Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với hoạt động nhập hàng hóa từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Sor Việt Nam

MỤC LỤC

ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

Một số khái niệm cơ bản

Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân , môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo giáo trình Kinh doanh quốc tế - ĐHTM, môi trường kinh doanh quốc tế là sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc môi trường quốc gia với môi trường nước ngoài; và giữa các yếu tố môi trường nước ngoài của hai quốc gia khi một công ty tại quốc gia này hoạt động kinh doanh với khách hàng ở quốc gia khác.

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh 1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Ở mỗi quốc gia, hệ thống pháp luật bao gồm những văn bản luật và những văn bản dưới luật, tạo nên một khung pháp lý cho phép hoặc hạn chế các mối quan hệ cụ thể giữa con người và các tổ chức, đưa ra các hình phạt cho những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhà kinh doanh quan tâm đến những yếu tố khác của môi trường kinh tế như tốc độ tăng trưởng theo thời gian, thu nhập bình quân đầu người, biến động của lãi suất, tỷ giá, cơ cấu kinh tế… Tùy thuộc nhà kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực gì, hình thức nào để quan tâm tới những chỉ tiêu cụ thể phù hợp với hình thức và mục đích kinh doanh của mình. Thứ ba, văn hỏa xác định hệ thống các niềm tin và các giá trị của các thành viên và và cách họ cảm nhận về ý nghĩa của cuộc sống Văn hóa được coi là thành phần quan trọng nhất trong nền văn minh của mỗi quốc gia vì nó thể hiện sự khác biệt giữa các xã hội thông qua ngôn ngữ, thói quen, tập quán.

Nguồn nhân lực có thể xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương và nó khác với các nguồn lực khác ở chỗ nguồn lực con người với hoạt động lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên, biến đổi giới tự nhiên và trong quá trình lao động ngày sinh các quan hệ lao động và quan hệ xã hội. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì sẽ đảm bảo các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra một cách liên tục và ổn định; đồng thời còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng đầu tư đổi mới công nghệ từ đó làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và ngược lại. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu, để việc kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả cao đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại thương cao, có năng lực trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và đàm phán với nhà cung ứng nước ngoài tiềm năng nhằm đạt được mức giá trao đổi tốt nhất.

Để đưa ra được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải nắm được tình hình chính trị chung trên thế giới, nghiên cứu kỹ về hệ thống chính trị của các quốc gia mà mình hợp tác, đồng thời có những dự về báo sự thay đổi của chính trị trong và ngoài nước ở từng giai đoạn. Trước những sự thay đổi về kinh tế, để đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra thuận lợi và thành cụng, cỏc doanh nghiệp phải theo dừi, phõn tớch, dự bỏo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN HOẠT

    + Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá: Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong hoạt động thương mại với nước ngoài + Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Luật này quy định về hoạt động xuất. Ví dụ, Nghị định quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong hoạt động thương mại với nước ngoài cũng quy định về việc thương nhân Việt Nam phải đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hàng hoá thuộc hợp đồng đại lý mua - bán và hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, về ngoại giao, Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược ngoại giao sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc, nâng ngoại giao láng giềng lên thành ưu tiên số một, hình thành nền “ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc”, thiết lập quan hệ nước lớn kiểu mới, và tạo ra các tuyến đường để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư thương mại giữa các quốc gia.

    Trung Quốc cũng đã tăng cường quan hệ với các quốc gia, trong đó Việt Nam có thể thông qua gắn kết thương mại và đầu tư với các doanh nghiệp kinh doanh tại Trung Quốc nhằm mở rộng không chỉ giải quyết những tồn tại trong quan hệ giữa hai bên, nhất là với OBOR, nhằm kết nối từ Trung Quốc tới Châu Âu với việc tạo một tuyến đường nội địa đến Châu Âu, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư thương mại giữa hai châu lục. Trong giai đoạn 2021-2023, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xung đột quân sự Nga - Ukraine chưa có hồi kết, thậm chí ngày càng gia tăng, song kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển khả quan. Năm 2022, cùng với cả thế giới, kinh tế Việt Nam phải đối đầu với những biến động khó lường, như: xung đột quân sự Nga - Ukraine, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19, sự tăng vọt của giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào… Song, do Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, đặc biệt là thực hiện khẩu hiệu “vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép”, kinh tế đã có bước phục hồi tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; GDP tăng ở mức 8,02% so với năm 2021, cao nhất trong 10 năm qua; quy mô đạt 9.513 triệu tỷ đồng, tương đương 391,92 tỷ USD.

    Năm 2023, nhìn chung đã đạt được những mục tiêu lớn cơ bản; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 4,16%, thị trường tiền tệ và tỷ giá hối đoái cơ bản ổn định mặc dù thị trường tài chính, tiền tệ thế giới có nhiều biến động lớn; các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Tuy nhiên với những chiến lược đúng đắn và việc thích nghi hiệu quả với những biển động từ môi trường kinh doanh, kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH SOR Việt Nam tăng đều qua các năm và tổng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu từ đó cùng luôn tăng và lớn hơn tổng chi phí bỏ ra, lợi nhuận theo đó cùng luôn dương và có xu hướng tích cực.

    Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH SOR Việt Nam  Đơn vị: Người và %
    Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH SOR Việt Nam Đơn vị: Người và %

    SOR VIỆT NAM

      Với các doanh nghiệp kinh doanh thì vốn lưu động là nhân tố rất quan trọng của quá trình kinh doanh, vốn lưu động càng lớn thì cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp càng nhiều, nhưng bên cạnh việc tăng vốn lưu động công ty, công ty có thể tiến hành tìm những nhà cung ứng có giá thành thấp, thiết lập mối quan hệ tốt với các hãng cung cấp hàng hóa cho công ty, hoặc mua với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu thanh toán hoặc giảm giá. Cần nâng cao chất lượng sử dụng đồng vốn, sử dụng đồng vốn tiết kiệm, không nên sử dụng vốn vay làm đòn bẩy, hạn chế đầu tư mới, không đầu tư dàn trải mà đầu tư có trọng điểm, thời gian thu hồi vốn, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần nâng cao sản phẩm, cố gắng giảm giá bán mức thấp nhất có thể đề nâng cao cạnh tranh, bởi hiện nay chi phí cho các doanh nghiệp đặc biệt là chi phí cho khâu trung gian chiếm tỷ lệ rất cao làm giá sản phẩm bị đội lên.

      Lao động được tuyển dụng cần phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, trình độ, tay nghề, khả năng chuyên môn, nghiệp vụ phái phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc, số lượng lao động cần phải phù hợp với kế hoạch, mục tiêu kinh doanh của công ty, tránh tình trạng thừa lao động gây lãng phí, gây ra tình trạng không hiệu quả. Công ty cần nâng cao trình độ cho các lao động , bộ phận quản lý nhân sự để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cũng như quản lý vận hành cho khoa học tránh làm thất thoát, lãng phí nguồn lực của công ty. Đẩy mạnh tuyên truyền và ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện có hiệu quả, vận dụng các cơ hội mở rộng thị trường nhập khẩu để tìm kiếm được nhiều đối tác với mức chi phí tốt và hạn chế rủi ro khi quá tập trung vào một số đối tác cụ thể.