Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái và giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu, đã cơ bản khái quát được các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, đánh giá việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở phạm vi rộng, hẹp khác nhau, nội dung khác nhau hoặc gắn với địa phương cụ thể và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả pháp luật về bình đẳng giới. Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật bình đẳng giới, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận

Cơ sở nhận thức của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người, về vai trò của nhà nước và pháp luật trong xây dựng đất nước, các quan điểm về quyền con người thể hiện trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. - Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu, phương pháp khảo sát…được tác giả sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật bình đẳng giới Việt Nam hiện hành và thực trạng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Kết cấu của luận văn

Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về bình đẳng giới 1. Khái niệm pháp luật về bình đẳng giới

Sự bình đẳng giới được thể hiện ở nhiều phương diện, cụ thể như: Bình đẳng trong đối xử, bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về hưởng thụ, lợi ích, bình đẳng trong kiểm soát và ra quyết định…Như vậy, bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và nam giới, hay trẻ em trai và trẻ em gái tham gia trong tất cả các hoạt động là như nhau, cũng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau, mà bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội. Vì vậy, nếu trong một bối cảnh cụ thể do sự khác biệt về giới tính hoặc giới, gây bất lợi cho nam hoặc nữ, cản trở họ sử dụng quyền, nắm bắt cơ hội thì cần áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc biện pháp bảo vệ và hỗ trợ người yếu thế trong xã hội, ví dụ: trong luật bầu cử quy định nam và nữ bình đẳng trong bầu cử và ứng cử vào Quốc Hội và HĐND các cấp, nhưng trên thực tế từ trước đến nay, tỷ lệ nữ trong Quốc Hội, HĐND các cấp luôn thấp hơn nam, điều này dẫn đến việc những quy định nam và nữ bình đẳng trong bầu cử chưa có bình đẳng thực chất, vì vậy cần có.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

Nói cách khác, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được tiến hành theo những hình thức pháp lý nhất định, có mối liên hệ và quy định lẫn nhau trong một cơ chế phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn lịch sử, nhằm hiện thực hóa các yêu cầu, nội dung của quy phạm pháp luật về bình đẳng giới, bảo đảm cho bình đẳng giới được thiết lập và duy trì trong đời sống xã hội và gia đình. Cụ thể là, mọi công việc trong gia đình đều được các thành viên, trước hết là vợ chồng cùng nhau chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại; sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của vợ, chồng, các thành viên trong gia đình đối với các hoạt động hằng ngày, tạo điều kiện cho nhau trong học tập, nâng cao trình độ, công tác, trong quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè..Nội dung thực hiện pháp luật về bỡnh đẳng giới trong gia đỡnh được thể hiện cơ bản rừ trong cỏc quy định phỏp luật như Hiến pháp 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 1. Yếu tố chính trị

Về nguồn lực vật chất, đây là điều kiện quan trọng để thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; theo đó chủ trương, chính sách của Nhà nước tập trung các nguồn lực và có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, ngoài nước để đảm bảo và tăng cường thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong nước bao gồm: ngân sách nhà nước, các khoản đầu tư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các tổ chức nước ngoài về tài chính, công sức, trí tuệ, kỹ thuật,. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật bình đẳng giới đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm phát huy vai trò của hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là trong công tác phụ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Các yếu tố đặc thù của tỉnh Yên Bái có ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

Đối với tỉnh Yên Bái, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có những điểm đặc thù đòi hỏi cấp ủy, chính quyền phải giải quyết hài hòa trong quá trình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên các khía cạnh: xác định nội dung thực hiện sáng tạo, phù hợp; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp thực hiện; xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp; xác định cách thức, lộ trình thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới phù hợp…. Các cơ quan truyền thông như Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bình đẳng giới dưới nhiều hình thức như: cấp tỉnh viết và đưa trên 1.100 tin, bài, phóng sự, gần 10.000 tờ rơi, một số tác phẩm được lựa chọn để biên dịch sang tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Mông phát trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, duy trì chuyên mục “Đời sống và Pháp luật” trên Báo Yên Bái, “Nhà nước và Pháp luật” trên Đài Phát thanh và truyền hình; ở cấp huyện viết trên 3.500 tin, bài về bình đẳng giới phát trên sóng truyền thanh của huyện; thẩm định cấp 15 giấy phép không kinh doanh tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Ban VSTBPN tỉnh Yên Bái có các nhiệm vụ như: Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh về phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ, về công tác cán bộ nữ trong tỉnh; Giúp Chủ tịch UBND tỉnh về việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong tỉnh; Giúp Chủ tịch UBND tỉnh đôn đốc các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc phối hợp thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong tỉnh; Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Ủy ban quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam theo định kỳ sáu tháng, một năm hoặc theo yêu cầu về tình hình hoạt động của Ban VSTBPN của tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ do Chủ tịch UBND tỉnh giao. Quy định về vợ, chồng bình đẳng trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình đã được các ngành chức năng quan tâm triển khai trong hoạt động chuyên môn, đặc biệt là trong thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”; hướng dẫn xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước làng xã để đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình.

