Giải pháp hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU

Khái quát về hoạt động của BIDV Đông Hà Nội

BIDV Đông Hà Nội có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các TCTD, các doanh nghiệp, dân cư, các Tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Trong năm 2010, với sự ổn định hơn của lãi suất thị trường, sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế sau gần 2 năm chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của dân cư đã tăng trở lại và tốc độ tăng trưởng tiền gửi của dân cư năm 2010 so với năm 2009 của BIDV Đông Hà Nội đạt 5.7%. Điều này cũng dễ dàng hiểu được vì nó cho thấy khó khăn chung của toàn hệ thống NH Việt Nam trong công tác HĐV trong năm 2010, khi mà gửi tiền vào NH được coi là một kênh đầu tư kém hiệu quả hơn, trong khi các kênh đầu tư như: kinh doanh vàng, kinh doanh chứng khoán..ngày càng lấy lại được vị thế.

Nguồn vốn này tập trung vào một số tổ chức kinh tế lớn như các công ty Bảo hiểm, các công ty mua bán nợ và các DNNN có nguồn tiền dồi dào như: Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty xây dựng và phát triển nhà Hà Nội (Handico). Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể chi nhánh, hoạt động TD của chi nhánh không những được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn vay của doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài địa bàn Hà Nội, vẫn đảm bảo hoạt động TD an toàn và lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh NH.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Đông Hà Nội
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Đông Hà Nội

Thực trạng công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội

Nhận thấy tầm quan trọng to lớn của hệ thống XHTD nội bộ nên BIDV đã đi đầu trong các NHTM Việt Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng Hệ thống XHTD nội bộ để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo phương pháp định tính được quy định tại Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Về phương pháp xếp hạng: BIDV đã sử dụng phương pháp kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng trên cơ sở so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của doanh nghiệp với tương ứng các chỉ tiêu đã được xây dựng cho 35 ngành nghề kinh tế có quy mô và hình thức sở hữu khác nhau, do đó mà phát huy được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của mỗi phương pháp định tính và phương pháp định lượng nếu sử dụng riêng lẻ. Về việc sử dụng kết quả xếp hạng trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD: kết quả XHTD DNVV được sử dụng rất hiệu quả trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đem lại sự chính xác trong việc xác định mức tổn thất TD cũng như việc dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro một cách hợp lý nhất.

Thông thường 14 chỉ tiêu tài chính được tính toán dựa trên BCTC của DNVV trong năm trước liền kề nhưng lại dùng để xác định kết quả xếp hạng cho DNVV trong suốt các kỳ đánh giá của năm nay vì thế có thể không phản ánh đúng những khó khăn của doanh nghiệp trong năm nay, do đó kết quả XHTD DNVV cũng sẽ chưa sát thực. Chưa có một số chỉ tiêu phi tài chính mang tính chất đặc trưng ngành như: Số năm hoạt động của nhà máy điện tính đến thời điểm hiện tại (áp dụng cho ngành sản xuất và phân phối điện), đánh giá về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm - Chỉ tiêu này áp dụng cho các ngành Chăn nuôi; Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản; Sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, công suất sử dụng phòng bình quân so với thiết kế trong 12 tháng vừa qua - Chỉ tiêu này áp dụng cho ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống. Năm là, theo hệ thống XHTD nội bộ hiện tại của BIDV Đông Hà Nội, các khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng theo hệ thống XHTD nội bộ hiện tại sẽ được thực hiện theo tuổi nợ hoặc đối với khách hàng có lịch sử trả nợ tốt hoặc các khách hàng mới vay lần đầu sẽ được phân loại vào nhóm 1.

Thiết nghĩ, nếu như thông tin về những DNVV là khách hàng của BIDV được tổng hợp trên nhiều góc độ, khía cạnh hơn nữa trong hệ thống Core-Banking thì quá trình thu thập thông tin của CBTD trên tất cả hệ thống BIDV nói chung và chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng sẽ diễn ra rất nhanh chóng mà lại hiệu quả, chính xác, đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Bảng 2.5 : Tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.5 : Tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình doanh nghiệp

CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI

    Tuy nhiên đó là những biện pháp mang tính lâu dài, còn ngay từ bây giờ, khi mà chưa đủ thiết bị công nghệ, nhân lực và chế độ công khai thông tin còn chưa được quản lý một cách bắt buộc và chặt chẽ, thì toàn hệ thống BIDV cần phải thực hiện tích lũy các thông tin về DNVV một cách khoa học và cập nhật đặc biệt là những thông tin về tình hình kinh doanh của DNVV, về năng lực kinh doanh và lịch sử TD của DNVV với NH. Trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá của BIDV hiện nay vẫn chưa có chỉ tiêu nào phản ánh dòng tiền thực của doanh nghiệp, vì vậy hai chỉ tiêu này sẽ giúp đánh giá chất lượng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thể hiện khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp đó, sự ổn định của dòng tiền của doanh nghiệp như thế nào và thông qua đó đánh giá khả năng trả nợ NH của doanh nghiệp một cách sát thực nhất. Vì vậy khóa luận xin đưa ra một số thay đổi trong phương pháp xếp hạng như sau: đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, cùng với việc thu thập các BCTC tích lũy trong nhiều năm và bao trùm các ngành kinh tế của các doanh nghiệp khác nhau, BIDV nên sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia và các mô hình kinh tế lượng để xem xét, dự doán xu hướng biến động của các chỉ số, từ đó xây dựng bảng điểm chuẩn đối với từng chỉ tiêu.

    Việc tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của NHNN phải được thực hiện bằng cách xây dựng và vận hành hệ thống giám sát NH hiện đại, hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng; kết hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; vận hành hệ thống giám sát từ xa nhằm giám sát được các rủi ro trọng yếu của từng TCTD cũng như của toàn bộ hệ thống NH. Vì vậy, với trách nhiệm to lớn đó, VACPA cần tăng cường hoàn chỉnh bộ máy, tăng thêm lực lượng chuyên trách, tổ chức các ban chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực làm việc và đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên để đảm bảo tổ chức thực hiện việc cập nhật các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiệu quả với chất lượng cao nhất đặc biệt là hệ thống các chuẩn mực đối với kiểm toán độc lập.  Hiệp hội cần không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện với các Hiệp hội ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm hỗ trợ cho các hội viên tăng cường công tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng, trình độ quản lý và kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện để các hội viên tìm đối tác, mở rộng hợp tác kinh doanh với thị trường tài chính - tiền tệ nước ngoài.

    Cần thường xuyên lấy ý kiến, giải đáp những thắc mắc phát sinh trong quá trình áp dụng hệ thống XHTD nội bộ của các chi nhánh để nhanh chóng nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ cũng như xây dựng phần mềm chuyên dụng dành cho công tác XHTD hiện đại, hiệu quả cao và ngày càng phù hợp với điều kiện thực tế và áp dụng thống nhất cho toàn bộ các chi nhánh.