MỤC LỤC
Hoạt động này phục vụ mục đích kép: thứ nhất, nó cung cấp cho các nhà quản lý và lập pháp ngân hàng những hiểu biết sâu sắc về phân bổ quyền lực trên thị trường và thứ hai, nó giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự công bằng và thúc đẩy sự tiến bộ bền vững của ngành ngân hàng. Khi một ngân hàng hoặc một cụm ngân hàng có ảnh hưởng thị trường quá mức do tập trung cao độ, họ có thể khai thác sự thống trị của mình để đảm bảo thị phần lớn hơn, hạn chế cạnh tranh và thiết lập các rào cản gia nhập mới cho các đối thủ tiềm năng. Việc đo lường mức độ tập trung thị trường trao quyền cho các chính phủ và cơ quan quản lý ngân hàng can thiệp và thực hiện các biện pháp thiết yếu nhằm duy trì sự công bằng và nuôi dưỡng môi trường cạnh tranh mạnh mẽ.
Trong lĩnh vực ngân hàng, chúng ta vẫn sử dụng một số phương pháp để đo lường sự tập trung thị trường đã được liệt kê ở nội dung phần 1.4 (Chương 1) như: CRk (Concentration Ratio); HHI (Herfindahl – Hirschman Index); HTI (Hall – Tideman Index); CCI (Comprehensive Industrial Concentration Index); U (U Index). Bằng cách xem xét mức độ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các ngân hàng, ví dụ như mức độ canh tranh trong lĩnh vực cho vay, gửi tiền hoặc dịch vụ tài chính khác, ta có thể đánh giá mức độ tập trung thị trường.
Theo lý thuyết này, cạnh tranh quá mức có thể dẫn đến các hệ quả không mong muốn như tăng cường rủi ro tài chính, sự không ổn định và khả năng đổ vỡ của các công ty và hệ thống tài chính (Stiglitz, 2000; Korinek & Simsek, 2016). Mặc dù giả thuyết về giá trị đặc quyền dự đoán rằng các hệ thống ngân hàng tập trung và kém cạnh tranh hơn sẽ ổn định hơn, nhưng quan điểm trái ngược lại là cấu trúc ngân hàng tập trung hơn mang lại tính dễ đổ vỡ hơn cho hệ thống ngân hàng. Những người ủng hộ quan điểm "cạnh tranh - ổn định" cho rằng (i) so với hệ thống ngân hàng phân tán, hệ thống ngân hàng tập trung thường có ít ngân hàng hơn và (ii) các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều hơn đến thất bại của ngân hàng khi chỉ có một số ít ngân hàng trên thị trường.
Những người ủng hộ quan điểm của lý thuyết cạnh tranh - ổn định cũng sẽ không đồng ý với đề xuất rằng một hệ thống ngân hàng tập trung với một vài ngân hàng được giám sát dễ dàng hơn hệ thống ngân hàng ít tập trung hơn với đặc trưng nhiều ngân hàng. Đo lường tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng về cơ bản cũng giống các lĩnh vực khác nên vẫn sử dụng các phương pháp được giới thiệu trong 1, tuy nhiên do đặc thù ngành ngân hàng nên chúng ta có thêm một số phương pháp khác như: chỉ số tập trung Gini, phân tích mạng lưới đối tác, chỉ số đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, phân tích sự thâm nhập thị trường….
7 SCP (Structure – Conduct – Performance) mô tả mối quan hệ giữa CTTT (phản ánh mức độ tập trung thị trường), hành vi của các chủ thể tham gia thị trường (hành vi đặt giá, nghiên cứu thị trường, chiến lược…) và hiệu quả trong hoạt động của các chủ thể, thể hiện qua quyền lực thị trường của các chủ thể đó với quan điểm rằng quyền lực thị trường càng tập trung vào một vài chủ thể thì càng phản ánh mức độ thiếu hiệu quả trong cấu trúc và hành vi của các chủ thể tham gia thị trường đó. Mitchener và các cộng sự (2013) xem xét các tác động của cấu trúc và quy định thị trường ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu về mức độ tập trung của thị trường ngân hàng và tốc độ tăng trưởng ở cấp ngành sản xuất đối với các bang của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1899–1929—thời kỳ mà lĩnh vực sản xuất đang mở rộng nhanh chóng và luật phân nhánh hạn chế được phân chia hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ về mặt địa lý. Bài viết họ nhằm mục đích nghiên cứu những tác động đối với tăng trưởng kinh tế của hiệu quả của các tổ chức ngân hàng, được đo lường thông qua Phân tích vỏ bọc dữ liệu (Data Envelopment Analysis), và cả mức độ tập trung của thị trường ngân hàng, được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản được nắm giữ bởi ba ngân hàng lớn nhất (C3) và Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI).