Đánh giá chung về thực trạng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Trong lĩnh vực kinh tế, lao động: Thu nhập bình quân của lao động nữ vẫn còn thấp hơn so với lao động nam, chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia hoạt động kinh tế, tham gia hoạt động quản lý, lãnh đạo ở các cấp trong hoạt động kinh tế còn khá cao, tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo, nhất là ở khu vực nông thôn còn mức quá thấp, việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ở khu vực nông thôn còn thấp, phụ nữ nông thôn ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, vùng nông thôn và khu vực miền núi, dân tộc ít người sự mất bình đẳng giới về lao động còn khá phổ biến, điều kiện lao động, thu nhập và an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) đối với lao động nữ làm việc trong khu vực phi chính thức còn nhiều hạn chế. Thứ hai, năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu: trước hết là năng lực của các tổ chức, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về bình đẳng giới chưa đủ mạnh và thiếu hệ thống, đặc biệt là trong các lĩnh vực thu thập thông tin, phân tích giới, báo cáo và giám sát công tác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; do những lý do khác nhau nhiều cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trên địa bàn tỉnh không bố trí được cán bộ chuyên trách mà chỉ bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới; các chỉ số cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới thường chỉ tập chung vào đo lường hiện trạng bất bình đẳng giới như: tỷ lệ phụ nữ trong cấp ủy, HĐND các cấp…mà thiếu chỉ số giám sát và đánh giá quá trình vận động, thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới để hướng tới đạt được bình đẳng giới thực chất và bền vững trong mọi hoạt động đời sống xã hội.

Quan điểm đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

Trong nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chớnh trị, nờu rừ mục tiờu, quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ, xây dựng phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng; phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; cú việc làm được cải thiện rừ rệt về đời sống vật chất, văn húa, tinh thần;. Cùng với nội dung của pháp luật, cơ chế pháp lý cũng phải bảo đảm chuyển tải những nội dung trên bởi các quy định, thủ tục đơn giản, thuận tiện và thể hiện được nguyên tắc bình đẳng và dân chủ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng giới đồng thời phải sát và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, phản ánh đúng đắn nhu cầu điều chỉnh của xã hội, bảo đảm tính khách quan, toàn diện và bảo đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất để mọi chủ thể đều phải tuân thủ và chấp hành pháp luật không phân biệt giới, hoàn cảnh, địa vị xã hội.

Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Nội dung có trọng tâm, trọng điểm, chuyên sâu kết hợp với thực tiễn, theo hướng chắt lọc kiến thức theo đối tượng, thiếu kiến thức pháp luật ở lĩnh vực nào thì giáo dục pháp luật ở lĩnh vực đấy, tránh giáo dục tràn lan, kém hiệu quả, chú trọng giáo dục kiến thức về quyền con người, quyền công dân và chú trọng giáo dục kiến thức về quyền của phụ nữ trong pháp luật, bên cạnh đó quan tâm đến công tác giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước; giúp phụ nữ có trình độ năng lực làm chủ bản thân, gia đình và có điền kiện tham gia các hoạt động xã hội. Trên thực tế việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó phải kể đến nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trên đó là nguồn kinh phí dành riêng cho hoạt động này còn ít, còn có hiện tượng thất thoát, do vậy để khắc phục hạn chế này, tỉnh Yên Bái cần tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động bình đẳng giới và VSTBPN, có chính sách ưu tiên lập ngân sách giới, bởi lẽ việc lập ngân sách giới sẽ biết được nguồn kinh phí sử dụng vào việc gì, cho đối tượng nào, sẽ khắc phục giảm thiểu hiện tượng thất thoát ngân sách đối với hoạt động và giúp cho cán bộ tài chính thuận lợi trong việc rà soát, phân bổ ngân sách.