Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Nam Sơn

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài trên đi sâu vào phân tích các đối tượng thuộc về nhóm hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của công ty Nam Sơn và các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong các năm gần đây. Phạm vi nội dung: nội dung của đề tài nhằm phân tích các số liệu phản ánh một phần kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nam Sơn và chú trọng vào lĩnh vực xuất khẩu từ năm 2021 đến năm 2023.

Kết cấu của đề tài

Phạm vi không gian: các số liệu, dẫn chứng được cung cấp bởi các bộ phận, của công ty Nam Sơn, đó là bộ phận kinh doanh, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận nhân sự và bộ phận kế toán.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

    Gia công quốc tế có thể được quan niệm theo nhiều cách khác nhau nhưng theo cách hiểu chung nhất thì đó là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành dạng hoàn chỉnh hơn rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Việc lựa chọn sản phẩm đem ra xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng vì trước khi xuất khẩu một mặt hàng nào đó các doanh nghiệp hoặc nhà nước đòi hỏi phải xem xét kỹ thị trường tiêu thụ, sản phẩm đó đang cần ở thị trường nào và khả năng cung ứng ra sao, liệu có thể đem lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho quốc gia hay không khi sản phẩm đó đem ra xuất khẩu.

    THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH MỸ

    Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 1. Tình hình sản xuất

    So với một số mặt hàng khác như may mặc, giày da do nguyên liệu đều phải NK từ nước ngoài GTGT của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nhưng đối với nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, ngành TCMN mang lại hiệu quả thực thu ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu (GTXK), còn lại cũng đạt trên 80% giá trị KNXK, đồng thời xuất khẩu hàng TCMN đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, lực lượng lao động, có tay nghề và khả năng tiếp thu công nghệ mới khá nhanh chóng, mức lương của lao động Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực đó cũng là một ưu thế cho phát triển sản xuất hàng TCMN một cách đa dạng và nâng cao sức cạnh tranh.

    Công ty TNHH Mỹ nghệ Nam Sơn

    - Không những thế, khi mở rộng quy mô hoạt động của mình, Nam Sơn nhận ra rằng, những hộ gia đình hay cá nhân sản xuất nhỏ lẻ rất khó tìm được đầu ra cho sản phẩm do họ thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm bán buôn, vì vậy Nam Sơn đã giúp người họ giới thiệu và bán sản phẩm của mình vào thị trường nội địa và xuất khẩu. Trước đây, khi muốn xuất khẩu một lô hàng, các doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh XNK và xin giấy phép xuất khẩu từng chuyến, để giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Thủ Tướng Chính Phủ ban hành nghị định 57/NĐ-CP, theo đó tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu ra nước ngoài phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh của mình, không cần xin giấy phép kinh doanh XNK tại bộ thương mại. Đây là thị trường đầu tiên khi Nam Sơn bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, thế nhưng do đặc tính của ngành hàng TCMN và nhận thấy đây là thị trường nhỏ lẻ, khả năng tiêu thụ sản phẩm không cao nên bắt đầu từ năm 2022, khi đã có một số khách hàng quốc tế Nam Sơn đã ngừng việc kinh doanh của mình ở thị trường này và hiện nay chỉ còn duy.

    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

    Hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Nam Sơn trong thời gian vừa qua

    Theo đó, ngoài việc tự mình sản xuất một số ít các sản phẩm, công ty chủ yếu gom hàng từ các cơ sở, các nhóm sản xuất địa phương, tập hợp lại tại kho hàng để kiểm tra mẫu mã, chất lượng… Sau đó, bằng các nghiệp vụ ngoại thương, tiến hành xuất khẩu hàng hóa cho các khách hàng quốc tế và thực hiện các giao dịch của mình thông qua ngân hàng đại diện, đồng thời cũng thông qua ngân hàng tiến hành thanh toán cho các nhóm sản xuất trong nước. Nhìn vào bảng kết quả giữa tình hình thực hiện so với kế hoạch đề ra trong hai năm, theo như kế hoạch đề ra của công ty là lợi nhuận tăng đều thế nhưng kết quả vẫn chưa thực sự vượt trội và ấn tượng, công ty đã gặt hái về những thành công tuy hình thành trong giai đoạn kinh tế suy thoái, đây là điều đáng mừng cho toàn thể nhân viên công ty. Tuy vậy, trong thời điểm khó khăn này Ban giám đốc công ty đã có nhiều quyết định đúng đắn như: nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng cường chiến dịch quảng bá, tiết kiệm những khoản chi phí bất hợp lý…những điều đó phần nào đã giảm bớt thiệt hại do cuộc khủng hoảng gây ra, kết quả có xu hướng giảm nhưng so với mặt bằng chung thì con số này là chấp nhận được, có thể nói đây là nỗ lực đáng ghi nhận của toàn thể cán bộ công ty.