Khi nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn thông tin trên thị trường tài chính ngân hàng, Fischer và Karl-Hermann (2000) nhận thấy ở các thị trường tài chính có mức độ tập trung lớn, cạnh tranh thấp, thông tin thường được rò rỉ ra bên ngoài dần dần từ các nhà đầu tư nội gián, sau đó sẽ truyền dẫn ra thị trường, tiếp đến các phương tiện thông tin đại chúng chính thống, cuối cùng mới tới các nhà đầu tư công chúng. Bao gồm mối liên hệ giữa CTTT và tín dụng, cơ chế truyền dẫn thông tin, chính sách, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, M&A, hay mức độ cạnh tranh và sự ổn định thị trường…Đa số các nghiên cứu trước đây vẫn sử dụng thước đo truyền thống (Herfindahl-Hirschman Index - HHI) cho biến tập trung thị trường, các kết quả nghiên cứu đôi khi cũng cho ra kết quả đối lập nhau.
Cụ thể là sự chuyển đổi của một số NHTM cổ phần trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn, với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TMCP Tiên Phong…đã góp phần làm cho tổng tài sản các ngân hàng tăng vọt và hơn thế nữa, sự cạnh tranh của các ngân hàng càng cao. Nhìn chung, sự sụt giảm về mức độ tập trung thị trường có thể xuất phát từ sự thay đổi của CTTT ngân hàng Việt Nam sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2006 và sau giai đoạn tái cơ cấu theo đề án 254, khi việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra quyết liệt và có nhiều ngân hàng bị mua lại, sáp nhập thành công, giảm hẳn các ngân hàng nhỏ, yếu kém ra khỏi hệ thống. Ngoài ra, trong quá trình tái cơ cấu, hàng loạt các ngân hàng nhỏ, yếu kém bị loại bỏ khỏi hệ thống thông qua quá trình M&A cũng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các ngân hàng còn lại trong hệ thống, điều này tạo môi trường tài chính lành mạnh và tạo điều kiện cho các ngân hàng kinh doanh, cạnh tranh công bằng.
Nguồn: https://databank.worldbank.org/source/global-financial- development/Series/GFDD.OI.06 Khi so sánh mức độ tập trung nhóm 5 ngân hàng lớn nhất của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Châu Á (Bảng 4.9), có thể thấy rằng Việt Nam cũng có mức độ tập trung nhóm không cao. Nghiên cứu thực nghiệm về tập trung thị trường trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2022, sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc, đã cho thấy những phát hiện sau: Mặc dù có một số sự tập trung xảy ra do hoạt động M&A, nhưng nhìn chung, mức độ tập trung vẫn ở mức thấp.
Định hình và xây dựng mô hình cho các ngân hàng TMCP hiện nay theo phân khúc thị trường, quy mô vốn, tổng tài sản có, giới hạn tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh khoản, việc chấp hành chính sách và pháp luật về hoạt động ngân hàng làm tiêu chí… cho phân khúc hoạt động của từng nhóm ngân hàng. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những lo ngại về việc hợp nhất quy mô do hoạt động M&A trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có khả năng dẫn đến mức độ độc quyền hoặc độc quyền nhóm cao hơn, từ đó tác động tiêu cực đến bối cảnh cạnh tranh, cho đến nay vẫn chưa xảy ra. Mặc dù không đề cập cụ thể đến quy mô của những ngân hàng này, tuy nhiên, theo Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 của Chính phủ về việc quy định nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam thì điều kiện của tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam phải có tổng tài sản có tối thiểu tương đương 20 tỷ USD vào năm trước năm đăng ký mua cổ phần.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy đối với CTTT trong ngành ngân hàng tại Việt Nam là những chỉ số đo lường mức độ tập trung thị trường, trong nhiều trường hợp, không phản ánh hết mức độ ảnh hưởng lên thị trường của một nhóm các ngân hàng. Trong trường hợp này là mặc dù các chỉ số HHI và CR5 đo lường được trong nghiên cứu chỉ ra rằng, thị trường ngân hàng tại Việt Nam có tính cạnh tranh cao, mức độ tập trung vừa phải, tuy nhiên, nhóm 04 NHTM hàng đầu trong hệ thống là các NHTM Nhà nước và các ngân hàng chính sách, trong một số trường hợp, có thể tạo ra một lợi thế nào đó cho nhóm ngân hàng này.