngày uu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.' )(Điều 60, Luật Sở hữu trí tuệ) hoặc: “Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngoài là phương tiện, công cụ giải trí, lưu giữ các giá tri văn hoá truyền thống của dân tộc còn sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu cho hoạt động tuyên truyền, cổ động, phục vụ cho lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị trong xã hội. Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức của đất nước, Nhà nước ta luôn có phương hướng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ mới, công nghệ hiện đại, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển đất nước.
Theo Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chi thị số 31/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng giả gồm có: Hàng giả về nội dung (giả về chất lượng hoặc công dụng) thường là những hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm đã được quy định; Hàng giả về hình thức là hàng giả về nhãn hiệu hàng. BLDS và Luật sở hữu trí tuệ được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là: Pháp điển hoá, kế thừa có chọn lọc, bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định mới về sở hữu trí tuệ trong BLDS năm 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ và giữa các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ của các ngành luật khác; đảm bảo sự tương thích giữa các quy định sở hữu trí tuệ của Việt nam và các công ước quốc tế mà chúng ta đã và sẽ là thành viên, các Hiệp định song phương, đa phương khác chúng ta đã ký kết; đảm bảo các quy định về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện của Việt nam.