    Sơ đồ 2.3: Sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty
    Sơ đồ 2.3: Sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty

    So sánh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Nam Sơn với toàn ngành

    Trong khi đó, tình hình XK của công ty Nam Sơn có một số nét tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt so với toàn ngành. Là một doanh nghiệp mới thành lập năm 2021, doanh thu của công ty vẫn đạt con số ấn tượng 5 tỷ VNĐ vào năm 2022 mặc dù thị trường có xu thế sụt giảm. Như vậy, có thể thấy công ty vẫn đang tăng trưởng tăng trưởng song song với toàn ngành TCMN của Việt Nam.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Nam Sơn

    Tuy vậy, đứng trước những thay đổi của khoa học, công ty cũng vận dụng sáng tạo máy móc vào việc sản xuất tại các CSSX địa phương, như máy nhuộm mây tre, máy cưa, máy bào các sản phẩm gỗ, máy phun keo…Sự hỗ trợ của máy móc đã tác động tích cực đến công ty trong thời gian qua khi mà sản lượng của các cơ sở sản xuất tăng cao, cung cấp đủ nhu cầu cho khách hàng, đem về DTXK ngày một cao hơn trước. Trung Quốc, Maylaysia, Philippines, Indonesia, Myanmar…trong đó Trung Quốc là đối thủ nặng cân nhất về giá cả cũng như khả năng tiếp nhận những đơn hàng số lượng lớn một cách khá tốt, đây là khía cạnh còn hạn chế đối với các doanh nghiệp TCMN của nước ta do tính chất tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung… Nhìn chung sản phẩm hàng TCMN của Việt Nam được các khách hàng quốc tế đánh giá cao ở độ tinh xảo, sự khéo léo và đặc biệt trong từng sản phẩm đều mang được nét riêng, phong vị của làng quê Việt Nam cộng vào đó là giá cả hợp lý hơn so với các đối thủ khác. - Về các hình thức xuất khẩu: Từ khi bắt đầu hoạt động XK của mình tới nay công ty Nam Sơn chỉ áp dụng duy nhất một hình thức XK đó là xuất khẩu trực tiếp, bên cạnh những ưu điểm của hình thức XK này như: trao đổi trực tiếp với đối tác nước ngoài, dễ dàng thâm nhập thị trường, chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng hóa, không phải thông qua một tổ chức trung gian nào, tiết kiệm được một khoản lớn chi phí… Nhưng điều này cũng gây lãng phí các nguồn lực và giảm đi phần nào doanh số của công ty, bởi hiện nay, một số công ty TCMN nước ngoài có xu hướng đặt hàng các công ty Việt Nam gia công sản phẩm cho họ nhằm tránh giá nhân công cao tại nước mình hay những công ty trong nước không tìm được nguồn cung sản phẩm.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH MỸ NGHỆ

    Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Mỹ nghệ Nam Sơn

    Trong thời gian tới, công ty nên xây dựng một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp có trình độ tay nghề, khả năng sáng tạo và thẫm mỹ cao nắm bắt được những thông tin mới nhất về xu hướng thị trường do phòng kinh doanh và tiếp thị cung cấp để kịp thời đưa ra những mẫu mã thiết kế mới nhất và hợp thời nhất. Về mặt lâu dài: công ty có thể kết hợp với các trường Đại học như đại học Ngoại thương, khoa Quản trị kinh doanh trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM, đại học Mỹ Thuật, đại học Kiến Trúc…nhằm đào tạo sinh viên có các kỹ năng cơ bản cho công việc trong tương lai và với mục đích là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của công ty. Tuy vậy, do những diễn biến của nền kinh tế trong và ngoài nước cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công ty nên áp dụng thêm hình thức liên kết với các doanh nghiệp thương mại nhằm tận dụng tối đa về mặt thời gian, các thủ tục xuất khẩu, cũng như việc tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua các nhà môi giới trong tình hình kinh tế khó khăn không tìm được khách hàng trực tiếp.

    Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

    Mặt hàng TCMN được sản xuất chủ yếu từ các nguyên liệu trong nước nhưng một vài năm trở lại đây do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, dẫn đến cháy rừng, lũ lụt ở nhiều nơi, diện tích đất nông, lâm nghiệp bị thu hẹp nhường chỗ cho các công ty, nhà máy đã khiến cho nguồn cung nguyên vật liệu bị giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy trong thời gian tới rất mong các cơ quan nhà nước điều chỉnh lại chính sách về tiền lương cũng như sự quan tâm, chính sách đãi ngộ mà người lao động được hưởng, giúp họ có thể ổn định cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển của công ty công ty nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Trên đây là một số ý kiến mang tính chủ quan của bản thân em, xuất phát từ thực tế môi trường hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty mỹ nghệ Nam Sơn, nhằm đóng góp một chút trong những nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty cũng như về những chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ.