MỤC LỤC
Trên cơ sở các kinh nghiệm phát triển, nhất là các trải nghiệm xử lý các tác động xấu từ thực tiễn khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu giai đoạn 2007 – 2011, nhiều nước trên thế giới, nhất là Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ, Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay Nhật Bản khi sử dụng ngân hàng trung ương như một công cụ hiệu quả để xử lý khủng hoảng, Lê Thị Thu Thuỷ (2013) cho rằng: Ngân hàng trung ương thực sự là nhõn tố cốt lừi trong dẫn dắt hệ thống cỏc định chế tài chớnh, hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế quốc gia trải qua các khó khăn của khủng hoảng. Thực tế cho thấy, nếu ngân hàng trung ương có đẩy đủ thẩm quyền một cách cụ thể, rừ ràng trong việc xõy dựng, triển khai thực hiện chớnh sỏch tiền tệ quốc gia thỡ khi đó, các biện pháp can thiệp, hỗ trợ cho tổ chức tín dụng yếu kém có thể thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán hay tình trạng phá sản từ đó giúp duy trì và bảo đảm được tính thanh khoản, nhất là việc thực hiện tốt chức năng cung ứng dịch vụ thanh toán cho toàn hệ thống tài chính cũng như của nền kinh tế sẽ phát huy hiệu quả và thực chất hơn.
Bên cạnh đó, sự độc lập của ngân hàng trung ương còn được thể hiện ở những quy định về trách nhiệm giải trình không chỉ của ngân hàng trung ương (như một thiết chế công độc lập và chịu trách nhiệm độc lập về các quyết định của mình) và người đứng đầu ngân hàng trung ương nói riêng nếu mục tiêu (đã đề ra hoặc tuyên bố) mà không đạt (Jakob de Haan, Sylvester C. Eijffnger, 2016) hay như các tuyên bố khởi nguồn cho các thay đổi trong sử dụng các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hay các quyết định để thực hiện chức năng ngân hàng “mẹ”, là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng yếu kém hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Mặc dù vậy, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Giang Thu (2007:83-84), tính độc lập của ngân hàng trung ương ở các nước là khác nhau tương ứng với một trong bốn mức độ:. i) Ngân hàng trung ương có trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ quốc gia và chế độ tỉ giá nếu chế độ tỉ giá không được thả nổi;. ii) Ngân hàng trung ương có trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỉ giá nhưng việc quyết định này dựa trên mục tiêu chủ yếu đã đã được xác định trước trong luật;. iii) Ngân hàng trung ương có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu chính sách tiền tệ do quốc hội hoặc chính phủ quyết định;. iv) Ngân hàng trung ương không có quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, chế độ tỉ giá, không có quyền lựa chọn các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Nội dung của quyền hành pháp bao gồm: khởi xướng, đề xuất chính sách và dự thảo luật để trình cơ quan lập pháp thảo luận, thông qua; ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể và văn bản dưới luật để các cơ quan hành chính thực thi các chính sách và luật do cơ quan lập pháp thông qua; chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện chính sách và pháp luật; thiết lập trật tự công cộng nhằm ổn định và phát triển quốc gia; phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc yêu cầu Tòa án xét xử theo thủ tục tố tụng. Hội đồng Thống đốc hoạt động theo quy chế độc lập, là cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội Mỹ (Phần 2B, Khoản a), có nhiệm vụ điều hòa tiền tệ, tín dụng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Mỹ với mục đích đảm bảo sự ổn định giá trị đồng tiền USD và sự tăng trưởng kinh tế, có thẩm quyền quy định mức chiết khấu, mức dự trữ tối thiểu, điều hòa chính sách thị trường mở, quyết định quy chế hoạt động của các ngân hàng dự trữ liên bang và các ngân hàng thành viên hệ thống dự trữ liên bang, giám sát hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung.
Exchange of Technology Economics and Finance of France, 2007:33). Để vận hành và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Chính phủ ban hành quy chế làm việc để cụ thể hoá chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ được thực hiện kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ còn ban hành các nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ. Với vị trí pháp lí là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng thuộc thẩm quyền quy định, cụ thể hoá của Chính phủ. Cụ thể là:. Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990: Đã có quy định về mô hình Ngân hàng Nhà nước, nhưng vị trí ngân hàng trung ương chưa được ghi nhận. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gọi tắt và Ngân hàng Nhà nước, là “cơ quan của Hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nước, nhằm ổn định giá trị đồng tiền; là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đặt dưới quyền điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên Hội đồng bộ trưởng. Giúp việc Thống đốc có một số Phó Thống đốc, trong đó có một Phó Thống đốc thứ nhất”. Việc quản trị Ngân hàng Nhà nước do Hội đồng quản trị đảm nhiệm. Hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước gồm Chủ tịch là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Phó Chủ tịch là Phó Thống đốc thứ nhất. Ngoài ra, Hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước còn có các uỷ viên là những người tinh thông về tiền tệ, bao gồm: i) 4 uỷ viên cấp thứ trưởng đại diện của Bộ tài chính, Bộ thương nghiệp, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư; ii) 4 uỷ viên được chọn trong số chuyên gia kinh tế, tiền tệ. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trần Thanh Hằng, Nguyễn Thanh Nhã, (2009) cho rằng, thực tế cho thấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống tài chính thời gian qua. Vì vậy, nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo tiền đề căn bản trong hiệu quả hoạt động và là nền tảng quan trọng bảo đảm trước hết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực sự là ngân hàng trung ương và sau đó là tiến tới một ngân hàng trung ương hiện đại. Thực trạng này đã khiến cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không thể hoàn thành được chức năng ngân hàng trung ương trong việc bảo vệ mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời ngân hàng trung ương dễ dàng trở thành công cụ kinh tế nằm trong tay Chính phủ để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn hoặc bù đắp cho những thiếu hụt ngân sách. Nói cách khác, mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ đã gây khó cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Những khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia - mục tiêu quan trọng nhất của chức năng ngân hàng trung ương có thể kể đến là:. Một là, pháp luật hiện hành cho phép Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được quy định chi tiết cơ cấu tổ chức và hướng dẫn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ có quyền ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, trừ cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng24. Hai là, khi hướng dẫn cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tốt hai chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ngoại hối và chức năng ngân hàng trung ương thì dường như Chính phủ tập trung nhiều vào chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ngoại hối, mà rất “khiêm tốn” quy định cụ thể hoá chức năng ngân hàng trung ương. Trong tổng số 36 nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện ở Điều 2 Nghị định của Chính phủ 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022, nội dung quy định cụ thể hoá về thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trung ương chỉ bao gồm các nội dung: “i) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại; ii) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; iii) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lí, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”25.
- Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có tên mới thì tập trung nghiên cứu cấu trúc lại cơ cấu tổ chức và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng trung ương độc lập (Dang Duc Ngoc, 2012:106) theo hướng, chuyển giao chức năng quản lí nhà nước đối với hoạt động ngân hàng sang cho Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ nên giữ lại chức năng của ngân hàng trung ương, mà trọng tâm là bảo đảm sự ổn định giá trị đồng tiền, giữ vai trò trung tâm của việc bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng (chức năng ngân hàng của các ngân hàng); bảo đảm an toàn cho hệ thống thanh toán quốc gia. Nói cách khác, tăng thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt động của Chính phủ, tăng tiếng nói và thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia theo hướng, mặc dù thuộc Chính phủ nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có tiếng nói quan trọng và quyết định để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, giới hạn những yếu tố bên ngoài can thiệp, để tránh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không bị mất đi sự độc lập khi quyết định các yếu tố liên quan đến tiền tệ.